Đuông dừa – món ngon khó cưỡng khi đến miền Tây
Chu du miền Tây Nam bộ, du khách sẽ được giới thiệu nhiều món ngon đậm đà phong vị. Nhưng với những người sành ăn ít món nào tuyệt diệu bằng món đuông chiên hoặc đuông nướng.
Đuông chiên nước mắm – Ảnh: Hoài Vũ
Đuông có ba loại phổ biến là đuông dừa, đuông đủng đỉnh và đuông chà là. Cả ba loại đều hút tinh chất từ cổ hũ của cây dừa, cây đủng đỉnh và cây chà là để trưởng thành nên thịt rất quý hiếm, không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng nên người có tuổi ai cũng ưa thích, nhất là dân nhậu.
Người xưa rất tinh tế và lịch lãm trong việc lựa chọn các món ăn vừa ngon vừa bổ, đặc biệt là các loài côn trùng hoặc động vật đang trong quá trình chuyển hóa âm dương, tức ở trạng thái non tơ như bồ câu ra ràng, nhộng ve, ong non, dế non… Trong đó đuông là loại ấu trùng giàu dinh dưỡng nhất bởi nó ăn toàn chất bổ béo, mầm non ngon nhất của đọt các loài cây dừa, chà là, đủng đỉnh.
Qua trải nghiệm, ông cha đã để lại cho đời sau một kho tàng quý báu về nghệ thuật ăn uống và dưỡng sinh. Chỉ riêng con đuông cũng có nhiều cách chế biến độc đáo.
Đuông dừa ngon nhất là nướng, đuông đủng đỉnh thì nấu cháo với nước cốt dừa, còn đuông chà là tuyệt nhất là lăn bột chiên, nhưng cả ba loại đuông đều có thể đem hấp xôi, một món ngon tuyệt hảo. tục truyền vua Gia Long và Minh Mạng xưa kia đều thích món xôi này (*).
Video đang HOT
Đuông chà là nằm trong đọt non của cây chà là – Ảnh: Hoài Vũ
Đuông dừa nuôi tại các nhà hàng – Ảnh: Hoài Vũ
Cách chế biến con đuông tuy đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. phổ biến nhất là sau khi bắt đuông ra khỏi đọt non của cây, chỉ cần rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi đem chiên (chỉ chiên hoặc nướng cho vừa chín, thịt phơn phớt vàng là được) hoặc nướng trên bếp than hồng.
cầu kỳ hơn chút thì đem ngâm trong nước mắm hòn hoặc lăn bột trước khi chiên. Ngày nay, nhiều nhà hàng, quán ăn còn biến tấu thêm món đuông xào củ hành, đưa vào miệng nghe thấy beo béo, bùi bùi, mùi vị thật đặc trưng.
Nhiều tay sành điệu cho biết ăn đuông không cần tiêu, ớt vì vị cay chua sẽ phá tan mùi vị đặc thù của loài ấu trùng nầy. Ngay cả rượu cũng không nên uống liền tù tì sẽ làm mất đi mùi vị tinh túy của con đuông mà chỉ cần nhấm nháp một vài ly để gây men là đủ.
Nhà văn Vũ Bằng cũng khuyên khi thưởng thức món đuông không cần kèm thêm rau củ vì đuông là “anh hùng độc lập”, có thêm các thứ đó sẽ làm mất cái hay, cái tuyệt của nó.
Đuông dừa vừa bắt ra khỏi cổ hũ dừa – Ảnh: Hoài Vũ
Đuông xào củ hành – Ảnh: Hoài Vũ
Thịt đuông ai gắp đũa đầu tiên đều cảm thấy ngầy ngậy, ơn ớn, nhưng đến con thứ 2, thứ 3 thì buộc miệng “ngon đấy!’ và sau vài lần thì cảm thấy ghiền.
Người phát hiện con đuông làm món ăn đã là một người sành điệu, người chế biến con đuông thành nhiều món ngon là một trải nghiệm lâu dài. Đúng như các chuyên gia ẩm thực từng nói “ăn uống là sáng tạo”, một sự sáng tạo văn hóa ẩm thực mà con người đang tiếp tục khám phá để ngày càng hoàn thiện.
Theo Internet
Du lịch miền Tây-Thưởng thức gà đất sét
Sự hòa hợp từ vị ngọt của gà, mùi thơm thanh mát của lá sen, lá chanh, nấm hương cùng vị mặn của muối, vị cay của tiêu, của ớt, vị chua của chanh chắc chắn sẽ khiến bạn không thể nào quên.
Vào mùa gặt, những người nông dân Tây Nam Bộ rất khoái làm món gà nướng đất sét. Sau một ngày lao động cật lực ngoài đồng, lúc chiều mát, thợ gặt tụ tập lại. Sẵn gà, sẵn đất ruộng, sẵn rơm, chỉ cần thêm một chai rượu đế, mươi phút sau là mọi người đã có thể quây quần bên món nướng thơm phức, cùng nhâm nhi hớp rượu nồng giữa cánh đồng lộng gió.
Gà được chọn lựa để làm món gà nướng đất sét là gà nuôi thả vườn, da vàng lông mướt, chế biến bằng cách để nguyên lông, chỉ cắt tiết và phao câu. Phần đồ lòng gà được rút ra làm sạch và sau đó lại dồn ngược trở lại bụng gà. Các vị trí mở ra trên gà sẽ được làm kín (cổ và vị trí gần phao câu) trước khi nướng. Gà được rửa sạch bên ngoài, đem bọc lớp lá sen dày dặn bên ngoài, rồi tiếp đến là lớp đất sét dày đắp kín nguyên con gà.
Gà nướng trên bếp than hồng hay ngon nhất là vùi nướng bằng rơm. Khi rơm cháy đượm, nhiệt từ tro rơm khiến đất sét ngả dần sang màu sáng và mùi thịt gà dường như thơm ngon hơn. Gà chín nhờ sức nóng của đất sét truyền vào tận bên trong đến khi lớp vỏ đất bên ngoài chín đen lại như một lớp ngói gốm, một vài chỗ nứt lấm tấm.
Gõ nhẹ cho lớp bùn bong ra, gỡ bỏ lớp lá sen bọc ngoài, thân gà tròn trùng trục với lớp da vàng ruộm hiện ra cùng mùi thơm quyến rũ, chỉ nhìn thôi là đã muốn ăn rồi.
Thịt gà chắc, ngọt, hơi dai chứ không mềm bở.
Thịt gà chắc, ngọt, hơi dai chứ không mềm bở. Món gà này hương vị rất tự nhiên, càng nhai lâu sẽ càng thấy được cái vị thơm thơm, ngọt ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi. Khi ăn dùng tay để xé gà, kèm thêm chút xôi nương thì quả là đúng điệu.
Với cách chế biến này, các chất dinh dưỡng trong gà được giữ nguyên trong từng thớ thịt, có giá trị dinh dưỡng cao. Sự hòa hơp từ vị béo của mỡ gà, mùi thơm của rau cùng với vị mặn chua của miếu tiêu chanh, muối ớt cộng với mùi thơm thoang thoảng của rơm giúp người ăn cảm nhận được sự khác biệt của khẩu vị món ăn đồng quê.
Gà nướng được xé thịt, vài trái cà chua và dưa leo xắt lát, mớ rau thơm và muối tiêu chanh. Nhấp ngụm rượu đế nồng nàn tình quê và nhai chầm chậm miếng "mồi" thịt gà, nghe trong vị rượu cay nồng dậy lên vị thịt ngọt lịm và vị béo từ mỡ gà quyện với mùi rau thơm và vị mằn mặn, chua chua của muối tiêu chanh. Rồi ngụm rượu như trôi theo vị man mát của miếng dưa leo giòn rụm mà thấm dần xuống bao tử. Phút chốc, những hương vịnày như hòa lẫn và lan tỏa chầm chậm khắp người.
Theo Evaplus
Những món quà sáng dân dã chỉ có ở miền Tây Thưởng thức bữa sáng với bánh bò thốt nốt, bánh cam hay xôi bắp ở miền sông nước sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm địa phương thú vị. Chuối nếp nướng Vị ngọt lịm của chuối chín quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa và đậu phộng rang tạo nên món ăn đơn giản của người miền Tây. Giá...