Em bé nhiễm lượng nCoV nhiều gấp 51.000 lần
Một em bé sơ sinh ở Washington, nhiễm biến thể nCoV, số lượng virus trong cơ thể nhiều gấp 51.418 lần so với các bệnh nhi khác.
Trong số hơn 2.000 trẻ được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia, có một trẻ sơ sinh không bình thường. Đứa bé ốm rất nặng, trong khi hầu hết trẻ khác nhiễm nCoV có biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Bệnh nhi này được điều trị vào tháng 9/2020, hiện đã hồi phục.
Vào giai đoạn mới phát hiện bệnh, tải lượng virus của trẻ sơ sinh này cao gấp 51.418 lần mức trung bình của các bệnh nhi khác. Kết quả giải mã trình tự gene cho thấy bé nhiễm một biến thể chưa từng được phát hiện. Bác sĩ Roberta DeBiasi, Trưởng khoa truyền nhiễm của bệnh viện, cho biết cô không thể kết luận được điều gì.
Y tá chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Diaconesses ở Paris vào ngày 17/11/2020. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho biết, biến thể mới mang một loại gai protein có thể khiến nó dễ lây nhiễm hơn. Tuy nhiên, họ không chắc thể mới này là nguyên nhân tăng lượng virus đo được trong mũi trẻ sơ sinh.
“Đó hoàn toàn có thể là một trùng hợp. Nhưng mối liên hệ này khá rõ rệt. Việc một bệnh nhân có lượng virus lớn hơn theo cấp số nhân và kết quả nhiễm biến thể liên quan đến nhau”, Roberta DeBiasi, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Quốc gia Mỹ, nói.
Jeremy Luban, nhà virus học tại Trường Y Đại học Massachusetts cho biết lượng virus tăng cao ở em bé là điều gây bất ngờ và đáng chú ý. Tuy nhiên, ông thận trọng khi suy đoán “có thể là do biến thể mới hoặc đơn giản vì hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, khiến virus có thể nhân rộng”.
Theo dữ liệu của Mỹ, trẻ em ít có nguy cơ bệnh nghiêm trọng khi mắc Covid-19. Đồng thời, trẻ rất nhỏ ít lây bệnh cho người khác, mặc dù theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, mọi người đều có khả năng lây bệnh như nhau.
Hiện khoảng 270 trẻ em tại Mỹ đã chết vì Covid-19 trong khi hơn 500.000 người lớn nước này tử vong. Giới nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ tác động nCoV đối với trẻ em. Một số nhà khoa học nói có thể là do đặc điểm sinh học của ở trẻ. Tuy nhiên, trong 5 tháng qua, số bệnh nhi mắc Covid-19 ở Mỹ đã tăng lên đáng kể.
Nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, Adrienne Randolph, trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về trẻ em và nCoV, cho biết trong những ngày đầu của đại dịch, ít trẻ em bị nhiễm bệnh hơn nên không được ưu tiên giải trình tự gene. “Tuy nhiên, hiện nay các ca nhiễm đang gia tăng ở những người trẻ tuổi ở Mỹ và virus đang phát triển, nhu cầu mở rộng giải trình tự gene là cấp thiết”, cô nói.
Khi thế giới bước vào giai đoạn mới của đại dịch, nCoV đang thay đổi theo những cách đáng kể. Mỹ đã đi sau trong việc theo dõi các biến thể mới. Nhà Trắng tuần trước thông báo sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD vào giải trình tự gene để giúp theo dõi các biến thể mới, với khả năng phân tích 25.000 mẫu mỗi tuần.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát hiện biến thể mới nhất của nCoV là B.1.526, xuất hiện lần đầu tại New York, hồi tháng 11/2020. Chúng đang chiếm khoảng 25% hệ gene nCoV được giải trình tự từ thành phố này trong tháng 2, theo hệ thống dữ liệu toàn cầu GISAID. Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ California nhận dạng B.1.526 sau khi xem xét đột biến ở protein hình gai của virus, cấu trúc cho phép chúng liên kết và xâm nhập vào tế bào người.
Một trẻ sơ sinh mắc COVID-19 có lượng virus cao gấp 51.000 lần người khác
Một trẻ sơ sinh tại Washington (Mỹ) bị phát hiện không chỉ mắc một biến chủng SARS-CoV-2 mới mà còn có lượng virus cao gấp 51.418 lần bệnh nhi khác.
Tờ Washington Post đưa tin các nhà nghiên cứu đã xác định bệnh nhi bị nhiễm chủng virus mới khi phân tích chuỗi gien. Em bé này được điều trị hồi tháng 9/2020 và hiện đã hồi phục.
Hiện chưa rõ mức độ phổ biến hay nguy hiểm của chủng virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo một nghiên cứu trước công bố về các biến thể SARS-CoV-2 ở trẻ em, cơ sở dữ liệu chỉ ghi nhận 8 ca khác nhiễm biến chủng này tại các tiểu bang trung Đại Tây Dương của Mỹ.
Các nhà nghiên cứu cho biết biến chủng virus này có dạng cấu trúc protein khác biệt, có thể khiến nó trở nên dễ lây lan hơn. Cho đến nay, nhóm chuyên gia vẫn chưa thể xác định liệu chủng đột biến này có là nguyên nhân làm tăng các phân tử virus tại trong mũi của đứa trẻ này hay không.
Roberta DeBiasi, Giám đốc bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Quốc gia Mỹ, nhận xét: "Đó có thể là một sự trùng hợp hoàn toàn. Nhưng mối liên hệ này khá mạnh mẽ khi bạn phát hiện một bệnh nhân có nhiều virus hơn theo cấp số nhân và đó là một biến thể hoàn toàn khác".
Vấn đề virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng thế nào đến trẻ em vẫn chưa được các nhà nghiên cứu ngã ngũ. Theo dữ liệu quốc gia, trẻ em ít nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng. Trẻ nhỏ cũng có thể ít lây nhiễm cho người khác nếu mắc bệnh.
Trong vòng 5 tháng qua, số lượng bệnh nhi mắc COVID-19 tại Mỹ đã tăng đáng kể. Các ca mắc nghiêm trọng rất hiếm, song vẫn tồn tại, có thể gây hậu quả lâu dài như tổn thương não. Tính đến ngày 11/2, 241 trẻ em Mỹ đã tử vong do COVID-19. Số đông các ca là trẻ da màu, gốc Tây Ban Nha, gốc thổ dân da đỏ.
Ngoại trưởng Mỹ rút ngắn chuyến công du châu Á Sau khi Tổng thống Trump nhập viện điều trị Covid-19, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Pompeo sẽ rút ngắn chuyến công du tới châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rút ngắn chuyến công tác tới châu Á, (Ảnh: Reuters) Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo hôm 3/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ lên đường tới thăm Nhật Bản vào...