Mỹ bất ngờ cho phép nhà thầu quân sự đến Ukraine
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đảo ngược chính sách 3 năm qua khi cho phép một số nhà thầu quân sự triển khai đến Ukraine để hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống vũ khí do Washington viện trợ.
Mỹ cho phép nhà thầu triển khai đến Ukraine (Ảnh: Getty).
“Để giúp Ukraine sửa chữa và bảo trì các thiết bị quân sự do Mỹ và các đồng minh cung cấp, Lầu Năm Góc đang mời một số ít nhà thầu, những đơn vị sẽ giúp Kiev duy trì đảm bảo kỹ thuật”, một quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận ngày 8/11.
Quan chức này cho biết thêm: “Những nhà thầu này sẽ ở xa chiến tuyến và họ sẽ không chiến đấu với lực lượng Nga. Họ sẽ giúp Lực lượng vũ trang Ukraine nhanh chóng sửa chữa và bảo trì các thiết bị do Mỹ cung cấp khi cần thiết để có thể nhanh chóng đưa chúng trở lại tiền tuyến”.
Chính sách mới, được phê duyệt vào đầu tháng này trước cuộc bầu cử, sẽ cho phép Lầu Năm Góc cung cấp hợp đồng cho các công ty Mỹ làm việc trong lãnh thổ Ukraine lần đầu tiên kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Quan chức quốc phòng xác nhận rằng Mỹ đang tiến hành kế hoạch này vì một số hệ thống mà họ đã cung cấp cho Ukraine, đặc biệt là F-16 và Patriot, “cần có chuyên môn kỹ thuật cụ thể để duy trì”. Washington hy vọng chính sách đó sẽ đẩy nhanh việc bảo trì và sửa chữa các hệ thống vũ khí quân đội Ukraine đang sử dụng.
Chính sách trên đánh dấu một sự thay đổi đáng kể khác trong đường lối của chính quyền Tổng thống Joe Biden, khi Mỹ tìm cách giúp quân đội Ukraine chiếm thế thượng phong trước Nga trong những tuần cuối cùng ông Biden còn tại nhiệm.
Lầu Năm Góc dự kiến sẽ sớm bắt đầu niêm yết các hợp đồng trực tuyến. Công ty tham gia đấu thầu sẽ được yêu cầu phát triển các kế hoạch giảm thiểu rủi ro mạnh mẽ để ngăn ngừa các mối đe dọa đối với nhân viên của họ.
“Bộ đưa ra quyết định này sau khi đánh giá rủi ro cẩn thận và phối hợp với các bên liên quan, liên ngành. Mỗi nhà thầu, tổ chức hoặc công ty Mỹ sẽ chịu trách nhiệm về sự an toàn và an ninh của nhân viên của họ và sẽ được yêu cầu đưa các kế hoạch giảm thiểu rủi ro vào hồ sơ dự thầu”, quan chức Mỹ cho hay.
Không rõ liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có giữ nguyên chính sách này khi ông nhậm chức vào tháng 1 hay không. Ông từng nhiều lần tuyên bố có khả năng chấm dứt xung đột Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi trở lại nắm quyền.
Trong 2 năm qua, Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng tất cả công dân Mỹ, đặc biệt là quân đội Mỹ, phải tránh xa chiến tuyến Ukraine. Nhà Trắng đã quyết tâm hạn chế cả mối nguy hiểm đối với người Mỹ, nhất là khi Nga coi quân đội Mỹ đang tham gia chiến đấu ở Ukraine. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rõ ràng công dân Mỹ không nên đến Ukraine kể từ năm 2022.
Do đó, các thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp bị hư hỏng nặng trong chiến đấu phải được vận chuyển ra khỏi Ukraine đến Ba Lan, Romania hoặc các nước NATO khác để sửa chữa, một quá trình mất nhiều thời gian.
Quân đội Mỹ cũng sẵn sàng giúp đỡ Ukraine trong việc bảo trì và hậu cần thường xuyên hơn, nhưng chỉ từ xa thông qua cuộc gọi video hoặc điện thoại bảo mật – một thỏa thuận có những hạn chế cố hữu, vì quân đội và nhà thầu Mỹ không thể làm việc trực tiếp với hệ thống vũ khí.
Lầu Năm Góc tạo bước ngoặt khi cho phép nhà thầu quân sự Mỹ hiện diện tại Ukraine
Lầu Năm Góc xác nhận đã dỡ bỏ lệnh cấm hoạt động tại Ukraine đối với các nhà thầu quân sự Mỹ.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng TASS (Nga) trích lời đại diện của Lầu Năm Góc cho biết đang mời thầu một số nhà thầu để hỗ trợ Ukraine sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị quân sự do Mỹ và các đồng minh cung cấp. Bên cạnh đó, một số thiết bị mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine, hoặc sẽ cung cấp cho Ukraine trong những tháng tới, như tiêm kích F-16 và hệ thống phòng không Patriot, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cụ thể để bảo dưỡng.
Đại diện Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh: "Những nhà thầu này sẽ ở xa tiền tuyến và không chiến đấu với quân đội Nga.
Các nhà thầu, tổ chức hoặc công ty Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về an toàn và an ninh của nhân viên đồng thời sẽ trình bày kế hoạch giảm thiểu rủi ro vào hồ sơ dự thầu của họ".
Lầu Năm Góc đưa ra quyết định này sau khi đánh giá rủi ro cẩn thận và phối hợp với các bên liên quan. Quyết định của Lầu Năm Góc đã giúp bật đèn xanh để lần đầu tiên các nhà thầu quốc phòng Mỹ hoạt động tại Ukraine kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.
Đã có một số nhà thầu của chính phủ Mỹ làm việc tại Ukraine bởi Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ để giúp đỡ nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm giúp củng cố lưới điện của Ukraine và hỗ trợ kinh tế.
Trước đó, hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn các nguồn thạo tin cho biết Mỹ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh vào Ukraine đối với các nhà thầu nước này.
Vào ngày 25/6, kênh CNN (Mỹ) từng đưa tin rằng Nhà Trắng đang nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm triển khai các nhà thầu quốc phòng Mỹ tại Ukraine. Ở thời điểm đó, Lầu Năm Góc đã bác bỏ thông tin và khẳng định rằng vẫn chưa có quyết định nào như vậy được đưa ra.
Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine? Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. Tờ The Guardian ngày 8.11 dẫn lời giới chức Ukraine cho rằng mối quan hệ giữa nước này với Anh xấu đi kể từ khi Công...