ECB tăng cường giám sát thanh khoản của các ngân hàng
Ngày 22/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) tuyên bố sẽ tăng cường giám sát thanh khoản của các ngân hàng trong Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính trong tương lai.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của báo chí, người đứng đầu đơn vị chuyên trách giám sát các ngân hàng ở châu Âu của ECB, bà Andrea Enria, cho biết cơ quan này đã quyết định từ tháng 9 tới sẽ gửi tới các ngân hàng yêu cầu báo cáo thông tin thanh khoản hằng tuần để có dữ liệu cập nhật hơn, giúp giám sát tình hình thanh khoản tốt hơn.
Hiện các ngân hàng gửi báo cáo thanh khoản cho ECB hằng tháng. Các dữ liệu bao gồm những thông tin như đáo hạn thanh khoản trong các tài khoản của ngân hàng, các đối tác của các ngân hàng và các giao dịch đảo nợ với ECB. Theo bà Enria, điều này sẽ giúp quản lý tốt hơn tình hình các tài sản và những khoản nợ hay thay đổi nhất, như các khoản tiền gửi.
ECB thực hiện điều chỉnh trên sau khi một số ngân hàng khu vực của Mỹ phá sản hồi tháng 3, tiếp đến là vụ sụp đổ ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, làm dấy lên những lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tháng 6 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các quy định nghiêm ngặt hơn đối với các ngân hàng để tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
SNB kêu gọi đưa ra các biện pháp quản lý mới sau vụ sụp đổ Credit Suisse
Trong báo cáo ổn định tài chính năm 2023, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB, ngân hàng trung ương) nêu rõ, điều quan trọng là phải rút ra được bài học từ cuộc khủng hoảng Credit Suisse dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng này, kéo theo ngân hàng UBS buộc phải giải cứu, đồng thời phải xem xét đưa ra các biện pháp ngăn chặn những cuộc khủng hoảng như vậy trong tương lai.
Biểu tượng Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ tại trụ sở ở Bern. Ảnh: AFP/ TTXVN
SNB cho rằng các biện pháp này phải làm sao củng cố được khả năng chống chịu của các ngân hàng để ngăn chặn sự mất niềm tin và đảm bảo có những lựa chọn hiệu quả để ổn định, phục hồi hoặc đóng cửa một ngân hàng quan trọng trong hệ thống trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Trong số các biện pháp, SNB kêu gọi trong tương lai các ngân hàng phải chuẩn bị một lượng tài sản tối thiểu được cầm cố ở ngân hàng trung ương nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng tiếp cận thanh khoản khẩn cấp nếu khách hàng vì lo lắng mà đua nhau rút tiền mặt.
Quy mô của ngân hàng hàng đầu Thuỵ Sĩ này gần đây lại càng "phình to" hơn sau cuộc giải cứu ngân hàng Credit Suisse đang gặp khó khăn theo ý đồ của các nhà chức trách nước này hồi tháng 3 và được UBS chính thức hoá ngày 12/6.
Các chính trị gia và nhà kinh tế đã nêu lên mối lo ngại liệu Thụy Sỹ có thể giám sát hiệu quả một ngân hàng hiện có bảng cân đối kế toán lên tới 1.600 tỷ USD và 120.000 nhân viên trên toàn thế giới hay không và những rủi ro liên quan. Tuy nhiên, SNB cho biết họ vẫn chưa thể đánh giá mức độ phục hồi của ngân hàng mới sáp nhập.
Khả năng ECB chưa dừng chu kỳ tăng lãi suất Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm và để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất, nhằm kiềm chế lạm phát ngay cả khi kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu yếu đi. Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng trung...