EU cam kết duy trì viện trợ cho Ukraine
Ngày 9/11, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrel khẳng định khối này cam kết sẽ duy trì ủng hộ Ukraine.
Phát biểu được đưa ra trong chuyến thăm của ông Borrel đến Ukraine.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell phát biểu họp báo tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, ông Borrel – người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng tới – nhấn mạnh mục đích rõ ràng chuyến thăm của ông là bày tỏ sự ủng hộ “không lay chuyển” của EU đối với Ukraine. Ông Borrel kêu gọi các nước trong EU đẩy nhanh và mạnh hơn các hỗ trợ tài chính, viện trợ quân sự và tăng cường huấn luyện cho lực lượng Ukraine. Ông cũng nói rõ chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden còn 2 tháng nữa để quyết định và hành động về Ukraine trước khi chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết Kiev đã thiết lập đối thoại giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo ngay sau khi ông Trump giành chiến thắng là minh chứng rõ nhất cho mối quan hệ đối thoại trực tiếp đang và sẽ tiếp tục phát triển. Cũng theo Ngoại trưởng Sybiha, trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về khả năng tổ chức cuộc họp trong thời gian tới và nhất trí để các nhóm công tác bắt tay vào công tác chuẩn bị.
Video đang HOT
Đây là chuyến thăm Ukraine cuối cùng của ông Borrel trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU. Trên mạng xã hội X, ông Borrell viết: “Đây là chuyến thăm Kiev lần thứ 5 của tôi. Hỗ trợ Ukraine luôn là ưu tiên cá nhân trong nhiệm kỳ của tôi và sẽ tiếp tục là một trong những chủ đề nghị sự hàng đầu của EU”.
Theo số liệu của Viện Kiel (Đức), châu Âu đã chi khoảng 125 tỷ USD hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Trong khi đó, một mình Mỹ chi hơn 90 tỷ USD.
Tuy nhiên, vấn đề tiếp tục viện trợ cho Kiev đang có những dấu hỏi lớn sau chiến thắng vừa qua của ông Trump. Giới chức EU và Ukraine lo ngại chính quyền mới dưới thời ông Trump có thể sẽ ngưng viện trợ cho Kiev. Trước đó, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng từng đặt câu hỏi về việc có nên tiếp tục duy trì viện trợ quân sự và tài chính lớn cho Ukraine, đồng thời tuyên bố ông sẽ sớm đạt thỏa thuận để chấm dứt xung đột Nga – Ukraine.
Về phía Nga, các quan chức nước này nhiều lần cảnh báo việc cung cấp vũ khí cho Ukraine đang cản trở tiến trình giải quyết xung đột và trực tiếp lôi kéo các nước trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuộc xung đột này.
Ukraine chấp nhận mọi điều kiện để có hệ thống phòng không, tăng tốc giao UAV
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố nước này sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện mà các nhà tài trợ phương Tây đưa ra để được cung cấp hệ thống phòng không tầm xa.
"Đằng sau cánh cửa đóng kín, tôi đã nói với tất cả các đối tác rằng: 'Các bạn thân mến, bất cứ điều gì các bạn muốn. Bạn muốn chúng được cho thuê, hãy cứ làm như vậy. Bạn muốn hệ thống phòng không bảo vệ biên giới của bạn, chúng sẽ làm như vậy. Chỉ cần đưa hệ thống phòng không cho chúng thôi", Ngoại trưởng Dmytro Kuleba trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình TSN của Ukraine hôm 14/4.
Ông nhấn mạnh việc chuyển giao bất kỳ loại vũ khí nào đều cần có sự chấp thuận của Mỹ. "Tôi không tin, và tôi cho rằng không ai ở Ukraine tin quân đội Mỹ hùng mạnh không có ít nhất một khẩu đội Patriot để gửi cho chúng tôi", ông Kuleba nói thêm.
Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Lục quân Mỹ
Một khẩu đội MIM-104 Patriot do tập đoàn Raytheon của Mỹ sản xuất có giá hơn 1 tỷ USD. Hồi tháng 3, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine cần ít nhất 5 - 7 hệ thống Patriot để bảo vệ năng lực sản xuất công nghiệp khỏi các cuộc tấn công tầm xa của Nga.
Còn theo Ngoại trưởng Ukraine, Kiev đang đàm phán với các nhà tài trợ phương Tây để nhận thêm 2 hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất, và một hệ thống SAMP/T của Pháp - Italia. Theo truyền thông phương Tây, Ukraine đang vận hành ít nhất 3 khẩu đội Patriot, và 1 hệ thống SAMP/T. Kiev được cho đã tiếp cận Ba Lan, Tây Ban Nha, và Romania để có thêm vũ khí.
Ukraine tăng tốc cấp UAV cho quân đội
Ukraine đã giao số lượng máy bay không người lái (UAV) cho quân đội trong năm nay nhiều gấp 3 lần so với cả năm 2023.
Theo hãng tin Reuters, đây là tuyên bố của Đại tá Vadym Sukharevskyi, chỉ huy lực lượng UAV Ukraine. Ông Sukharevskyi cho biết 99% UAV được quân đội Ukraine sử dụng là sản phẩm nội địa.
"Quá trình này vẫn tiếp tục, và sẽ ngày càng phát triển. Không phải bí mật, những hạn chế về nguồn lực trong pháo binh của chúng tôi đang được bù đắp bằng UAV như UAV FPV (góc nhìn thứ nhất), và UAV thả bom", ông Sukharevskyi nhấn mạnh.
Việc cả Nga và Ukraine tăng cường sử dụng UAV đã chuyển xung đột trên tiền tuyến sang tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự, năng lượng, và giao thông của nhau.
Theo ông Sukharevskyi, các UAV của Ukraine hiện có thể tấn công mục tiêu ở cách xa hơn 1.200km.
Mỹ bất ngờ cho phép nhà thầu quân sự đến Ukraine Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đảo ngược chính sách 3 năm qua khi cho phép một số nhà thầu quân sự triển khai đến Ukraine để hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống vũ khí do Washington viện trợ. Mỹ cho phép nhà thầu triển khai đến Ukraine (Ảnh: Getty). "Để giúp Ukraine sửa chữa và bảo trì các...