Gác lại niềm đau riêng, thầy giáo mầm non bám trường gieo chữ ở Xà Phìn
Vợ mất, thầy Nguyên để 3 thơ còn nhỏ dại ở nhà nhờ người thân chăm sóc để bám trường, bám lớp gieo chữ nơi triền núi phía chân trời Tây Bắc…
Tây Bắc những ngày này, hoa đào dần tàn nhường lại núi rừng cho sắc trắng của hoa lê, điểm trường Xà Phìn (xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) rộn ràng trở lại những tiếng ê a của học trò.
Từ điểm điểm Trung tâm của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử đến điểm trường Xà Phìn chưa đầy 20km nhưng thầy giáo Nguyễn Văn Tình, Hiệu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú Pa Vệ Sử và cũng là người đồng hành với chúng tôi áng chừng phải mất gần 30 phút đi xe máy.
Đấy là những người có tay tài tốt, và cũng chỉ một người một xe chứ đèo nhau thì khó bề vượt qua những con dốc đến 45 độ với nhiều đá 4×6 dải cấp phối.
Dù đã giải thích qua về độ khó của con đường lên đến Xà Phìn nhưng chúng tôi cũng phải vã mồ hôi mới có thể theo kịp thầy Tình. Trên đường đến với điểm trường, không dưới 2 lần xe chúng tôi bị trượt lùi lại giữa dốc.
Giữa mỏm đồi của Xà Phìn, căn nhà xây duy nhất của bản là trường Mầm non, còn bên cạnh, căn phòng gỗ ọp ẹp, nhờ nhờ ánh điện là phòng của học sinh Tiểu học.
Thầy Đao Văn Nguyên cùng học trò trên điểm Xà Phìn. Ảnh: LC
Giáo viên phụ trách mầm non là thầy giáo Đao Văn Nguyên (sinh năm 1988, quê xã Bum Nưa, huyện Mường Tè).
Giữa không gian ấy, tiếng thầy giáo dạy học sinh trong lớp vọng ra: – Hôm nay, các con học bài “Em yêu cô chú công nhân”.
Thầy mong muốn các con sau này sẽ trở thành những người thợ giỏi để xây nhà, làm đường bê tông cho thôn mình nhé! Những đứa trẻ đồng thanh hô “Vâng ạ!” và lời của bài hát lại được cất lên giữa đại ngàn.
Chỉ mươi phút sau, khi tan học, không gian của Xà Phìn lại trở về với sự tĩnh mịch vốn có.
Tiếp chuyện với chúng tôi bằng chiếc bàn tạm của học sinh, trong câu chuyện, chúng tôi bất ngờ với hoàn cảnh của thầy giáo Nguyên.
Khi hỏi về gia đình, thầy Nguyên gói gọn : “Mình mồ côi vợ, có 3 con nhỏ, 2 cháu sinh đôi”.
Rồi thầy Nguyên kể về cơ duyên đến với nghề giáo mầm non, phần vì mến trẻ, phần vì cơ hội về nghề nghiệp và khi đã chọn rồi yêu nghề này lúc nào không hay.
Thầy giáo Đao Văn Nguyên vào nghề giáo mầm non cũng được cả chục năm, chục năm ấy, thầy Nguyên cũng đi khắp những bản làng khó khăn của Mường Tè.
Cũng chính từ nghề giáo mầm non, thầy Nguyên cũng đã nên duyên chồng vợ với một cô giáo cũng là đồng nghiệp.
Ở Mường Tè, có không ít những cặp thầy giáo mầm non và cô giáo mầm non cùng nên duyên vợ chồng. Đó là những cặp vợ chồng giáo viên mầm non đều xung phong đi những bản xa để gieo lời ca, tiếng hát, con chữ cho học trò vùng cao.
Nếu không có biến cố, có lẽ thầy giáo Đao Văn Nguyên và vợ mình cũng mãi là một cặp như thế.
“Ông bố” mầm non với những đứa trẻ đang múa hát, học các bài học đầu đời của lũ trẻ. Ảnh: LC
Thế nhưng, vì biến cố khi sinh nở, thầy giáo Đao Văn Nguyên đã vĩnh viễn mất đi người vợ yêu quý của mình, để lại cho thầy 3 đứa con thơ bơ vơ mất mẹ.
Trước biến cố ấy, thầy Đao Văn Nguyên đã suýt bỏ nghề, tuy vậy, thầy Nguyên bảo, cũng may nhờ sự đùm bọc của họ hàng và cũng vì yêu nghề, mến trẻ nên thầy tiếp tục quay lại núi chăm sóc học trò.
Là thầy giáo mầm non, vất vả cũng có nhưng thuận lợi cũng nhiều nên nhìn thầy giáo với chục đứa trẻ trong lớp học, thầy giáo Nguyên như một ông bố nhiều con.
Video đang HOT
“Mình coi học trò của mình như con ở nhà thôi. Bố mẹ cũng đi nương cả ngày, không có ai chơi, không đến lớp thì cũng ra sườn đồi nhặt đá hay trượt xe gỗ thôi.
Những năm gần đây, nhà nước cho chế độ khi đi học, học trò đến lớp cũng đông hơn, giáo viên cũng đỡ vất vả đi vận động học sinh”, thầy Nguyên nói tâm sự.
Khi được hỏi học trò có bỡ ngỡ khi gặp giáo viên mầm non là nam, khi phải đi luân chuyển các điểm bản, giáo viên nam như thầy Nguyên có mất thời gian để làm quen với học trò không?
Với kinh nghiệm cả chục năm đứng lớp mầm non, thầy Nguyên cho biết không mất nhiều thời gian để làm quen với học sinh khi phải luân chuyển đến các điểm trường.
Phần vì giáo viên mầm non là nam ở Pa Vệ Sử nói riêng và ở Mường Tè nói chung cũng không phải là hiếm nên không có gì bỡ ngỡ lắm.
Các công việc như vệ sinh cho trẻ nhỏ, ốm đau, dỗ dành thầy Nguyên làm đều thành thạo và bằng cả tấm lòng của người cha với các con.
Nói về ba đứa con nhỏ ở nhà, thầy Nguyên trầm giọng, “con mình không chăm được phải đi chăm con người khác cũng buồn lắm chứ, các cháu cũng thiệt thòi khi mất mẹ, nhưng biết làm sao được.
Thời gian biểu đầy đủ của lớp học vùng cao. Ảnh: LC
Phần vì công việc, phần vì những đứa trẻ ở những vùng cao này cũng thiệt thòi nhiều hơn con mình nên cũng phải cố theo.
Thầy Nguyên bảo, cũng may các con cũng ngoan, cũng hiểu cho bố nên thầy cũng yên tâm lên núi công tác.
Một tuần về nhà một lần, cả ngày nghỉ, dành hết tình yêu của người cha cho các con. Biết các con còn thiệt thòi nhưng cũng chính vì thế thầy Nguyên bảo mình phải dạy thật tốt, làm thật tốt để cho các con được hạnh phúc mai sau.
“Để lo cái trước mắt đã, còn về sau sẽ tính tiếp. Cái nghề giáo viên mầm non này chẳng biết được bao lâu. Hơn chục năm nữa, như người ông rồi thì dạy các cháu cũng chẳng biết như thế nào”, thầy Nguyên chia sẻ.
“Còn ngày nào lên lớp thì mình cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thôi, học trò tốt lên mình cũng mừng”, thầy Nguyên nói.
Giờ chia tay của thầy giáo với học trò. Ảnh: LC
Thầy Tống Thanh Sơn – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết, ngành giáo dục huyện Mường Tè rất ghi nhận các thầy cô giáo đang cắm bản ở những điểm sâu, điểm xa.
Là huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, huyện Mường Tè có nhiều điểm trường lẻ xa xôi, đường sá đi lại khó khăn.
Do vậy, có những thầy giáo mầm non cắm bản sẽ giúp cho sự nghiệp giáo dục ở vùng cao chuyển biến tích cực, nhất là trong việc duy trì và giữ vững đạt chuẩn giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Sự thay đổi về nhận thức của xã hội, sẽ góp phần có thêm những thầy giáo mầm non về công tác ở vùng cao.
Thầy cô giáo đã vượt qua nhiều khó khăn, bám trường, bám bản để giữ vững công tác giáo dục của huyện nhà.
Thầy Sơn cũng cho biết, ngành cũng sẽ có nhiều khen thưởng, động viên kịp thời cho các thầy cô giáo cắm ở những vùng bản xa xôi.
Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ
Trong vòng 3 tháng cuối năm, lớp học ở điểm bàn Chà Gá (xã Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu) học trò phải học trong lớp học mù sương và giá rét.
Có thể chẳng có một từ ngữ nào nói hết được những khốn khó nơi đây, nhưng lúc nào cũng thế, tấm lòng của những giáo viên đều hướng về học sinh, những đứa trẻ vùng cao chân chẳng bao giờ hết bùn.
Sau một hành trình leo ngược trên con đường mòn từ điểm Thò Ma, thầy Nguyễn Văn Tình, Hiệu phó trường Phổ thông bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử đưa chúng tôi lên điểm bản Chà Gá. Điểm trường trong sương mù ở Pa Vệ Sử.
Đường lên Chà Gá là hành trình lạc vào trong sương mù, tầm nhìn chỉ chưa đầy 3 mét.
Từ trung tâm xã Pa Vệ Sử, "leo" được lên Chà Gá chúng tôi phải mất 3 tiếng đồng hồ. Con đường mòn từ núi yên ngựa Pá Hạ xưa nay đang được làm lại bằng máy móc, cơ giới nhưng vẫn còn vô cùng vất vả.
Giữa quãng, thầy Tình kể: "Những năm trước, các thầy cô giáo đi lên Chà Gá chủ yếu bác ba lô đi theo đường mòn.
Đường đi Chà Gá chìm trong sương mù.
Lấy gốc cây gạo ở yên ngựa Pá Hạ làm mốc, sau đó nghỉ lại đi tiếp. Từ Pa Vệ Sử phải leo thật nhanh cho kịp ngày. Nếu không tối ở lại giữa chừng núi vô cùng nguy hiểm".
Chà Gá trước kia được coi như một trong nhưng bản tận cùng heo hút, địa bàn cư trú của người La Hủ, hay còn gọi là người Xá Lá Vàng.
Từ nhiều năm trước, những người La Hủ được nhà nước đưa về sống tập trung trong các bản làng cố định.
Bản Chà Gá chỉ có quãng hơn hai chục nóc nhà, nằm nghiêng trên sườn dốc thăm thẳm.
Đó như một trong những tập tục của người La Hủ, chỗ càng dốc, người La Hủ càng thích chọn làm nơi sinh sống để làm nương, làm rẫy trên ngọn núi đó.
Từ tập quán dựng lều ở đến khi lá trên lều úa vàng thì cả gia đình lại khăn gói kéo nhau rời đi mà người La Hủ còn có tên gọi khác là người "Xá Lá Vàng".
Lớp học chìm trong sương mù.
Chính vì thế, các thầy cô giáo cắm bản trước đây từng phải dựng lớp học chạy theo nương.
Nhiều năm trở lại đây, tình hình đã khá hơn.
Khi câu chuyện của chúng tôi vừa dứt cũng là lúc điểm trường Chà Gá ẩn hiện trong sương mù.
Trên sườn dốc chênh vênh, phòng học đơn sơ, tuềnh toàng bằng căn nhà gỗ, nơi học tập của gần 8 em nhỏ từ lớp 1 đến lớp 3 do thầy giáo Lường Văn Phong (sinh năm 1983) giảng dạy.
Trong căn nhà gỗ 8 đứa trẻ, 3 lớp, áo mỏng phong phanh, đứa đi chân không, đứa đi dép ngồi ê a trong sương mù.
Học sinh của thầy Phong là người dân tộc La Hủ quanh bản Chà Gá, ngày học 2 buổi. Trong sương giá, những đứa trẻ ở miền cao co ro lại.
"Mới lúc trước thầy xuống trường, lấy quần áo, giày dép cho đấy. Rồi lại vứt đi đâu rồi", thầy Phong hỏi học trò đi chân đất.
Cậu bé gãi đầu không biết mình đã để quên ở đâu trên sườn núi.
Thầy Phong và những học trò nhỏ của mình.
Đường bây giờ thuận lợi hơn nên thầy Phong 1 tuần đi về một lần, cũng là tranh thủ mua nhu yếu phẩm lên bản dạy học. Nhiều khi "đi chợ" hộ người dân luôn. Lớp học rét quá, thầy giáo phải cho về sớm.
Sương nhẹ lẩn khuất liên tục trong mây, trước lớp là vực thẳm nên thầy Phong cùng học trò học vận động ngay trên lớp.
Trước đây, lớp học ở Chà Gá được bộ đội biên phòng xây dựng bằng gỗ cách điểm trường cũ gần 100 mét nhưng đã xuống cấp trầm trọng phải chuyển sang trường mới.
Điểm trường mới trật hẹp và không kín gió. Ước mơ của thầy trò chỉ là lớp học kín gió bởi như thầy Tình cho biết, thời tiết ở Chà Gá suốt từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau luôn chìm trong giá lạnh.
Đôi chân trần của những đứa trẻ người La Hủ.
Giờ thể dục của lớp 2 - 3.
Khung trời mù sương lạnh giá nhìn từ cửa lớp học của thầy Phong.
Sau giờ học, thầy Phong tiếp khách trong gian phòng tuềnh toàng.
Căn bếp đơn sơ của thầy Phong.
Hành lang của lớp, trước cửa là con dốc thăm thẳm. Trong sương mù không ai biết nó sâu bao nhiêu.
Từ trong căn phòng của thầy giáo Phong.
Hộp thịt tích trữ cả tuần của thầy giáo.
Học sinh ở Chà Gá.
Ước mơ về một lớp học kín gió.
Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đã phát huy phẩm chất cao đẹp của người làm thầy góp phần làm thay đổi bộ mặt giáo dục vùng khó. Dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng ở Mường Tè (Lai Châu), các em học sinh vùng khó khăn vẫn được các cô, thầy chăm sóc bán trú đầy đủ. Ở trường...