EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 9 nhằm vào Nga
Trong khuôn khổ chuyến công du Phần Lan ngày 24/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang xúc tiến gói trừng phạt thứ 9 nhằm vào Nga liên quan đến “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Moskva ở Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới, bà von der Leyen không nêu rõ nội dung gói trừng phạt thứ 9, song cho biết thêm EU cùng với Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) và các đối tác lớn khác sẽ sớm thông qua mức giá trần toàn cầu đối với dầu mỏ Nga.
Tháng trước, EU đã phê chuẩn lần cuối cùng gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga, trong đó siết chặt các biện pháp hạn chế thương mại đối với thép và các sản phẩm công nghệ.
Video đang HOT
Trong diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Rome, Bộ trưởng An ninh năng lượng và Môi trường Italy Gilberto Pichetto Fratin ngày 24/11 cho biết 15 quốc gia thành viên EU kêu gọi giới hạn giá khí đốt, dẫn đầu là Italy, đã quyết định bác bỏ cơ chế giới hạn mà Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất.
Phát biểu sau cuộc họp của 15 nước thành viên EU, được tổ chức trước một hội nghị của Hội đồng các vấn đề năng lượng, Bộ trưởng Pichetto Fratin cho biết: “Chúng tôi nhất trí không ủng hộ đề xuất của EC. Ở giai đoạn này, quan điểm của chúng tôi là đánh giá cả đề xuất của EC về giới hạn giá và các điều khoản khác của thỏa thuận”.
Cùng ngày, Ủy viên châu Âu phụ trách Năng lượng Kadri Simson xác nhận các đại sứ của EU đã không nhất trí được về việc áp giá trần đối với dầu mỏ Nga, và các cuộc đàm phán vẫn tiếp diễn.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN
Trong phản ứng của mình, Điện Kremlin ngày 24/11 cho biết Nga không có kế hoạch cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho những nước ủng hộ áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi… sẽ không cung cấp dầu và khí cho các nước sẽ áp đặt giá trần. Nhưng chúng tôi cần phân tích mọi thứ trước khi đưa ra quyết định”.
Theo kế hoạch, từ ngày 5/12 tới, các nước G7 sẽ giới hạn mức giá 65 – 70 USD/thùng đối với dầu mỏ của Nga xuất khẩu qua đường biển, tuy nhiên các nước EU vẫn chưa đạt thỏa thuận về mức giá cụ thể.
EU và Mỹ tiếp tục viện trợ tài chính, kinh tế cho Ukraine
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 22/11 thông báo Liên minh châu Âu (EU) đã phân bổ thêm 2,5 tỷ euro (2,6 tỷ USD) để hỗ trợ Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo nêu rõ: "EC đang giải ngân thêm 2,5 tỷ euro cho Ukraine. Bên cạnh đó, chúng tôi đang lên kế hoạch bổ sung 18 tỷ euro cho năm 2023 với nguồn tài trợ được giải ngân thường xuyên. Để phục vụ các hoạt động sửa chữa khẩn cấp và phục hồi nhanh chóng hướng đến mục tiêu tái thiết Ukraine thành công, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ (Ukraine) cho tới khi nào quốc gia trên còn cần đến nguồn tài trợ này".
Kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm 24/2, các nước phương Tây đã liên tục cung cấp viện trợ nhân đạo, quân sự và tài chính cho nước này.
Hôm 9/11, EC đã đề xuất kế hoạch hỗ trợ chưa từng có trị giá 18 tỷ euro dành cho Ukraine. Theo EC, gói viện trợ này sẽ giúp Kiev tiếp tục trả lương và lương hưu, cũng như duy trì hoạt động của các dịch vụ xã hội quan trọng.
Trong diễn biến khác liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 22/11 cho biết quá trình giải ngân khoản viện trợ kinh tế trị giá 4,5 tỷ USD dành cho Ukraine sẽ bắt đầu được thực hiện trong những tuần tới.
Theo bà Yellen, khoản kinh phí này, được phê duyệt hồi tháng 9 vừa qua trong khuôn khổ dự luật tài trợ cho Chính phủ Ukraine, nhằm mục đích "củng cố sự ổn định kinh tế và hỗ trợ các dịch vụ cốt lõi của chính phủ (Ukraine)". Bà cho rằng các nhà tài trợ khác cần đẩy nhanh sự hỗ trợ dành cho Ukraine.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp khoản hỗ trợ ngân sách 4,5 tỷ USD cho Ukraine, đồng thời giải thích rằng khoản tiền này sẽ giúp thực hiện các nghĩa vụ ngân sách "ở cấp độ quốc gia và khu vực" tại Ukraine, bao gồm trang trải phúc lợi xã hội, dịch vụ y tế và lương hưu cho người dân nước này. Nhiều nguồn tin đã xác nhận số tiền trên sẽ được Cơ quan Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ chuyển tới Ukraine.
EU cam kết tuân thủ thỏa thuận Brexit với Anh Liên minh châu Âu (EU) vẫn cam kết tuân thủ thỏa thuận Brexit (Anh rời EU), nhất là về vấn đề Bắc Ireland. Các nhà lãnh đạo EU ngày 25/10 đã đưa ra cam kết trên khi chúc mừng ông Rishi Sunak chính thức trở thành tân Thủ tướng Anh. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu tại Brussels, Bỉ. Ảnh...