Đứt lìa 3 ngón tay khi dùng dao bổ mít
Một bé trai 6 tuổi đã bị đứt lìa 3 ngón tay sau khi dùng dao bổ mít. Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, vừa điều trị phẫu thuật nối liền ngón tay cho trẻ.
Bệnh nhi là bé L.M.Đ. (6 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM trong tình trạng đứt lìa ngón 3, 4 và 5 của bàn tay trái.
Theo chia sẻ của gia đình, trước đó, bé chơi cùng các bạn gần nhà và lén dùng dao để bổ quả mít, nhưng vô tình gây ra tai nạn trên.
Người nhà chỉ tìm thấy ngón tay thứ 4 và nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện địa phương để cầm máu. Sau đó bệnh viện địa phương chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành nối vi phẫu xuyên đêm cho bé.
Ngón tay của bệnh nhi bị đứt lìa được nối lại (Ảnh: BV cung cấp)
Video đang HOT
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Phó khoa Bỏng – Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, nhờ bệnh nhi là trẻ lớn, phần ngón tay đứt lìa được bảo quản tốt, nên sau hơn 3 giờ, kíp mổ đã hoàn thành việc khâu nối vết thương.
Theo bác sĩ Ngà, đây là những vết thương phức tạp, thường gặp, chủ yếu do trẻ bất cẩn trong quá trình sinh hoạt. Di chứng của các vết thương này cần được lưu ý, đặc biệt khi chúng xảy ra ở tay, chân – những vị trí thường xuyên cầm nắm và cử động.
Khả năng phục hồi ở trẻ tốt hơn người lớn, nếu khâu nối thành công sẽ giúp tái lập tuần hoàn, phục hồi chức năng, tránh co rút, nhiễm trùng hoặc các di chứng khác. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ, tình trạng vết thương. Việc xử trí kịp thời ngay sau tai nạn đóng vai trò quan trọng trong điều trị.
Bác sĩ Ngà khuyến cáo, khi gặp sự cố, cần ưu tiên cầm máu bằng băng gạc hoặc vải sạch, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Phần cơ thể bị đứt lìa nên được bảo quản cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu có nghi ngờ tổn thương xương, cần dùng nẹp cố định trong quá trình di chuyển.
Theo bác sĩ Ngà, “thời điểm vàng” để thực hiện các ca nối càng sớm càng tốt.
Bệnh viện E khám, phẫu thuật miễn phí cho đối tượng mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng
Từ ngày 6 - 10/5/2024, Bệnh viện E phối hợp với Tổ chức Operation Smile, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức chương trình khám, điều trị và phẫu thuật miễn phí dành cho người mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác.
Theo TS. BS. Nguyễn Hồng Nhung, Khoa Răng Hàm Mặt- Bệnh viện E, Bộ môn Phẫu thuật Miệng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là lần thứ 7 bệnh viện tổ chức chương trình khám và điều trị phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác.
Chương trình khám và điều trị phẫu thuật nhân đạo dành cho những người không may mắc các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, mí sụp, dính ngón tay, thừa ngón chân, vành tai...
Theo TS Nguyễn Hồng Nhung, tham gia khám sàng lọc và phẫu thuật cho các bệnh nhi mắc dị tật bẩm sinh về khe hở môi, vòm miệng gồm các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thuộc các chuyên khoa mũi nhọn của bệnh viện như: Răng hàm mặt, Gây mê hồi sức, Nội Nhi tổng hợp, Tai mũi họng, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Sức khỏe tâm thần...
"Nhiều bệnh nhi đến khám sàng lọc lần này có nhiều dạng dị tật bẩm sinh như khe hở môi, khe hở vòm miệng chưa được phẫu thuật và đã phẫu thuật (sẹo môi, lỗ thông vòm miệng, dị tật mũi). Đặc biệt, nhiều trẻ mắc dị tật dính ngón, thừa ngón tay chân. Các bệnh nhân được tư vấn, khám sàng lọc, phẫu thuật, tái khám sau phẫu thuật, được hướng dẫn về âm ngữ trị liệu cũng như các dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau phẫu thuật"- BS Nhung cho biết thêm.
TS. BS. Nguyễn Hồng Nhung, Khoa Răng Hàm Mặt- Bệnh viện E, Bộ môn Phẫu thuật Miệng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh:KM
Ngay từ sáng sớm ngày 6/5, nhiều gia đình từ Nam Định, Hà Nam, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...đưa trẻ mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác đến bệnh viện thăm khám và tư vấn phẫu thuật.
Đưa con đến khám sàng lọc sáng nay chị N.T (ở Vụ Bản -Nam Định) có 2 con đều mắc dị tật. Hoàn cảnh gia đình của chị N.T khiến ai cũng thương cảm. Chị T. cho biết, bé đầu tên là N.K.D bị dị tật khe hở môi, vòm miệng từ nhỏ, ăn uống vô cùng khó khăn. Bé D không bú được nên phải nuôi sữa ngoài hoàn toàn. Mặc dù bé đã được phẫu thuật 8 lần, nhưng vẫn chưa khỏi hẳn, vì vậy bé giao tiếp vẫn khó khăn. Hiện bé D học hết lớp 3 nhưng phải nghỉ học do nói ngọng. Lần này gia đình chị T đưa con lên đây với mong muốn được phẫu thuật để giúp cháu có thể giao tiếp được. Bé thứ 2 tên là N.H.M.H được 7 tháng, cũng bị dị tật. Gia đình chị hy vọng sẽ được phẫu thuật để chữa bệnh cho 2 con.
Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi bị dị tật khe hở môi, vòm miệng. Ảnh: KM
Được biết, hành trình tìm lại nụ cười cho trẻ mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác là một quá trình lâu dài, vất vả. Nhưng nỗi nhọc nhằn ấy luôn có sự đồng hành của các y bác sĩ Bệnh viện E.
Khi trẻ đến 9-10 tuổi sẽ tiến hành ghép xương khe hở cung hàm; chỉnh nha (răng); sửa sẹo môi mũi; phẫu thuật chỉnh hình xương hàm, mặt;
Đặc biệt, trong suốt quá trình trẻ được phẫu thuật và lớn lên sẽ được điều trị nha khoa và ngữ âm để trả lại nụ cười và giọng nói tròn vành rõ tiếng nhất cho trẻ, giúp các bé hòa nhập với cuộc sống.
Phẫu thuật thành công sẽ giúp các bé thoát khỏi những khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, mang lại sự tự tin, hàn gắn những tổn thương về thể chất và tinh thần cho các bé. Tại buổi khám sàng lọc, rất nhiều trẻ đến tái khám sau khi đã được phẫu thuật từ các lần trước đó tại Bệnh viện E.
Nhiều gia đình có người bị dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác đến từ Nam Định, Hà Nam, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc... chờ khám và tư vấn phẫu thuật. Ảnh: KM
Pleiku: Khám sàng lọc bệnh tim mạch miễn phí cho người dân Ngày 16-3, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Bệnh viện Nhi Gia Lai tiến hành khám sàng lọc bệnh tim mạch miễn phí cho người dân ở TP. Pleiku và các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Bệnh viện Nhi Gia Lai đã khám...