F-35 không kịp cất cánh khi bị báo động chiến đấu
5 trong số 6 tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ không thể cất cánh đúng quy trình trong một cuộc báo động chiến đấu giả.
Tia chớp F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF
Trong đợt huấn luyện tại căn cứ Mountain Home, bang Idaho, không quân Mỹ đã tiến hành hai lần báo động chiến đấu giả để kiểm tra khả năng tác chiến nhanh của máy bay F-35. Tuy nhiên, chỉ có một trong số 6 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 này có thể hoàn thành quá trình khởi động và xuất kích đúng thời gian, theo Flight Global.
6 tiêm kích F-35A này được đưa đến căn cứ Mountain Home từ hôm 8/2 để diễn tập trong một tháng trước khi không quân Mỹ triển khai thử nghiệm phi đội F-35 đầu tiên tại căn cứ không quân Hill, Utah.
Video đang HOT
“Các vấn đề trong quá trình khởi động khiến phi công phải tắt và bật lại hệ thống điều khiển. Do đó, các máy bay không thể cất cánh đúng thời gian quy định khi báo động chiến đấu, và nguyên nhân chính là hệ thống phần mềm chưa được hoàn thiện”, báo cáo của đội bay thử nghiệm F-35 trình lên Quốc hội Mỹ ngày 26/4 nêu rõ.
Các chuyên gia quốc phòng của CNN cho biết những vấn đề xuất hiện đối với Hê thông kiêm soat thông tin tư đông (ALIS) có nhiệm vụ theo dõi “ sức khỏe” của từng bộ phận trong mỗi chiếc tiêm kích F-35 đang đặt 2.500 máy bay trị giá 400 tỷ USD này trước nguy cơ không thể tung hoành trên bầu trời.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Siêu tiêm kích F-35 gần như bị mù do lỗi phần mềm
Hệ thống radar của chiếc tiêm kích đắt nhất thế giới không thể hoạt động bình thường do gặp lỗi về phần mềm, buộc phi công phải khởi động lại liên tục.
Tiêm kích thế thế 5 F-35 của không quân Mỹ trong một cuộc bay thử nghiệm. Ảnh:Military.com
Theo JHS Janes's, quân đội Mỹ vẫn chưa thể đưa chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35 đi vào hoạt động chính thức do những trục trặc liên quan đến phần mềm điều khiển.
Lỗi này dẫn đến tình trạng phi công liên tục phải tái khởi động hệ thống radar của máy bay. Cách xử lý lỗi kiểu thô sơ trên chiếc tiêm kích tàng hình tối tân này khiến F-35 gần như bị "mù" trong khoảng thời gian nhất định trong quá trình bay cũng như trước các mối đe dọa từ đối phương.
Theo thiếu tướng Jeffrey Harrigian, Giám đốc văn phòng tích hợp F-35 của không quân Mỹ, các kỹ sư sẽ cố gắng khắc phục lỗi kỹ thuật này trước cuối tháng ba. Tuy nhiên, kế hoạch biên chế những chiếc máy bay thế hệ 5 cho không quân vào tháng 8/2016 có thể bị chậm lại đến năm 2017.
Tia chớp F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 hiện đại nhất hiện nay của Mỹ, được phát triển trong một chương trình tốn kém nhất lịch sử với kỳ vọng sẽ trang bị rộng rãi cho quân đội Mỹ và xuất khẩu ra nhiều nước đồng minh.
Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu bay thử nghiệm vào năm 2006, F-35 vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót, đặc biệt là các lỗi kỹ thuật liên quan đến hệ thống cảm biến và radar khiến kế hoạch ra mắt của nó liên tục bị trì hoãn.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tiêm kích tàng hình F-35A lần đầu tiên thả bom Chiến đấu cơ tàng hình F-35A của Không quân Mỹ lần đầu tiên ném bom trong một chuyến bay thử. Tiêm kích tàng hình F-35A thả quả bom dẫn đường bằng laser GBU-12 hôm 25.2 ở bãi thử tại bang Utah - Ảnh: Không quân Mỹ Phi công tại căn cứ Không quân Hill ở bang Utah, Mỹ hồi tuần qua đã sử...