Gaddafi từng bị mưu sát như thế nào?
Bất thành trong kế hoạch sát hại đại tá Muammar Gaddafi cách đây nhiều năm, ba người đàn ông đến từ Benghazi giờ đây thực sự vui mừng khi chứng kiến chính quyền sụp đổ và nhà lãnh đạo lâu năm phải trốn chạy.
Đại tá Muammar Gaddafi cuối cùng đã bị lật đổ sau 42 năm lãnh đạo Libya.
Abdullah Ahmed al-Shaari, 72 tuổi, Nasser Abdul Salam al-Tarshani, 46 tuổi, và Jamal Saed, 48 tuổi, nằm trong 44 người đàn ông ở Benghazi, thành phố miền đông Libya, bị bắt giữ năm 1981 và bị phạt tù 7 năm vì âm mưu giết Gaddafi tại lễ khai trương một siêu thị.
“Chúng tôi đã thất bại trong nỗ lực giết Gaddafi nhưng chúng tôi thật vui vì cuối cùng ông ta cũng phải ra đi”, Shaari, một người nói tiếng Anh thành thạo, bày tỏ. Hồi bị bắt, ông là một giám đốc cấp cao về dầu lửa.
Shaari và một số thành viên gia đình, trong đó có anh trai Fathi – trùm sỏ đứng sau âm mưu ám sát – đã bị bắt và bị tra tấn cùng với hàng chục người khác có liên quan.
Shaari cho biết, anh trai ông – một phi công trong quân đội Gaddafi – đã bị tuyên án tử hình nhưng “chúng tôi tin rằng anh ấy thực tế đã bị giết trong vụ thảm sát ở nhà tù Abu Salim” nhiều năm sau khi bị bắt.
“Sau khi anh ấy bị bắt, chúng tôi không bao giờ nhìn thấy anh ấy nữa”, ông kể.
Nhà tù Abu Salim ở Tripoli là nơi chính quyền của ông Gaddafi đã thực hiện một cuộc giết chóc đẫm máu vào năm 1996. Tháng trước, hài cốt của hơn 1.700 tù nhân chết trong vụ thảm sát đã được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở thủ đô.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế trong nhiều năm đã kêu gọi chế độ Gaddafi làm rõ về số phận các tù nhân bị giết trong nhà tù trong một cuộc bạo loạn.
Các cuộc biểu tình đầu tiên trong làn sóng nổi dậy chống Gaddafi đã nổ ra hồi tháng 2 ở Benghazi, nơi gia đình các tù nhân Abu Salim kêu gọi biểu tình sau vụ bắt giữ một luật sư của họ.
Video đang HOT
“Tôi đã bị tra tấn và đánh đập suốt 15 ngày”, Shaari nhớ lại khi bị bắt giữ vì âm mưu giết Gaddafi cách đây 30 năm. “Họ dùng dây điện và gậy đánh vào lưng và chân tôi. Tôi bị treo ngược lên trần nhà và bị đánh. Tôi đã định tự tử vì những đau đớn quá sức chịu đựng”.
“Họ đánh thức tôi bốn lần trong một đêm và bắt đầu đánh đập. Thỉnh thoảng, họ còn đẩy tôi xuống cầu thang nhà tù. Và tất cả những điều đó đã xảy ra dưới sự giám sát của Abdullah al-Senussi. Senussi là chiếc hộp đen của chế độ Gaddafi”, Shaari nói.
Senussi, cựu chỉ huy tình báo của chế độ Gaddafi, đã bị Tòa án Tội phạm quốc tế truy nã cùng với ông Gaddafi và con trai Saif al-Islam.
Saed, cũng nói được tiếng Anh, cho biết âm mưu giết Gaddafi được vạch ra tại nhà của Shaari. Tuy nhiên, kế hoạch của họ thất bại bởi vì Gaddafi liên tục thay đổi ngày khai trương siêu thị.
“Cuối cùng, ông ta cũng tới để khai trương siêu thị vào lúc 2h sáng ngày 3/4/1981. Chúng tôi không thể thực hiện kế hoạch, không phải bởi vì ông ta biết về kế hoạch đó mà vì cách ông ta hoạt động”, Saed, giờ là một giám đốc ngân hàng ở Benghazi, nhớ lại.
Ông cho biết, vào lúc khai trương siêu thị, một số thành viên trong nhóm mang theo súng ngắn và lựu đạn cố tiếp cận Gaddafi nhưng không thể.
“Phần lớn chúng tôi khi đó vẫn còn là thiếu niên. Tôi nghĩ, một trong số chúng tôi (trong nhóm 44 người) dường như đã tiết lộ kế hoạch với ai đó vài tháng sau và tình báo của Gaddafi biết được, sau đó tất cả chúng tôi bị bắt giữ”.
Saed cho biết, trong 4 năm cuối cùng của án tù 7 năm, họ bị giam ở Abu Salim và không được gặp người thân. “Chúng tôi là những vị khách đầu tiên của Abu Salim. Lúc đó nhà tù này vừa mới được xây”, Tarshani, người từng muốn trở thành phi công nhưng giờ đây lại lái xe taxi, cho biết.
Shaari kể rằng khi còn trong tù, cả nhóm ở cùng nhau và học nhiều ngoại ngữ khác nhau. “Tôi biết tiếng Anh nên tôi dạy cho họ tiếng Anh. Người khác biết tiếng Italia vì thế chúng tôi học tiếng Italia”.
Để chứng minh cho lớp học trong tù, bộ ba này giơ ra một số mảnh giấy hoặc tập vở cũ, những bìa bao thuốc lá hoặc hộp sữa, trên đó có viết những chữ và câu tiếng Anh.
Ba người đàn ông này giờ đây rất vui khi đại tá Gaddafi rút cục đã bị lật đổ. “Thật là một phép màu. Chúng tôi vẫn chưa thể tin điều đó, nhưng Libya giờ đã tự do”, Saed vui sướng thốt lên.
Theo VietNamNet
Đội bắn tỉa của Gaddafi lại phá vỡ cuộc tấn công của NTC
Lực lượng bắn tỉa trung thành với Đại tá Muammar Gaddafi hôm qua (5/10) lại một lần nữa chặn đứng cuộc tấn công của quân nổi dậy thuộc chính quyền mới ở Libya vào thành phố Sirte. Trong lúc này, ông Gaddafi đã lên tiếng cảnh báo lãnh đạo các nước đang phát triển công nhận chính quyền Libya mới có thể sẽ phải đối mặt với số phận tương tự như của ông.
Trong cuộc tấn công ngày hôm qua, lực lượng chống Gaddafi thuộc Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) đã tiến vào Sirte chỉ được 1km từ khách sạn sang trọng bên bờ biển Địa Trung Hải. Sau đó, họ đã bị cầm chân ở khu nhà riêng và biệt thự gần đó. Từ đây, các chiến binh NTC đã sử dụng súng máy và lựu đạn để tìm cách chiếm các đồn bốt của quân Gaddafi. Các cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra. Những tòa nhà bị bắn đầy vết đạn và các ban công bị sập trước hỏa lực mạnh từ những khẩu súng hạng nặng.
Nấp trong một đền thờ Hồi giáo và một tòa nhà từng là nơi hội họp được ưa thích của cựu Tổng thống Gaddafi, lực lượng bắn tỉa trung thành với nhà cựu lãnh đạo đã bắn đạn xối xả xuống phía dưới khiến cho quân của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) không thể tiến lên phía trước. Trước thực tế là quân Gaddafi vẫn đủ sức gây khó dễ cho lực lượng NTC, có vẻ như những dự báo được đưa ra trước đó về việc cuộc chiến ở Sirte sẽ sớm kết thúc là quá sớm và quá chủ quan.
NTC đang mong mỏi chiếm được Sirte hơn bao giờ hết. NTC mới đây vừa quyết định sẽ thành lập chính phủ mới ngay sau khi giành được Sirte thay vì chiếm được toàn bộ lãnh thổ Libya như tuyên bố ban đầu. Theo NTC, Bani Walid có thể sẽ được liệt vào thành phố nổi loạn.
Sở dĩ NTC kiên quyết phải giành lại được Sirte trước khi tuyên bố giải phóng đất nước và thành lập chính phủ mới là do đây là thành phố có ý nghĩa quan trọng về mặt biểu tượng. Sirte được coi như là thủ đô thứ hai ở Libya. Dưới thời chính quyền của Tổng thống Gaddafi, Quốc hội Libya thường xuyên hội họp ở Sirte và đây cũng là nơi rất hay diễn ra các hội nghị quốc tế.
Giới chỉ huy quân sự của NTC mới đây dự đoán, họ sẽ giành được quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Sirte vào cuối tuần này. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng bởi quân của ông Gaddafi đã, đang và sẽ tiếp tục kháng cự mạnh mẽ.
Theo NTC, các đơn vị quân đội của họ bên ngoài thành phố Sirte sẽ thực hiện một cuộc tổng tiến công đồng loạt vào đây trong ngày hôm nay (6/10). Theo các chỉ huy quân sự, NTC sẽ đưa xe tăng vào Sirte để chuẩn bị cho cuộc tấn công từ hai mặt trận vào thành phố quê hương của ông Gaddafi.
Quân Gaddafi sẽ không đầu hàng
Trong những tuần qua, lực lượng NTC đã nhiều lần tấn công vào Sirte và Bani Walid - hai thành trì cuối cùng của ông Gaddafi, nhằm giành cho được hai thành phố này. Tuy nhiên, họ liên tục thất bại trước sự kháng cự và phản công quyết liệt của quân Gaddafi.
Sau khi thành trì chính Tripoli thất thủ hồi cuối tháng 8 và hầu hết lãnh thổ Libya rơi vào tay lực lượng NTC, quân Gaddafi đã bị dồn về Sirte vàBani Walid. Không còn nơi khác nào để đi, quân Gaddafi đã dựng lên mộthàng rào phòng thủ vững chắc ở hai thành phố nói trên và họ đã phản công quyết liệt mọi cuộc tiến quân của NTC.
"Rất nhiều người trong số họ là các cựu chiến binh, những người trung thành tuyệt đối với ông Gaddafi", ông Matthew Van Dyke, một người Mỹ đang chiến đấu cùng với lực lượng NTC, cho biết.
"Họ sẽ không đầu hàng", ông Van Dyke đã nhận định như vậy về đội quân trung thành của ông Gaddafi. Ông Dyke đã đến Libya cách đây 7 tháng để thăm bạn bè và đã bị quân của ông Gaddafi bắt giữ. Sau khi được phóng thích, ông này đã tham gia cuộc chiến với phe nổi dậy.
Theo ông Dyke, "chúng tôi đã bị thương vong rất nhiều vì lực lượng bắn tỉa của ông Gaddafi".
Với việc NTC đang phải tập trung giành Sirte, đất nước Libya được đặt trong tình trạng bế tắc về chính trị. Nước này chỉ có một chính phủ tạm thời trong khi các phe phái ở thủ đô Tripoli đang tranh giành quyền lực với nhau.
Một phát ngôn viên NTC tiết lộ, Chủ tịch NTC - ông Mustafa Abdel Jalil sẽ đến Tripoli vào ngày mai (7/10) để xử lý "tình hình nhạy cảm" ở thủ đô.
Theo VNMEdia
Ông Gaddafi từng muốn quyền lực như nữ hoàng Anh Theo Guardian (Anh), ông Gaddafi từng gửi thông điệp đến chính quyền Anh, bày tỏ muốn trở thành người có vương quyền, trong đó nắm quyền lực trong hành pháp, tư pháp và lập pháp, như Nữ hoàng Elizabeth II. Thông điệp bí mật giữa ông Gaddafi và chính phủ Anh đã được báo giới tiết lộ. Ảnh: Press TV. Theo Guardian, sau...