FDA cảnh báo vaccine ngừa RSV của GSK và Pfizer có nguy cơ gây liệt hiếm gặp
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ( FDA) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ hiếm gặp liên quan đến 2 loại vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp ( RSV) của GSK Plc và Pfizer Inc.
Các loại vaccine này phải được dán nhãn cảnh báo rằng chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barre, một rối loạn thần kinh nghiêm trọng có thể dẫn đến yếu cơ và liệt toàn thân.
Vaccine Pfizer-BioNTech Covid-19 dành cho tr.ẻ e.m tại một phòng tiêm chủng của Salvation Army ở Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ, ngày 12/11/2021. (Nguồn: Bloomberg)
Cảnh báo này được đưa ra sau khi FDA phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu theo dõi những người đã tiêm 2 loại vaccine ngừa RSV là Arexvy của GSK và Abrysvo của Pfizer.
Kết quả cho thấy, nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barre tăng cao trong vòng 42 ngày sau khi tiêm chủng. Theo dữ liệu của FDA, cứ mỗi triệu liều vaccine Abrysvo được tiêm, có khoảng 9 trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barre vượt mức. Đối với Arexvy, con số này là 7 trường hợp trên mỗi triệu liều, đặc biệt ở nhóm người từ 65 tuổ.i trở lên.
Video đang HOT
Hội chứng Guillain-Barre là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấ.n côn.g nhầm vào các dây thần kinh, gây ra tình trạng tê yếu và mất kiểm soát cơ bắp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, hội chứng này có thể dẫn đến liệt hoàn toàn.
Hiện tại, y học chưa tìm ra cách chữa trị dứt điểm cho căn bệnh này. Tuy nhiên, FDA nhấn mạnh rằng dữ liệu hiện có chưa đủ để khẳng định chắc chắn rằng vaccine là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng Guillain-Barre.
Thay vào đó, cơ quan này khuyến nghị các công ty dược phẩm cần bổ sung thông tin cảnh báo vào tờ hướng dẫn sử dụng vaccine để người dùng được thông báo rõ về rủi ro tiềm ẩn này.
Mối nguy cơ liên quan đến hội chứng Guillain-Barré từ vaccine không phải là điều mới. Trước đây, FDA từng đưa ra cảnh báo tương tự đối với vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson vào năm 2021, khi phát hiện nguy cơ nhỏ về hội chứng Guillain-Barre sau khi tiêm loại vaccine này.
Trước đại dịch Covid-19, hội chứng này cũng đã từng được ghi nhận liên quan đến vaccine phòng cúm mùa. Dù vậy, tỷ lệ mắc hội chứng Guillain-Barre sau khi tiêm vaccine luôn ở mức rất thấp, chỉ xảy ra trong một số trường hợp hiếm gặp.
Nguy cơ này cũng đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thảo luận vào năm 2024, khi hội đồng cố vấn vaccine của cơ quan này xem xét dữ liệu liên quan đến vaccine ngừa RSV. Song, dữ liệu tại thời điểm đó chưa đủ rõ ràng để đưa ra cảnh báo cụ thể.
Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu sau khi vaccine được đưa vào sử dụng trên thị trường vẫn đang tiếp tục để làm rõ hơn về mối liên hệ giữa vaccine ngừa RSV và hội chứng Guillain-Barre.
Các công ty GSK và Pfizer hiện chưa đưa ra phản hồi về cảnh báo mới này. FDA cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục giám sát và thu thập dữ liệu để đảm bảo an toàn cho các loại vaccine đang lưu hành trên thị trường.
Hội chứng Guillain-Barre không chỉ liên quan đến vaccine ngừa RSV mà còn từng gây tranh cãi đối với nhiều loại vaccine khác, bao gồm vaccine phòng ngừa virus papilloma ở người (HPV) và bệnh não mô cầu. Thế nhưng, bằng chứng về mối liên hệ giữa các loại vaccine này và hội chứng Guillain-Barre vẫn còn hạn chế và chưa đủ rõ ràng để đưa ra kết luận chắc chắn.
FDA Mỹ phê duyệt vaccine của Merck phòng ngừa phế cầu khuẩn ở người trưởng thành
Ngày 18/6, hãng dược phẩm Merck (Đức) cho biết Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) đã cấp phép loại vaccine mới do hãng bào chế để phòng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn gây viêm phổi và nhiều bệnh nghiêm trọng khác ở người trưởng thành.
Vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn ở người trưởng thành do Merck bào chế. Ảnh: Merck
Vaccine đơn liều Capvaxive phòng ngừa 21 chủng của phế cầu khuẩn, ngăn chặn một dạng nghiêm trọng của bệnh phế cầu khuẩn có thể xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể và dẫn đến viêm phổi. Theo Merck, đây là loại vaccine phế cầu liên hợp đầu tiên được bào chế dành riêng cho người trưởng thành và đem lại khả năng bảo vệ rộng hơn so với các loại vaccine hiện có trên thị trường. Vaccine này cũng giúp chống lại 8 chủng phế cầu khuẩn mà những loại vaccine được phê duyệt hiện nay chưa ngăn chặn được.
Theo số liệu giai đoạn 2018 - 2021do Merck trích dẫn từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 8 chủng này chiếm 30% số trường hợp mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn ở những người từ 65 tuổ.i trở lên.
Sau khi vaccine được FDA cấp phép, ban cố vấn của CDC sẽ nhóm họp vào ngày 27/6 tới để xem xét những người đủ điều kiện tiêm phòng vaccine này.
Người trưởng thành khỏe mạnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, những bệnh nhân cao tuổ.i và những người mắc bệnh mãn tính hoặc suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là những loại bệnh phế cầu khuẩn nghiêm trọng hơn hay còn gọi là dạng "xâm lấn".
Thống kê cho thấy khoảng 150.000 người Mỹ trưởng thành phải nhập viện vì viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra mỗi năm. Trong một thông báo vào tháng 12/2023, Merck cho biết tỷ lệ t.ử von.g do bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn cao nhất ở bệnh nhân từ 50 tuổ.i trở lên.
Hiện có 2 loại vaccine phòng phế cầu khuẩn của Merck lưu hành trên thị trường, nhưng không có loại vaccine nào dành cho người trưởng thành. Trong đó, vaccine Vaxneuvance đã được cấp phép tại Mỹ để tiêm cho những trẻ từ 6 tuần tuổ.i trở lên.
Trong khi đó, vaccine đơn liều Prevnar 20 của hãng Pfizer (Mỹ) hiện là loại vaccine hàng đầu dành cho người trưởng thành.
Mỹ cân nhắc sử dụng vaccine ngừa virus hợp bào hô hấp cho người lớn tuổ.i Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 21/6, Ủy ban Cố vấn tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) dự kiến sẽ bỏ phiếu về khuyến nghị sử dụng vaccine mới được phê duyệt gần đây của các hãng dược Pfizer và GSK để ngăn ngừa nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) nghiêm trọng ở...