FDA chấp thuận cho AI chẩn đoán bệnh mà không cần bác sĩ
Lần đầu tiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt IDx-DR – một thiết bị chẩn đoán dựa trên công nghệ AI mà không cần một bác sĩ chuyên khoa giải thích kết quả.
Ảnh: THE VERGE
Theo đó, IDx-DR có thể phát hiện ra các dạng bệnh về mắt bằng cách quét nhanh các bức ảnh võng mạc.
Khi bác sĩ tải lên hình ảnh võng mạc bệnh nhân chụp bằng một dạng máy ảnh y tế chuyên dụng, IDx-DR đầu tiên sẽ cho biết hình ảnh có đủ chất lượng để truy vấn kết quả hay chưa. Sau đó, thuật toán của nó sẽ phân tích hình ảnh để xác định xem bệnh nhân có mắc chứng võng mạc tiểu đường hay không.
Võng mạc tiểu đường là biến chứng phổ biến nhất đối với người bị bệnh tiểu đường khi tích tụ quá nhiều đường trong máu dẫn đến làm hỏng các mạch máu ở mắt.
Trong một thử nghiệm lâm sàng quét hơn 900 hình ảnh, IDx-DR đã phát hiện chính xác từ 87% đến 90% những người mắc bệnh võng mạc tiểu đường.
Michael Abracyjneoff, nhà khoa học sáng tạo IDx-DR, cho biết: “IDx-DR có thể được sử dụng bởi một y tá hoặc bác sĩ bất kỳ nào đó mà không cần phải là chuyên gia về mắt. Chỉ cần hình ảnh được quét thì bệnh nhân sẽ không cần phải đợi chuyên gia chẩn đoán mà có thể xác định bệnh ngay.”
IDx-DR là một phần của xu hướng ứng dụng thuật toán để phát hiện và chẩn đoán bệnh đang rất phát triển hiện nay. Đầu năm nay, Google cũng đã bắt đầu đào tạo AI DeepMind để phát hiện bệnh về mắt.
Tuy nhiên, dù những chẩn đoán này có thể thuận tiện hơn cho bệnh nhân và thậm chí chính xác hơn cả bác sĩ nhưng nhiều người vẫn còn đang đặt ra câu hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm khi AI chẩn đoán sai.
Theo tuoitre.vn
Video đang HOT
Những nguy cơ khi phá thai bằng thuốc
Khi bạn không muốn có con ngoài ý muốn, biện pháp tốt nhất là ngừa thai.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc có thai ngoài ý muốn vẫn xảy ra hằng ngày và kết quả là người phụ nữ phải tìm đến biện pháp phá thai. Phá thai bằng thuốc hiện nay được các bạn nữ lựa chọn. Tuy nhiên, đây có phải là biện pháp an toàn? Dưới đây là những vấn đề các bạn cần biết.
Đình chỉ thai nghén nội khoa là gì?
Đây là biện pháp dùng thuốc để tống thai ra ngoài. So với can thiệp ngoại khoa, biện pháp này ít gây đau đớn hơn, ít bị biến chứng như thủng tử cung, ít tổn thương ruột cũng như ít gây ra các hiện tượng dính buồng tử cung gây hiếm muộn, vô sinh... Tuy nhiên, biện pháp này cũng để lại ảnh hưởng tới tâm lý nặng nề của người phụ nữ và nó chỉ có hiệu quả khi tuổi thai còn nhỏ, gây chảy máu kéo dài, có những trường hợp kéo dài 20 ngày.
Cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa
Lưu ý khi bị mất máu
Mặc dù biện pháp này thông thường là không gây đau đớn nhiều. Tuy nhiên, rất khó dự đoán mức độ đau của từng người nên bác sĩ thường cho kèm theo thuốc giảm đau. Các triệu chứng ra máu, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói thường xảy ra khi dùng thuốc 48 giờ sau dùng liều thứ nhất.
Dùng thuốc đình chỉ thai nghén sẽ gây ra máu âm đạo nhiều hơn và thời gian kéo dài khi có kinh thông thường, đôi khi có ra máu cục. Tuy nhiên, nếu diễn tiến tốt thì lượng máu ra sẽ giảm dần. Thai càng lớn thì tỷ lệ ra máu âm đạo lượng nhiều càng cao.
Đau bụng, ra nhiều máu là một trong những biến chứng của biện pháp này
Khi nào gọi là ra máu âm đạo lượng nhiều?
Gọi là ra máu âm đạo lượng nhiều là sau khi uống thuốc misoprostol trên 2 giờ mà vẫn bị ra máu nhiều phải thay băng vệ sinh nhiều hơn 2 miếng mỗi giờ trong vòng 2 giờ đầu liên tục; cảm thấy chóng mặt, choáng. Mặc dù mất máu nhiều dẫn đến choáng váng là ít gặp, nhưng cần phải được truyền máu, do vậy việc dùng thuốc đình chỉ thai nghén nên được thực hiện ở bệnh viện.
Để tránh tình trạng ra máu âm đạo lượng nhiều và các biến chứng của nó thì nên: dùng thuốc càng sớm càng tốt khi tuổi thai còn nhỏ, do vậy khi trễ kinh 7-10 ngày thì cần phải đi khám ngay, cần siêu âm (tốt nhất là đầu dò âm đạo) để xác định chính xác tuổi thai; tránh phá thai nhiều lần; đến cơ sở y tế ngay khi ra máu âm đạo nhiều.
Cần trả lời thật những câu hỏi của bác sĩ
Các câu hỏi mà bác sĩ sẽ hỏi khi bạn dùng thuốc đình chỉ thai nghén sẽ là: đã thay bao nhiêu miếng băng vệ sinh? có ra máu cục không? có đau bụng nhiều không? có thấy "cấu trúc giống mô nhau" tống ra ngoài hay không? Nếu có thì sau khi uống thuốc bao lâu? Những câu hỏi này bạn cần phải trả lời thật chính xác, để bác sĩ dựa vào đó mà đoán biết được tình trạng của bạn
Nguy cơ thai ngoài tử cung
Nên lựa chọn biện pháp tránh thai để tránh có thai ngoài ý muốn
Một số phụ nữ bị thai ngoài tử cung sau khi uống thuốc phá thai. Những trường hợp này thường phát hiện muộn và nhập viện với tình trạng thai ngoài tử cung vỡ, gây choáng. Nguyên nhân thường gặp là do dùng thuốc khi chưa xác định rõ vị trí của khối thai. Dẫn đến tình trạng này do người sử dụng nghĩ đã uống thuốc phá thai rồi nên không thể có thai và không để ý các dấu hiệu bất thường của thai ngoài tử cung.
Để tránh tình trạng này, thì cần siêu âm (tốt nhất là đầu dò âm đạo) để xác định chính xác vị trí túi thai trước khi dùng thuốc; đi siêu âm khi chậm kinh 7 - 10 ngày, vì nếu đi sớm hơn có thể không xác định chính xác vị trí khối thai; không nên dùng thuốc khi chưa xác định chính xác vị trí khối thai; đi khám lại ngay nếu sau khi dùng thuốc mà vẫn đau bụng nhiều (đặc biệt là đau lệch một bên).
Vẫn có thai sau khi dùng thuốc
Tỷ lệ có thai sau khi dùng phương pháp phá thai nội khoa khoảng 1%. Thông thường khi phát hiện ra thì thai đã to, vì tâm lý chủ quan nghĩ rằng sau khi uống thuốc rồi sẽ không có thai. Có 2 nguyên nhân dẫn tới điều này:
- Thai vẫn tiếp tục phát triển sau khi dùng thuốc (tỷ lệ 1%): sau khi dùng thuốc, thường phụ nữ ngại không quay lại kiểm tra theo lịch hẹn. Biểu hiện có thể là không ra máu hoặc ra máu âm đạo lượng ít. Để tránh tình trạng này cần uống thuốc đúng phác đồ hướng dẫn; siêu âm kiểm tra sau khi dùng thuốc để đảm bảo không còn thai. Thường siêu âm sau 7 - 10 ngày uống liều cuối cùng; ở những nơi không có điều kiện siêu âm thì có thể thử thai sau 3 tuần. Nếu vẫn còn dương tính thì nên đi khám lại.
- Thai đã được tống xuất ra ngoài hoàn toàn (phá thai nội khoa thành công) nhưng do chủ quan nghĩ rằng chưa có kinh chắc chưa có thai nên đã không áp dụng biện pháp ngừa thai khi quan hệ tình dục. Để tránh tình trạng có thai ngay sau phá thai nội khoa cần áp dụng phương pháp tránh thai khi có quan hệ tình dục lại.
Phá thai nội khoa có gây hiếm muộn hay không?
Bao cao su - biện pháp tránh thai an toàn và ít tác dụng phụ
Cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy phá thai nội khoa gây hiếm muộn, trừ khi có những trường hợp sót nhau cần phải nạo buồng tử cung hoặc có nhiễm trùng tử cung. Tuy vậy, để hạn chế những tai biến và biến chứng cũng như tăng tỷ lệ thành công khi áp dụng phương pháp phá thai nội khoa, bạn cần: đi khám thai sớm để có thể phát hiện và dùng thuốc khi thai còn nhỏ, hiệu quả sẽ cao và ít biến chứng; chỉ dùng thuốc khi chắc chắn có thai trong buồng tử cung (xác định bằng siêu âm); uống đủ thuốc và đúng lịch, không tự ý dùng thuốc; tránh uống thuốc vào ban đêm; hạn chế đi xa vào thời điểm uống thuốc; quay lại tái khám để chắc chắn là thai đã được tống ra ngoài hoàn toàn; áp dụng phương pháp ngừa thai sau khi phá thai nội khoa, tránh trường hợp có thai lại mà không hay.
Những điều cần tránh sau khi phá thai nội khoa
Mặc dù có thể làm việc bình thường sau 1 - 2 ngày đã siêu âm xác định buồng tử cung đã sạch, nhưng vẫn cần tránh hoạt động quá sức trong vòng 1 - 2 tuần đầu sau dùng thuốc. Không nên quan hệ tình dục trong vòng 1 - 2 tuần đầu sau dùng thuốc. Không thụt rửa âm đạo. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nên đến khám bác sĩ nếu không có kinh sau 6 tuần dùng thuốc. Nên đến khám bác sĩ nếu ra máu kéo dài, sốt, dịch âm đạo hôi.
Box
Đình chỉ thai nghén, dù bằng phương pháp nào thì cũng bất đắc dĩ phải làm. Do vậy, khi bạn chưa sẵn sàng có con, bạn hãy dùng các biện pháp tình dục an toàn, vừa tránh có thai ngoài ý muốn vừa tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp tránh thai được khuyến cáo là: bao cao su, thuốc viên tránh thai loại phối hợp.
BS. Nguyễn Quốc Tuấn
Theo Suckhoedoisong.vn
Người chuyển giới nữ đầu tiên trên thế giới nuôi con bằng sữa mẹ Một người chuyển giới nữ đã có thể nuôi con bằng sữa của mình trong 6 tuần liên tiếp nhờ sử dụng một loại hormone. Theo TransgenderHealth, người đàn ông 30 tuổi bắt đầu tiêm hormone nữ kể từ năm 2011 để trở thành phụ nữ. Đến nay, cô chưa từng trải qua ca phẫu thuật giới tính nào như nâng ngực hay...