FBI gài ‘gián điệp đặc biệt’ vào điện thoại
Được quảng cáo là ứng dụng điện thoại bảo mật nhất hành tinh, ANOM thành cơn sốt trong thế giới ngầm, được các ông trùm ma tuý ưa dùng.
Nhưng thực tế đó là “gián điệp” của FBI.
Ngày 21/6, trên bến cảng của thành phố cảng Ghent (Bỉ), đội thợ lặn chuyên nghiệp mò xuống đáy chiếc tàu chở đầy nước trái cây từ Brazil đến Australia. qua chiếc cửa vào, cuối cùng, họ cũng mò thấy thứ đang tìm kiếm: Ba bao tải dài và rất nặng.
Khi cảnh sát mở bao đầu tiên, một đống cục cocain gói chắc như viên gạch đỏ thẫm rơi ra ngoài. Tổng số cocain trong 3 bao tải trị giá tới 46 triệu USD.
Việc buôn lậu hàng chục triệu USD ma túy loại A qua đại dương đòi hỏi phải hoàn toàn bí mật và có sự phối hợp hậu cần của nhiều tổ chức tội phạm quốc tế. Nhưng cảnh sát đã biết về âm mưu này ngay từ ngày nó phôi thai. Tất cả là nhờ ANOM.
Đó là ứng dụng được cài trên điện thoại di động, giúp xóa mọi chức năng như gọi điện hay gửi email. ANOM không có tại kho ứng dụng hay trang web nào mà chỉ những người quen biết nhau trong thế giới ngầm, mới mua được.
Ứng dụng này có giá 1.700 USD và mỗi năm người dùng phải trả thêm 1.250 USD phí đăng ký. Đây là mức giá “đáng kinh ngạc” nhưng gần 10.000 người trên khắp thế giới đã đồng ý trả tiền. Họ hầu hết đều là thành viên các băng nhóm tội phạm quốc tế.
Giao diện của ứng dụng ANOM trên điện thoại thông minh. Ảnh: Screenrant
ANOM sẽ hoạt động khi họ nạp tiền đăng ký chạy ứng dụng nhắn tin bí mật. Đó là lý do nó được ca tụng có “dịch vụ nhắn tin an toàn nhất trên thế giới”.
Video đang HOT
Mọi tin nhắn không chỉ được mã hóa để không bị kẻ nghe trộm mà còn chỉ có thể được nhận bởi người cùng dùng ANOM, tạo thành hệ thống kín hoàn toàn tách biệt. Hơn nữa, không ai có thể tải được ứng dụng của ANOM. Cách duy nhất để sử dụng nó là phải mua chiếc điện thoại đã được cài đặt phần mềm này.
ANOM thành “bảo vật” của giới tội phạm còn bởi nó có tùy chọn “xóa dữ liệu từ xa”, ngay cả khi nó ngoại tuyến. Điều này cho phép tội phạm phá hủy bằng chứng ngay cả khi đã bị cảnh sát thu thập.
Người dùng cũng có thể đặt các tin nhắn đặc biệt nhạy cảm thành “tự xóa sau khi mở”, và gửi các tin nhắn bằng giọng nói mà không bị truy danh tính, vì ANOM sẽ tự động ngụy trang giọng người gửi.
Tuy nhiên có một điều mà 10.000 người mua không biết, ANOM là sản phẩm do chính FBI thiết kế, tiếp thị và bán đi. Nói cách khác, ANOM là một cái “bẫy” tội phạm.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, gần 27 triệu tin nhắn của các tổ chức mafia quốc tế đã được FBI và cảnh sát liên bang Australia (AFP) thu thập. Điều này giải thích vì sao có hơn 800 vụ bắt giữ cùng lúc diễn ra trên khắp thế giới vào ngày 7/6 năm nay trong chiến dịch Lá chắn Trojan giăng lưới tội phạm toàn cầu.
Riêng ở Australia, ngoài các thành viên băng đảng, hơn 4.000 sĩ quan cảnh sát cũng bị bắt do liên quan các vụ móc nối thế giới ngầm và tham nhũng.
Chiến dịch giăng bẫy của FBI khởi phát từ năm 2008 tại Vancouver . Khi đó, Vincent Ramos khởi nghiệp với việc thành lập Phantom Secure – công ty viễn thông hứa hẹn với người dùng sự riêng tư tuyệt đối.
Ứng dụng Phantom Secure loại bỏ camera, micro và phần mềm GPS, thêm tính năng xóa từ xa. Ramos đã cung cấp các thiết bị miễn phí cho người nổi tiếng, có nhu cầu bảo mật đời tư. Đối với khách hàng thường, mỗi năm sẽ phải trả phí duy trì tới 4.000 USD.
Cảnh sát Đức trước biệt thự của một trùm tội phạm, sau cuộc đột kích trong khuôn khổ Chiến dịch Lá chắn Trojan ở Leverkusen, ngày 8/6/ 2021. Ảnh: TRT World
Mặc dù ra chính sách không thu thập tên của khách hàng nhưng Ramos sớm nhận ra khách hàng của mình đa phần không phải doanh nhân hợp pháp mà là những tên tội phạm. Chúng dùng Phantom để liên lạc trong thế giới ngầm. Nhưng Ramos tin mình không có trách nhiệm kiểm duyệt mục đích sử dụng của khách. Anh ta chỉ là người bán điện thoại.
Năm 2015, FBI điều tra cựu cầu thủ Owen Hanson, sau nhiều năm anh ta buôn ma tuý vào Australia với giá 175.000 USD/kg. Hanson là khách hàng của Phantom Secure và luôn yêu cầu bất kỳ ai muốn làm ăn cũng phải dùng ứng dụng này.
Thu thập được chiếc điện thoại của Hanson, FBI phối hợp với AFP thâm nhập vào mạng Phantom Secure rộng lớn hơn – mạng lưới tội phạm toàn cầu. FBI bắt Ramos vào đầu tháng 3/2018 và ra đề nghị muốn giảm tội phải giúp giới điều tra móc nối với mạng toàn cầu này. Song Ramos từ chối, chọn đi tù 9 năm.
Sự biến mất của Phantom để lại khoảng trống lớn trên thị trường . Song các đặc vụ lại nhận ra cơ hội chưa từng có. Họ cho rằng, thay vì cố gắng xâm nhập mạng điện thoại được mã hóa hiện có, tại sao không xây dựng mạng bảo mật của riêng mình và gài nó vào giới tội phạm với giá ưu đãi hơn để nghe lén thông tin và “đánh cá cả mẻ”.
Để tung ra một sản phẩm điện thoại mã hóa đáng mơ ước với giới “khách hàng” khó tính này, AFP và FBI không chỉ tư duy công nghệ mà cần phải marketing nó trong giới mafia, tức là tạo ra “tin đồn” để chúng rỉ tai nhau. Để có được điều này, AFP đã đưa ra kế hoạch thử nghiệm.
Tháng 10/2018, các đặc vụ chuyển 50 thiết bị ANOM cho ba nhà phân phối đáng tin cậy ở Australia. Kế hoạch là làm sao cho những nhà phân phối này tin ANOM là thế hệ tiếp theo của Phantom Secure, sẽ đảm bảo tính bảo mật của thiết bị.
AFP bắt đầu một chiến dịch tiếp thị đánh vào những tay trùm sò, có tiếng nói trong giới tội phạm. Tương tự cách các nhãn hàng mời “ngôi giao” đóng quảng cáo sản phẩm. Hai kẻ được AFP chọn đều là những ông trùm có uy trong mạng lưới tội phạm quốc tế, ước tính mỗi năm ôm 1,5 tỷ USD từ buôn lậu cocain.
Giới tội phạm đã tin tưởng ANOM tới mức không cả dùng tiếng lóng khi liên lạc, mà sẽ nói thẳng thời gian, địa điểm, loại hàng, người giao dịch… Từ Australia, ANOM nhanh chóng trở thành “con cưng” của thế giới ngầm Đức, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Phần Lan, Mexico và Thái Lan… ước tính tới hơn 90 quốc gia. Nhưng giới tội phạm không hề dễ nhằn. Chúng phân chia nhau sử dụng những hãng bảo mật khác, tránh nguy cơ một nhóm bị phát hiện kéo theo cả hệ thống cùng bị bắt.
Biểu tượng của chiến dịch truy quét tội phạm toàn cầu: Lá chắn Trojan. Ảnh: Twitter FBI Sandiego
Tháng 3 năm nay đánh dấu sự bùng nổ của ANOM khi một hãng bảo mật ưa thích khác của mafia bị cảnh sát Bỉ triệt phá. Toàn bộ khách hàng của dịch vụ này đã chuyển sang ANOM, khiến số người dùng tăng gấp 3 lần chỉ trong vài ngày.
Lượng thông tin đổ về tăng vượt dự đoán và sự kiểm soát của AFP. Kế hoạch về ANOM thành công ngoài sức tưởng tượng. Ngày cho vụ tổng công kích, do đó được ấn định.
Theo kết quả của Chiến dịch, từ 7/6 đến 25/7, chỉ riêng cảnh sát Australia đã tổ chức gần 700 vụ khám xét, bắt hơn 280 nghi phạm, thu 36 triệu USD tiền mặt, 4,8 tấn cocain, 138 khẩu súng và phá bỏ 6 xưởng điều chế ma tuý tổng hợp.
FBI ước tính các tin nhắn được thu thập qua ANOM chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ trong thông tin giới tội phạm quốc tế liên lạc với nhau. Hiện, chiến dịch ANOM đã được tiết lộ, FBI chắc chắn không thể dùng lại nó để giăng bẫy tội phạm, và cuộc chiến phía trước sẽ ngày một khó khăn.
Cảnh sát Đức phá âm mưu tấn công giáo đường Do Thái
Cảnh sát Đức đã bắt giữ một số phần tử đe dọa tấn công một giáo đường Do Thái vào ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái.
Cảnh sát Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin ngày 16/9 dẫn một nguồn thạo cho biết các đối tượng bị bắt giữ khi cảnh sát thực hiện chiến dịch bố ráp lớn tối 15/9 ở giáo đường Do Thái phía Tây thành phố Hagen. Buổi hành lễ tại giáo đường này đã bị hủy bỏ.
Trước đó, cả tuần báo Spiegel và nhật báo Bild đều đưa tin một cơ quan tình báo nước ngoài đã tiết lộ rằng một thanh niên Syria 16 tuổi đang lên kế hoạch tấn công bằng chất nổ vào giáo đường Do Thái trên. Hiện các nhà chức trách đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Vụ việc làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái diễn một cuộc tấn công năm 2019 nhằm vào một giáo đường Do Thái. Thời điểm đó, một phần tử Quốc xã mới tìm cách tấn công vào giáo đường khi những tín đồ Do Thái giáo đang hành lễ bên trong, cũng đúng vào dịp Yom Kippur, ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái.
Tội phạm bài Do Thái đã gia tăng tại Đức trong những năm qua, với 2.032 vụ được ghi nhận trong năm 2019, tăng 13% so với năm 2018.
Đánh y tá ở Đức khi đòi giấy chứng nhận dù không tiêm vaccine Người đàn ông không chịu tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn yêu cầu phải được cấp giấy chứng nhận. Không được đáp ứng, anh ta hành hung nhân viên y tế. Theo VICE , cảnh sát Đức đã bắt giữ người đàn ông về hành vi cố ý gây thương tích đối với một y tá và một phụ tá tiêm chủng Covid-19. Sự...