Gà chỉ – đặc sản chưa ăn chưa biết Quy Nhơn
Những quán ăn dọc quốc lộ 1D ở khu Ghềnh Ráng nổi tiếng gần hai thập kỷ vì cho khách tự chọn gà.
Khoảng 2 km dọc quốc lộ 1D nối Bình Định và Phú Yên là nơi tọa lạc gần 20 quán ăn đặc biệt thu hút thực khách với các biển hiệu ghi chữ “gà chỉ”. Đoạn đường này thường gọi là đường mới Quy Nhơn – Sông Cầu thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn.
Anh Nguyễn Phi Hồng, 43 tuổi, chủ quán gà Hữu Lai, cho biết gần 20 năm trước cha của anh là ông Hữu Lai mở quán ăn. Ông Lai thả gà ở vườn, khách đến thì lùa gà vào chuồng để họ chỉ vào con nào thì bắt con đó. Cách chọn gà này làm thực khách gần xa thích thú, gọi tên là “gà chỉ”. Sau này, gà chỉ Hữu Lai được nhiều người biết đến, các quán ăn xung quanh mọc lên, kinh doanh theo mô hình tương tự. Tính theo hướng từ Phú Yên vào Quy Nhơn, quán Hữu Lai nằm đầu tiên và cũng mở lâu năm nhất khu vực này.
Tuy nhiên, đặc sản này không ra đời ở Quy Nhơn mà đã phổ biến ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) từ trước. Gà ta ở Sông Cầu nổi tiếng vì thịt dai, thơm, không bở như gà công nghiệp, do được thả vườn, ăn thóc, cám, rau và côn trùng tự nhiên. Các quán gà chỉ ở Quy Nhơn đều mua gà từ Sông Cầu.
“Vốn là giống gà thả tự do, nếu nuôi nhốt lâu gà sẽ bị ốm, thịt không ngon. Do vậy vào dịp cuối tuần và mùa cao điểm du lịch đông khách, tôi mới bắt thêm gà từ Phú Yên chứ không nuôi nhiều tại chỗ”, anh Phi Hồng giải thích cho những vị khách thắc mắc khi thấy chuồng gà lác đác vài con.
Video đang HOT
Hiện hình thức chỉ tay chọn gà ít được thực hiện, vì tốn thời gian của chủ quán lẫn thực khách nếu quán đông. Thời gian chế biến từ gà sống thành món lên bàn ít nhất 30-45 phút. Khách quen thường gọi điện trước, nhờ chủ chọn gà và chế biến sẵn, để họ vừa đến quán là gà đã lên mâm nóng hổi.
Nếu khách không yêu cầu tự chọn gà, nhân viên phục vụ sẽ đến tận bàn gợi ý. Gà luộc, hấp, nướng là các món phổ biến, bên cạnh bóp gỏi, kho mắm, chiên mắm, xào sả ớt, xáo măng, nấu cháo… Đi kèm còn có bộ gia vị chấm để thực khách tùy ý kết hợp. Muối tiêu chanh, muối hột ớt xanh, muối ớt đỏ, sốt mặn ngọt được mang lên sẵn trước khi món chính ra, vừa bắt mắt vừa khơi dậy vị giác.
Con gà nặng 1,6kg được chế biến thành 3 món hấp, nướng và xôi chiên lòng gà, vừa cho 2 – 3 người ăn. Ảnh:Tâm Linh
Chị Hải Ly, du khách từ Hà Nội, nhận xét gà chỉ lạ miệng bởi cách chế biến và gia vị. Một con gà có thể chế biến thành vài món khiến bữa ăn ngon, không ngán.
Còn anh Huy Hoàng, hướng dẫn viên du lịch từ TP HCM, luôn gợi ý đặc sản gà chỉ cho du khách đến Quy Nhơn theo kiểu tự túc, di chuyển bằng xe máy hay ô tô nhỏ, vì hầu hết quán ăn trên cung đường này không thích hợp để dừng đỗ xe chở khách đoàn lớn.
Các quán gà chỉ đều nằm giữa không gian sân vườn, cho khách ngồi bệt trên chòi bằng tre hay bê tông cao hơn mặt đất, hoặc ngồi bàn ghế dưới lán mái tôn, tạo cảm giác dân dã. Lối phục vụ này một phần do địa hình lưng đèo nơi đây sẵn có nhiều cây xanh cao lớn tỏa bóng mát, không thích hợp xây dựng công trình khang trang.
Hầu hết quán gà chỉ mở cửa từ 7h sáng đến khoảng 21h, phục vụ người địa phương, khách du lịch và một số nhà xe ghé vào nhận chuyển phát gà đi nơi khác. Gà chỉ có giá khoảng 330.000 đồng/kg, mỗi con nặng khoảng 1,4-1,8kg.
“Con đường gà chỉ” nằm trong khu vực Ghềnh Ráng – Tiên Sa, nơi tập trung các bãi biển đẹp gần trung tâm Quy Nhơn, gần đại lộ khoa học đầu tiên ở Việt Nam và làng phong Quy Hoà. Do đó du khách có thể kết hợp tham quan trong ngày.
Đặc sản tré rơm Bình Định
Tré rơm không chỉ nổi tiếng ở vùng đất võ Bình Định, mà còn được người dân ở nhiều nơi yêu thích, thường mua về làm quà tặng người thân.
Vùng đất Bình Định có nhiều đặc sản ngon, chẳng hạn như bánh xèo tôm nhảy, cua huỳnh đế, bánh hỏi.... Tuy nhiên, có một thứ đặc sản không những ngon mà vẻ ngoài của nó còn rất độc đáo, đó chính là tré rơm. Cái tên là thật lạ phải không? Tên lạ, mà dáng vẻ cũng rất lạ nữa. Nhìn qua bên ngoài thì giống một bó chổi rơm nhỏ. Chính cái vẻ ngoài độc đáo này mà khiến bất kỳ ai thấy đều muốn khám phá xem bên trong là gì.
Tré rơm khi chưa mở. Ảnh: Facebook Đặc sản Bình Định
Vậy bên trong có gì? Nguyên liệu cho ra đời món này gồm có tai lợn, thịt ba chỉ, thính, riềng, ớt, tỏi và không thể thiếu đó là lá ổi.
Tré rơm ủ gói cùng lá ổi. Ảnh: Facebook Đặc sản Bình Định
Người dân địa phương cho biết, vì đây là món ăn theo dạng ủ thịt, vậy nên mọi nguyên liệu và công đoạn chế biến đều phải rất cẩn thận và sạch sẽ. Trước tiên, thịt cần được rửa sạch, luộc với chút muối để khử mùi, sau đó thái mỏng rồi trộn cùng các loại gia vị là đường, muối, hạt tiêu, thính, riềng, ớt theo tỷ lệ nhất định rồi để cho ngấm trong khoảng 1 giờ. Sau đó là tới công đoạn ủ. Công đoạn này rất quan trọng bởi nếu gói không kỹ thì tré sẽ không thơm, không dậy mùi, và có thể còn bị hỏng. Tré Bình Định được gói ủ bằng lá ổi, bọc rơm rạ bên ngoài rồi buộc chặt, để khoảng từ 2-4 ngày là có thể mở ra ăn được.
Thêm chút ớt tươi cay cay sẽ càng dậy vị của tré. Ảnh: Facebook Trần Tèo
Tré rơm chẳng phải món ăn gì cao sang, nó dân dã và bình dị ngay từ vẻ bề ngoài cho đến nguyên liệu. Có lẽ bởi vậy mà cách thưởng thức món này cũng vô cùng đơn giản, có thể ăn như quà vặt, ăn nhâm nhi nhắm rượu, ăn gém cuốn cùng rau sống, cách nào cũng ngon.
Món lòng heo được nâng tầm lên thành đặc sản, ngon ngất ngây Đến Quy Nhơn, Bình Định mà chưa ăn đặc sản bánh hỏi lòng heo thì coi như chưa thật sự đến đây. Bánh hỏi là món khá quen thuộc với nhiều địa phương. Ví dụ như Phan Thiết có bánh hỏi heo quay, Phú Yên có bánh hỏi chà bông... Thế nhưng, món bánh hỏi gắn bó mật thiết đến nỗi người dân...