Elon Musk chỉ muốn nhận mình là kỹ sư
Elon Musk yêu cầu ứng viên về kỹ năng viết, đưa ra nhiều ví dụ kinh nghiệm bản thân, tính so sánh nhất và toàn bộ quá trình tư duy.
Vợ cũ của Elon Musk, Justine Musk, từng chia sẻ quan điểm cá nhân về cách mà CEO công nghệ này tuyển dụng nhân viên.
“Khi Elon và tôi đi du lịch, chúng tôi phải điền vào các mẫu đơn tại hải quan về nghề nghiệp của mình, Elon chưa bao giờ viết ra ‘Giám đốc điều hành’, ‘Vua của Thế giới’ hay ‘một tay chơi tầm cỡ quốc tế ham học’. Thay vào đó, anh viết ‘Kỹ sư’”, Justine kể lại.
Thật vậy, sâu trong trái tim của mình, CEO nổi tiếng và có tầm nhìn xa về công nghệ, Elon Musk, không muốn tự nhận mình là nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại hay một người giàu có. Anh chỉ đơn giản xem mình như một người giải quyết vấn đề.
Chính yếu tố này giúp cho hệ sinh thái của Elon Musk thu hút nhiều sự quan tâm và vô số nhân tài. Những người thông minh và có năng lực nhất đã ứng tuyển vào các vị trí tại Tesla và SpaceX, họ đơn giản muốn cùng Elon Musk đưa ra giải pháp khắc phục cho những vấn đề khó khăn nhất thế giới.
Vậy làm thế nào để Musk và công ty của mình xác định ai sẽ là ứng viên tiềm năng? Giữa rất nhiều người ưu tú, làm cách nào để họ phân biệt đâu là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất?
Musk gần đây đã chia sẻ một lời mời tuyển dụng trên Twitter của mình. Anh mời các “kỹ sư giỏi” ứng tuyển vào làm việc tại “ Gigafactory Berlin”, một nhà máy sản xuất pin ở Đức thuộc tập đoàn Tesla.
Quy mô nhà máy Gigafactory Berlin ở Đức của tập đoàn Tesla.
“Khi gửi thông tin cá nhân của mình, vui lòng mô tả một vài vấn đề khó khăn nhất mà bạn từng giải quyết và cách chính xác để giải quyết nó”, Musk viết.
Thoạt nhìn, câu hỏi này có vẻ giống với những câu hỏi phỏng vấn phổ biến, thường được vô số công ty sử dụng. Tuy nhiên, có bốn điểm khác biệt khiến yêu cầu này trở nên tinh tế. Hãy cùng phân tích chúng:
Yêu cầu kỹ năng viết
Hãy chú ý đến cách mà Musk yêu cầu ứng viên chia sẻ các ví dụ về vấn đề họ đã giải quyết, bằng cách viết ra chúng, trước khi đi đến cuộc phỏng vấn.
Video đang HOT
Đây là một yêu cầu quan trọng vì trong môi trường làm việc hiện đại, nhiều người không còn quen thuộc với kỹ năng viết. Không chỉ riêng kỹ sư mà tất cả các vị trí khác đều cần có khả năng diễn đạt suy nghĩ của mình, không chỉ qua các thiết kế hay những buổi trình bày mà còn phải qua email, hay các ứng dụng làm việc khác như Slack hoặc IM.
Ngoài ra, việc gửi kinh nghiệm bản thân bằng văn bản tạo cơ hội cho ứng viên có thời gian lâu hơn để suy nghĩ mà không bị áp lực bởi thời gian của buổi phỏng vấn trực tiếp, nơi những ứng viên hướng nội thường không thể hiện tốt nhất khả năng của mình.
Yêu cầu nhiều ví dụ
Musk đã hỏi các ứng viên “vui lòng mô tả một vài” vấn đề khó khăn mà họ từng giải quyết. Một người thông minh có thể giải quyết một hoặc hai vấn đề nhưng người thông minh nhất là người tự tìm tòi những vấn đề khó cho riêng mình để giải quyết,
Bằng cách yêu cầu một vài ví dụ, Musk và bộ phận tuyển dụng của công ty đang đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho ứng viên. Họ tìm kiếm những người tốt nhất và giỏi nhất, những người có khả năng giải quyết các nhiều vấn đề nan giải.
Dòng tweet của Elon Musk về yêu cầu tuyển dụng.
Yêu cầu mang tính so sánh nhất
Không chỉ yêu cầu kinh nghiệm, Musk muốn biết về những trường hợp “khó nhất” mà ứng viên từng xử lý. Yếu tố này cũng là sự khác biệt tinh tế và quan trong trong yêu cầu tuyển dụng của anh.
Bởi việc phải chọn ra chỉ 1 hoặc 2 phần trăm trong số rất nhiều ứng viên thực sự là một thử thách rất lớn về tính khác biệt. Cách chọn tốt nhất là nhìn vào tính phức tạp của vấn đề được chia sẻ từ các ứng viên và so sánh chúng với nhau.
Yêu cầu toàn bộ quá trình.
Cuối cùng, Musk yêu cầu ứng viên chia sẻ “chính xác cách mà họ giải quyết” những vấn đề. Anh cho thấy mình không chỉ quan tâm đến giải pháp, mà là toàn bộ quá trình tìm ra giải pháp.
Nói một cách khác, Musk và Tesla thực sự muốn biết cách mà những ứng viên tiềm năng tư duy.
Nhiều công ty hàng đầu cũng dùng cách tương tự. Các công ty công nghệ thường hỏi ứng viên đưa ra giải pháp mã hoá ngay tại buổi phỏng vấn, không chỉ là giải pháp, mà còn phải giải thích về quá trình và tại sao họ đưa ra giải pháp đó.
Tuy nhiên, Musk không chọn cách tạo áp lực cho ứng viên tại buổi phỏng vấn. Ngược lại, anh hỏi về các kinh nghiệm trước đây, những trường hợp mà ứng viên từng giải quyết.
Bằng cách này, công ty Tesla sẽ thu được nhiều thông tin hơn về ứng viên trong nhiều lĩnh vực:
Động lực Khả năng xác định các vấn đề chính và nguyên nhân gốc rễ Lý do tập trung giải quyết các khía cạnh cụ thể của những vấn đề đó Điểm mạnh, điểm yếu và khuynh hướng của cá nhân
Những thông tin trên cho Tesla biết liệu phương pháp giải quyết vấn đề của ứng viên có phù hợp với những vấn đề mà công ty đang có.
Vậy nếu bạn là nhà tuyển dụng hay ứng viên đang tìm việc, hãy tìm hiểu thêm về cách mà Elon Musk đưa ra yêu cầu. Hãy đừng chỉ hỏi về vấn đề mà ứng viên giải quyết, hãy đảm bảo bạn hỏi thêm về: kỹ năng viết, cung cấp nhiều ví dụ, tính so sánh nhất và quá trình giải quyết vấn đề.
Động thái lạ của Elon Musk và Jeff Bezos trước cuộc bạo loạn tại Mỹ
Ngày 6/1, người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào Điện Capitol và gây ra tình trạng lộn xộn. Nhiều CEO công nghệ ngay sau đó đã lên tiếng chỉ trích hành động này.
Sau cuộc tấn công Điện Capitol của những người biểu tình ủng hộ ông Trump hôm 6/1, nhiều CEO công ty công nghệ đã lên tiếng chỉ trích hành động này.
"Ngày hôm nay đánh dấu một chương đáng buồn và xấu hổ trong lịch sử quốc gia của chúng ta", Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple, chia sẻ trên Twitter.
Đám đông người biểu tình nhanh chóng tiến vào Điện Capitol.
Tuy nhiên, cho đến nay, CEO Tesla - Elon Musk và CEO Amazon - Jeff Bezos vẫn chưa bày tỏ bất kỳ động thái nào. Tính đến ngày 7/1, cả Elon Musk và Jeff Bezos đang là những người đàn ông giàu nhất hành tinh.
Tesla, công ty công nghệ với 48.000 công nhân, đã chứng kiến giá cổ phiếu tăng những 740% trong năm 2020. Elon Musk hiện là cổ đông lớn nhất công ty với 18% cổ phần. Ngoài công ty sản xuất xe điện, Elon Musk còn sở hữu 48% cổ phần SpaceX, công ty công nghệ vũ trụ mà ông trực tiếp điều hành. Ngày 7/1, vị tỷ phú này đã soán ngôi Jeff Bezos, trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 186 tỷ USD.
Riêng Jeff Bezos nắm giữ 11% cổ phần của Amazon. Tài sản của vị tỷ phú này đã tăng những 63,3% vào năm 2020, tương đương khoảng 72,7 tỷ USD. Kết quả này phần lớn nhờ những tín hiệu kinh doanh tích cực của công ty trong thời kỳ đại dịch.
Hiện tại, Amazon đang có 876.000 nhân viên làm việc trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, công ty đang có giá trị vốn hóa lên tới 1.600 tỷ USD trên thị trường.
Trong khi Bezos giữ im lặng trên mạng xã hội kể từ khi xảy ra tình trạng lộn xộn ở thủ đô Washington, Musk vẫn hoạt động rất tích cực trên Twitter. Thậm chí, CEO Tesla còn đăng tải một số hình ảnh châm biếm về vụ bạo loạn.
Đêm ngày 6/1 (theo giờ Mỹ), Musk đăng bài tweet với hình ảnh mỉa mai Facebook. Theo đó ám chỉ sự ra đời của mạng xã hội này đã dẫn đến tình trạng người biểu tình tham gia cuộc bạo loạn như ngày nay.
Từ một website đánh giá phụ nữ (từng được Mark Zuckerberg tạo ra trước Facebook), hiệu ứng domino đã dẫn đến tình trạng người biểu tình tấn công Điện Capitol. Ảnh: Twitter.
Musk cũng tweet rằng mọi người nên sử dụng ứng dụng nhắn tin được mã hóa Signal sau khi WhatsApp, ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook, yêu cầu người dùng chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ với mạng xã hội.
Musk nổi tiếng là người thẳng thắn trên mạng xã hội, tính cách này đã khiến vị tỷ phú không ít lần vướng phải những rắc rối. Điển hình vào năm 2018, Musk đề nghị đóng một chiếc tàu ngầm mini để giải cứu 12 cậu bé và huấn luyện viên bị mắc kẹt trong một hang động tại Thái Lan. Sau khi một thợ lặn người Anh coi đó là chiêu trò PR, Musk đã đăng tải lên Twitter và gọi người thợ lặn là "pedo guy" (một số giả định cho rằng cụm từ có nghĩa là kẻ ấu dâm).
Bình luận này ngay sau đó đã bị xóa và mở ra hàng loạt vụ kiện pháp lý về tội phỉ báng của Musk.
Từ lâu, người đàn ông giàu nhất thế giới có thói quen chia sẻ suy nghĩ của bản thân về mọi thứ, từ những người bán khống cổ phiếu Tesla cho đến giới truyền thông. Thậm chí, một số bài tweet của Musk còn tạo ra nhiều tranh cãi với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.
Gần đây nhất, Elon Musk công khai chỉ trích lệnh đóng cửa nước Mỹ vào thời kỳ đại dịch Covid-19 hoành hành, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp "trả tự do nước Mỹ ngay lập tức".
Mặc dù ít khi sử dụng mạng xã hội, ông chủ Amazon vẫn đưa ra những lời khiển trách nhức nhối. Khi các cuộc biểu tình Black Lives Matter diễn ra khắp nước Mỹ vào giữa năm 2020, Bezos đã sử dụng Instagram để công khai ủng hộ phong trào và chỉ trích những cá nhân bất đồng quan điểm với Amazon.
Trái ngược với Musk và Bezos, giới lãnh đạo các công ty công nghệ khác như Tim Cook, Sundar Pichai, Brad Smith hay Mark Zuckerberg đều đồng loạt lên án cuộc bạo loạn. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo trong ngành công nghiệp ôtô như CEO General Motors - Mary Barra, CEO Ford - Jim Farley cũng công khai chỉ trích những người biểu tình tham gia cuộc bạo loạn.
5 CEO công nghệ nhận lương cao nhất thế giới Elon Musk là CEO công nghệ được trả lương cao nhất năm 2019, trong khi đứng thứ 5 là Satya Nadella của Microsoft. Elon Musk (tổng lương: 595,266 triệu USD) Elon Musk không nhận lương cơ bản mà thỏa thuận nhận một số tiền từ Tesla. Trước đó, Tesla đồng ý sẽ trả cho Musk hàng chục tỷ USD nếu ông giúp hãng...