Dưỡng tóc bằng protein: Dùng khi nào, cách dùng và tại sao nên sử dụng?
Khi tóc chúng ta mất đi độ ẩm và dưỡng chất, protein sừng hóa bắt đầu bong ra và phân hủy.
Nó mất đi sức mạnh, độ đàn hồi và các liên kết yếu đi. Việc xây dựng lại, hỗ trợ và tăng cường ‘ma trận’ protein là chìa khóa cho tóc và da đầu khỏe mạnh. Điều này có thể làm được bằng các phương pháp tại nhà theo chia sẻ và các hướng dẫn của chuyên gia.
Tóc con người được tạo thành chủ yếu từ protein và cần nó để phát triển. Đúng như tên gọi, phương pháp điều trị bằng protein là một phương pháp điều trị có mục tiêu dành cho tóc nhằm giúp phục hồi các sợi tóc bị hư tổn.
Tiến sĩ Finney cho biết, các yếu tố như thuốc nhuộm tóc, nhiệt độ và hóa chất đều có thể tàn phá lớp biểu bì và thân tóc bên dưới, cũng như các liên kết giúp tóc đàn hồi. Điều này dẫn đến các sợi tóc khô, giòn và các vấn đề như gãy rụng và xoăn xuất hiện nhiều hơn. Nhà nghiên cứu về tóc và da đầu Shaniqua Garcia giải thích “Các phương pháp điều trị bằng protein được thiết kế đặc biệt để củng cố lớp ngoài cùng của biểu bì tóc bằng cách kết hợp protein và axit amin, bổ sung lại độ ẩm cần thiết và bảo vệ các sợi tóc khỏi bị hư hại thêm”.
Các lợi ích mà protein mang lại cho tóc
Ngoài ra, vì các phương pháp điều trị bằng protein được thiết kế để giúp tóc chắc khỏe nên chúng có thể giúp loại bỏ tình trạng gãy rụng đồng thời ngăn ngừa những hư tổn trong tương lai.
Theo nhà tạo mẫu tóc Mahogany Grace, các phương pháp điều trị bằng protein khá mạnh và chỉ nên sử dụng bốn đến sáu tuần một lần. Sử dụng chúng quá thường xuyên hoặc khi không cần thiết có thể khiến tóc bạn trở nên cứng và gãy rụng. Đó là lý do tại sao bạn bắt buộc phải biết liệu tóc của mình có thực sự cần nhiều protein hơn hay chỉ cần dưỡng hoặc dưỡng sâu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bạn sẽ nhận ra rằng tóc của mình cần protein khi nó mềm, thiếu độ xoăn hoặc gợn sóng thông thường do độ đàn hồi thấp. Mặt khác, nếu tóc của bạn có vẻ khô, thiếu độ bóng, dễ gãy hoặc giống như sợi rơm và dễ bị rối, đó là dấu hiệu bạn cần nhiều độ ẩm hơn.
Lưu ý: phương pháp điều trị bằng protein sẽ lấp đầy những khoảng trống trên tóc xốp, cải thiện độ đàn hồi và giảm khả năng gãy rụng. Dầu xả sâu sẽ dưỡng ẩm cho tóc khô hoặc xỉn màu. Tuy nhiên, protein và độ ẩm luôn đi đôi với nhau, bởi lượng protein phù hợp sẽ giúp duy trì độ ẩm. Vì vậy, bất cứ khi nào điều trị bằng protein, bạn nên dùng trực tiếp dầu xả sâu để đạt được sự cân bằng phù hợp.
Tiến sĩ Finney khuyên bạn nên áp dụng một hoặc hai lần một tuần, tùy thuộc vào loại tóc và mối quan tâm riêng của bạn. Ông nói “Tôi luôn cảnh báo bệnh nhân không nên lạm dụng quá nhiều vì quá nhiều có thể là điều xấu. Việc sử dụng các phương pháp điều trị bằng protein quá thường xuyên sẽ khiến các lỗ chân lông trên thân tóc của bạn bị bão hòa quá mức, dẫn đến tình trạng giòn và gãy rụng”.
Ảnh minh họa
Mặc dù bạn có thể điều trị bằng protein tại thẩm mỹ viện hoặc tại nhà, nhưng một số chuyên gia nói rằng phương pháp tại nhà sẽ tối ưu hơn. Bác sĩ da liễu Shamban cảnh báo rằng các phương pháp điều trị bằng protein cấp độ thẩm mỹ viện chứa nhiều loại hóa chất và thường có tác dụng mạnh như formaldehyde.
Ảnh minh họa
Các phương pháp điều trị bằng protein tại nhà bao gồm mặt nạ DIY (loại mặt nạ được làm tại nhà bằng những nguyên liệu thiên nhiên) và các sản phẩm dành cho tóc có chứa protein. Cách sử dụng sản phẩm điều trị bằng protein cho tóc được chuyên gia hướng dẫn như sau:
1. Bôi sản phẩm hoặc mặt nạ lên tóc từ da đầu đến ngọn. Chải bằng ngón tay hoặc lược có răng thưa để đảm bảo thoa đều.
2. Quấn tóc thành búi và đội một lớp che phủ, chẳng hạn như mũ tắm. (Lưu ý: Một số phương pháp điều trị không cần che phủ nên hãy luôn làm theo hướng dẫn của sản phẩm).
3. Sấy tóc (ở nhiệt độ thấp) liên tục quanh đầu để đảm bảo phân bổ nhiệt đều và tránh bị bỏng.
4. Loại bỏ lớp phủ và rửa sạch chất điều trị. Tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng của sản phẩm cụ thể, bạn có thể cần gội đầu và dưỡng tóc sau quá trình điều trị này.
Có rất nhiều sản phẩm điều trị bằng protein trên thị trường, mỗi phương pháp được thiết kế cho các loại tóc và kết cấu khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ thông tin sản phẩm, kiểm tra tình trạng tóc để có thể lựa chọn sản phẩm cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
Cách hấp tóc hiệu quả bạn nên biết
Cách hấp tóc dưới đây vô cùng hiệu quả chị em hãy chú ý học hỏi ngay hôm nay nhé.
Hấp dầu tóc là gì?
Bạn có thể hấp tóc tại nhà cực nhanh. Nguồn ảnh: Internet
Hấp dầu tóc là 1 kỹ thuật chăm sóc tóc bằng cách phủ lên trên tóc dầu dưỡng sử dụng nhiệt độ và độ ẩm của hơi nước. Phương pháp này giúp nâng lớp biểu bì trên sợi tóc và cho phép dầu xả và các liệu pháp thẩm thấu vào lớp biểu bì da đầu ở mức độ sâu hơn để dưỡng ẩm cho tóc. Đồng thời, hấp dầu tóc cũng giúp mở ra các lỗ chân lông trên da đầu nhằm loại bỏ các tạp chất và cặn sản phẩm đã tích tụ.
Bao lâu nên hấp tóc 1 lần và giữ được lâu không?
Nếu bạn cho rằng thời gian và tần suất hấp tóc sẽ tỉ lệ thuận với hiệu quả thì điều này không chính xác. Thời gian ủ tóc và hấp dầu tối ưu giúp phát huy công dụng dưỡng tóc là từ 10-30 phútvà cân nhắc tùy chỉnh theo tình trạng tóc. Tránh hấp dầu quá 30 phútbởi lúc này có thể khiến da đầu bạn trở nên phồng rộp và phát sinh những vấn đề không mong muốn.
Bí kíp hấp phục hồi tóc tại nhà hiệu quả và an toàn nhất được nhiều tín đồ làm đẹp yêu thích là sử dụng dầu thực vật (dầu dừa, dầu olive,..) hay nguyên liệu thiên nhiên (mật ong, bơ,...) và kem ủ tóc.
Hấp phục hồi tóc với dầu dừa
Là một "đại thần" trong làng dưỡng tóc và bạn có thể thực hiện đơn giản bằng cách hòa vài giọt dầu dừa cùng nước (tỷ lệ 2/5). Bước kế tiếp là thoa đều lên tóc và hãy dùng khăn giấy hoặc bông để thấm bớt lượng dầu ở da đầu. Mẹo nhỏ giúp bạn tránh trường hợp tóc bị bóng nhờn sau khi hấp.
Hỗn hợp mặt nạ bơ và mật ong
Trong khi bơ chứa vitamin E, A và các protein tốt cho việc phục hồi thì mật ong có tính kháng khuẩn tốt. Việc sử dụng hỗn hợp 1/2 quả bô cùng 2 muỗng mật ong để mát xa và ủ lên tóc sẽ giúp phái đẹp có thể phục hồi hư tổn, chẻ ngọn hoặc khô xơ. Đừng quên massage da đầu để dưỡng chất thấm sâu hơn nhé!
Bài tập sức mạnh giúp làn da khỏe, sáng mịn Nghiên cứu mới cho thấy, có thể hỗ trợ cải thiện làn da, chống lão hóa, giúp da khỏe, sáng mịn bằng việc tập luyện các bài tập sức mạnh. 1. Vai trò của tập luyện sức mạnh với làn da Khi cơ thể già đi, da sẽ trở nên kém đàn hồi, mỏng hơn, trông thô hơn, thậm chí chảy xệ. Nhiều...