EU bổ sung Ả rập Xê út và 4 lãnh thổ của Mỹ vào danh sách rửa tiền
Ủy ban châu Âu vừa bổ sung Ả rập Xê út, Panama và bốn lãnh thổ của Mỹ vào danh sách các quốc gia bị xem là một sự đe dọa vì thiếu kiểm soát các hoạt động tài chính cho chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động rửa tiền.
Trụ sở ủy ban châu Âu tại Brussels,Bỉ, nơi vừa đưa ra danh sách các quốc gia rửa tiền. Ảnh: Getty Images.
Động thái này là một phần trong chiến dịch truy quét các hoạt động rửa tiền sau một vài vụ bê bối tại các ngân hàng của EU. Tuy nhiên, hành động này bị một vài quốc gia EU chỉ trích, trong đó có Anh, nước lo ngại sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ kinh tế với các quốc gia bị đưa vào trong danh sách này, đáng chú ý là Ả rập Xê út. Mỹ cũng không tán thành với hành động này.
Chính quyền Ả rập Xê út cho biết, họ rất lấy làm tiếc về quyết định này trong một tuyên bố được hãng thông tấn nước này đăng tải. Ả rập Xê út đã cam kết việc tấn công các hành động rửa tiền và và tài trợ cho khủng bố là một ưu tiên chiến lược.
Panama cũng cho biết, nước này nên được đưa ra khỏi danh sách đen vì gần đây họ đã có các qui định mạnh mẽ chống lại nạn rửa tiền.
Mặc dù gặp phải các áp lực buộc phải đưa Ả rập Xê út ra khỏi danh sách này, ủy ban châu Âu vẫn quyết định không thay đổi.
Ngoài những tổn hại về mặt danh tiếng, việc bị đưa vào trong danh sách đen này sẽ phức tạp thêm mối quan hệ tài chính với EU. Các ngân hàng EU sẽ phải thực hiện việc kiểm tra bổ sung đối với các khoản thanh toán có liên quan tới các thực thể bị đưa vào danh sách này.
Video đang HOT
Những quốc gia mới được bổ sung vào danh sách đen này còn có Libya, Botswana, Ghana, Samoa, Bahamas và bốn lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ trong đó có quần đảo Virgin , Puerto Rico và đảo Guam.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết quá trình đưa vào danh sách này có lỗ hổng và phản đối việc đưa bốn lãnh thổ của Mỹ vào danh sách.
Các quốc gia khác cũng có tên trong danh sách này gồm Afghanistan, Triều Tiên, Ethiopia, Iran, Iraq, Pakistan, Sri Lanka, Syria, Trinidad và Tobago, Tunisia ,Yemen.
Năm nay, Bosnia, Guyana, Lào, Uganda và Vanuatu đã được đưa ra khỏi danh sách đen.
Hiện nay 28 quốc gia thành viên EU có một tháng, có thể được gia hạn thành hai tháng để phê chuẩn danh sách này. Ủy viên tư pháp EU Vera Jourova, người đề xuất danh sách này, nói tại một cuộc họp báo rằng, bà tự tin danh sách này sẽ không gặp trở ngại nào.
Bà cũng cho biết, đây là hành động cấp bách vì rủi ro của nótrong lĩnh vực ngân hàng lan nhanh như cháy rừng.
Anh, nước sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3, cho biết rằng, danh sách này có thể khiến các doanh nghiệp nhầm lẫn bởi nó tách khỏi danh sách nhỏ hơn do Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) biên soạn, đây là công cụ tiêu chuẩn toàn cầu để chống lại rửa tiền. Danh sách của FATF không có Ả rập Xê út, Panama và Mỹ và danh sách này sẽ được cập nhật vào tuần tới.
Theo các nguồn tin của EU, Anh là quốc gia đầu tiên phản đối việc đưa Ả rập Xê út vào trong danh sách này trong các cuộc họp kín trước khi công bố danh sách.
Vương quốc giàu dầu mỏ này là nhà nhập khẩu lớn hàng hóa và vũ khí từ EU và một số ngân hàng hàng đầu của Anh có hoạt động tại nước này. Ngân hàng Hoàng gia Scotland là ngân hàng châu Âu có doanh thu lớn nhất ở Ả rập Xê út với doanh thu công khai khoảng 150 triệu euro (169 triệu đô la) trong năm 2015. HSBC là ngân hàng châu Âu thành công nhất tại Riyadh. Nó đã đem lại khoản lãi 450 triệu euro vào năm 2015 nhưng không tiết lộ doanh thu.
Các tiêu chí được áp dụng để đưa các quốc gia vào danh sách đen bao gồm các biện pháp trừng phạt yếu kém đối với hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, không hợp tác với EU về vấn đề này và thiếu minh bạch về chủ sở hữu của các công ty và công ty tín thác.
Ông Greens Sven Giegold, người ngồi trong ủy ban đặc biệt của Nghị viện Châu Âu về tội phạm tài chính cho biết, ủy ban sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các quốc gia chưa được liệt kê trong danh sách này, trong đó có Azerbaijan, Nga, Mỹ, Anh và một số lãnh thổ ở nước ngoài của Anh.
HÀ THU
Theo TPO
EU bổ sung Saudi Arabia vào danh sách đen rửa tiền
Ủy ban châu Âu (EC) đã bổ sung 7 quốc gia vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho khối này do tình trạng kiểm soát lỏng lẻo các hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền.
Ngày 13/2, Ủy ban châu Âu (EC) đã bổ sung 7 quốc gia, trong đó có Saudi Arabia, vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho khối này do tình trạng kiểm soát lỏng lẻo các hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền.
Như vậy, trong tổng số 23 chính quyền hiện bị EC liệt vào danh sách đen có Saudi Arabia, Panama, Libya, Botswana, Ghana, Samoa, Bahamas và 4 vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Mỹ gồm Samoa, quần đảo Virgin, Puerto Rico và Guam, Afghanistan, Triều Tiên, Ethiopia, Iran, Iraq, Pakistan, Nigeria, Sri Lanka, Syria, Trinidad và Tobago, Tunisia và Yemen.
Trong khi đó, các quốc gia gồm Bosnia Herzegovina, Guyana, Lào, Uganda và Vanuatu được loại khỏi danh sách đen.
Ngoài việc gây tổn hại uy tín, các chính quyền kể trên cũng bị EC coi là đã làm phức tạp quan hệ tài chính với Liên minh châu Âu (EU).
Các ngân hàng của khối này sẽ phải tiến hành kiểm tra bổ sung các khoản thanh toán liên quan tới các thực thể từ những chính quyền bị liệt vào danh sách nói trên.
Phát biểu họp báo, Ủy viên Tư pháp của EU Vera Jourova nhấn mạnh cần phải đảm bảo "tiền bẩn" từ các quốc gia khác không tuồn vào hệ thống tài chính khối này.
Bà đồng thời kêu gọi các quốc gia bị liệt trong danh sách trên "nhanh chóng khắc phục những thiếu sót".
Bước đi của EC đã vấp phải những chỉ trích từ một số quốc gia EU do lo ngại điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ kinh tế của họ với các nước bị liệt vào danh sách trên, đặc biệt là Saudi Arabia.
EC vẫn quyết định đưa Riyadh vào danh sách trên bất chấp nhiều sự phản đối.
28 nước thành viên EU có từ 1-2 tháng để thông qua danh sách trên. EU có thể bác bỏ đề xuất của EC nếu đa số các nước thành viên phản đối./.
Theo TTXVN
Vụ giết nhà báo Khashoggi là 'một sai lầm nghiêm trọng' Bộ trưởng Ngoại giao Ả rập Xê út Adel al-Jubeir ngày 21/10 đã gọi vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại tổng lãnh sự Ả rập Xê út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là một sai lầm nghiêm trọng. Ông Adel al-Jubeir nói thái tử Mohammed bin Salman không hề biết gì về vụ việc này, Reuters đưa tin. Camera ghi lại...