Foreign Policy cảnh báo: Hiểm họa vũ khí giá rẻ Trung Quốc ngập thị trường
Sự tăng cường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể sẽ gây ra mất ổn định trên thế giới và làm cho Mỹ khó khăn hơn nhiều khi can thiệp vào các quốc gia khác.
Tạp chí Foreign Policy cảnh báo, sự tăng cường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể sẽ gây ra sự mất ổn định trên thế giới và làm cho Mỹ khó khăn hơn nhiều khi can thiệp vào các quốc gia khác.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc sản xuất. Ảnh RT.
Trong bài phân tích về tác động từ việc Bắc Kinh ngày càng tăng vị thế trong thị trường vũ khí toàn cầu đăng tải hôm 20/5, tờ Foreign Policy đã đưa ra những cảnh báo về nguy hiểm tiềm ẩn từ việc vũ khí Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thế giới.
Trung Quốc từ lâu đã là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các vũ khí nhỏ, nhưng kể từ năm 2011, nước này bắt đầu bán các vũ khí tiên tiến gồm các tàu khu trục cỡ nhỏ và các máy bay sang thị trường châu Phi và Trung Đông.
Năm 2012, Trung Quốc giành hợp đồng cung cấp 3 tàu khu trục cho Algeria. Nhưng bất ngờ hơn là năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chọn mua hệ thống phòng thủ và tên lửa của Trung Quốc thay vì của các “ông trùm” khác trong lĩnh vực này là Mỹ, Nga hay EU.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh không chỉ đạt được khả năng tự cung tự cấp vũ khí phòng thủ mà còn trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, vượt qua cả Đức và Pháp, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm tháng 3/2015.
Trong năm 2010 đến 2014, doanh số bán vũ khí toàn cầu của Trung Quốc gần như tăng gấp đôi so với giai đoạn 5 năm trước đó.
Theo dự báo của tạp chí Foreign Policy, trong 10 năm tới các hệ thống vũ khí tiên tiến của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường khi Bắc Kinh trở thành nhà cung cấp toàn cầu. Khả năng này có được là do Trung Quốc có thể tăng chất lượng của các loại vũ khí này và giảm giá của nó theo thời gian như họ đã làm được với hàng điện tử tiêu dùng.
Video đang HOT
Năm 2012, Trung Quốc giành hợp đồng cung cấp 3 tàu khu trục cho Algeria. Ảnh Foreign Policy.
Trung Quốc đã đạt được khả năng này nhờ các chương trình đầu tư mạnh vào công nghệ vũ khí, bắt chước nước ngoài, thúc đẩy các chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí trong nước.
Cách tiếp cận này, đặc biệt là sao chép vũ khí của nước ngoài, đã đem lại rất nhiều hiệu quả, giúp Trung Quốc tiết kiệm được thời gian và chi phí phát triển vũ khí.
“Các hệ thống vũ khí của Trung Quốc thường rẻ hơn nhiều so với các doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh. Mặc dù chúng không thể tốt hơn các vũ khí của Nga hay Mỹ, nhưng có thể chấp nhận được”, tạp chí Mỹ nhận định.
Tuy nhiên, Foreign Policy nhấn mạnh rằng sự nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc cũng như các nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu khác là “một xu hướng đáng lo ngại”.
Theo chuyên gia Joseph E. Lin của Foreign Policy, sự phổ biến của các loại vũ khí tiên tiến giá rẻ sẽ có thể gây mất ổn định ở nhiều nơi trên thế giới.
“Khi một nước trang bị cho quân đội của họ những vũ khí mạnh hơn, các nước láng giềng của họ sẽ cảm thấy bị đe dọa và phản ứng. Điều này sẽ dẫn đến sự căng thẳng”, E. Lin cho biết.
Hơn nữa, sự mở rộng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể đặt dấu chấm hết cho thời đại mà Mỹ có thể tự do can thiệp vào các nước khác.
“Những vũ khí này sẽ cho phép ngay cả các nước có ngân sách quốc phòng hạn chế cũng có được khả năng từ chối can thiệp và làm cho Mỹ khó khăn hơn khi muốn can thiệp quân sự mà không muốn có thương vong đáng kể”, tạp chí Foreign Policy nhấn mạnh.
Vũ khí giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ cũng có khả năng “phá vỡ thị trường vũ khí toàn cầu”, dẫn đến sự sụt giảm đơn đặt hàng của Mỹ, Nga và EU. Theo lời khuyên của Foreign Policy, phương Tây nên “thận trọng trong các quyết định của mình liên quan đến việc bán vũ khí, đặc biệt là cho các cường quốc đang nổi lên”.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc và Nga phát triển radar mới đe dọa máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ
Công nghệ chống tàng hình đang truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới; Nga có radar Nebo-M, trong khi Trung Quốc có radar cảnh giới đối không JY-27A...
Radar chống tàng hình Nebo-M Nga
Mạng "Aviation Week & Space Technology" Mỹ ngày 16 tháng 3 đăng bài viết "Radar mới - hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tăng cường năng lực trinh sát tàng hình".
Theo bài viết, công nghệ chống tàng hình đang truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới. Từ năm 2013 đến nay, nhiều chương trình mới đã được công khai, các nhà sản xuất radar và hệ thống tìm kiếm-theo dõi hồng ngoại cũng sẵn sàng hơn trong việc thừa nhận có công nghệ chống tàng hình, trong khi đó một số quân đội - đặc biệt là Hải quân Mỹ đã công khai thừa nhận, công nghệ tàng hình đang bị thách thức.
Thiết kế những hệ thống mới này ngay từ khi bắt đầu đã nhằm vận dụng công nghệ tổng hợp các bộ cảm biến, nói cách khác, khi các bộ cảm biến khác nhau phát hiện và theo dõi cùng một mục tiêu, các dữ liệu theo dõi và nhận biết sẽ tự động được tổng hợp. Điều này là để khắc phục một vấn đề quan trọng trong tấn công mục tiêu tàng hình: Cho dù đã phát hiện mục tiêu, một khi trong "chuỗi sát thương" theo dõi, nhận dạng và tấn công mục tiêu có bất cứ bộ cảm biến nào không thể nhận dạng mục tiêu, toàn bộ hệ thống vẫn có thể tách ra.
Hiệu quả tránh radar VHF của một số thiết kế tàng hình có thể còn lâu mới bằng tránh radar tần số cao hơn. Cho dù Liên Xô giải thể, nhưng radar 55Zh6UE (Nebo-U) do Viện nghiên cứu công trình vô tuyến điện Novgorod vẫn đưa vào hoạt động với tư cách là radar VHF ba chiều đầu tiên của Nga trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Viện nghiên cứu này đã tiếp tục chế tạo ra nguyên mẫu hệ thống radar quét điện tử chủ động VHF đầu tiên.
Radar chống tàng hình Nebo-M Nga
Công nghệ quét điện tử chủ động VHF đã được đưa vào sử dụng với tư cách là một bộ phận của hệ thống radar nhiều dải tần số 55Zh6M (Nebo-M). Năm 2011, radar 55Zh6M (Nebo-M) đã được tiến hành kiểm tra quốc gia ở Nga, hiện đã sản xuất cho lực lượng phòng không Nga, lượng đơn đặt hàng là 100 chiếc. Radar Nebo-M bao gồm 3 hệ thống radar quét điện tử chủ động chở trên xe: radar VHF RLM-M, radar RLM-D sóng ngắn L (siêu cao tần) và radar RLM-S sóng ngắn S/X.
Nguyên lý chủ yếu của radar Nebo-M là tiến hành tích hợp dữ liệu của 3 radar để tạo ra một chuỗi sát thương vững chắc. Radar VHF tiến hành trinh sát ban đầu, sau đó thông báo cho radar siêu cao tần, radar siêu cao tần lại thông báo cho radar RLM-S sóng ngắn X.
Radar tần số cao hơn có độ chính xác tốt hơn so với radar VHF, có thể tập trung năng lượng vào một mục tiêu nào đó để tăng tỷ lệ thành công trong trinh sát và theo dõi.
Trung Quốc đã áp dụng công nghệ tương tự Nga. Radar cảnh giới đối không JY-27A là một loại radar quét điện tử chủ động VHF có thể sánh ngang với radar RLM-M Nga.
Từ năm 2013 đến nay, cấp cao Mỹ đã ý thức được thách thức từ các thủ đoạn trinh sát như radar tần số tương đối thấp đối với công nghệ tàng hình. Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã bày tỏ nghi ngờ đối với việc trang bị tàng hình phải chăng được coi là loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa chống can dự, ngăn chặn khu vực.
Ngoài ra, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) tháng 1 năm 2014 đã có một bài viết chỉ ra: "Một báo cáo phân tích gần đây cho rằng, trên phương diện trinh sát máy bay có diện tích phản xạ radar khá thấp đã có sự đột phá quan trọng, trong khi đó, công nghệ tàng hình thì vẫn chưa được cải tiến tương ứng".
Radar cảnh giới đối không tầm xa JY-27 Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Hải quân Trung Quốc đang mở rộng các đội tàu ngầm mini bí mật? Một chiếc 093T có thể chở theo 9 thành viên của một nhóm đặc nhiệm hải quân hoặc có thể được sử dụng để mang vũ khí. Truyền thông Đài Loan dẫn thông tin được đăng tải trên trang web Cankao Xiaoxi cho biết, hiện nay quân đội của Bắc Kinh đã tiết lộ một phiên bản tàu ngầm mini Type 093 được...