Dưới đây là 7 khuynh hướng tiền bạc phổ biến
Bạn có thể là một người tiết kiệm hay chi tiêu, một người thích trải nghiệm hay những thứ hữu hình, … điều này hoàn toàn không có vấn đề gì.
Nhưng hiểu rõ bạn đang nằm trong khuynh hướng nào và những giải pháp giúp bạn cân bằng để dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính hẳn nhiên sẽ rất hữu ích.
Có thể bạn đã phần nào hiểu rõ về kiểu tính cách của mình: cho dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, thích kiểm soát hay lối sống phóng khoáng. Nhưng bạn có biết mình cũng có những khuynh hướng tiền bạc riêng không?
Mỗi chúng ta đều có những khuynh hướng riêng tạo nên tính cách trong việc kiếm và tiêu tiền. Bạn có thể không nhận thấy, nhưng điều này luôn diễn ra trong cuộc sống thực.
Ví dụ đơn giản, khi bạn đi ăn tối với một nhóm bạn. Khi đến lúc thanh toán hóa đơn, một số người trong nhóm sẽ chia tiền đồng đều, trong khi những người khác thì chỉ muốn thanh toán cho đồ ăn của mình. Điều này có thể hơi khó xử, nhưng đơn giản, đó chỉ là khuynh hướng khác nhau. Vì vậy, hãy nói về xu hướng tiền bạc của bạn.
Xu hướng tiền bạc là gì?
Tính cách tiền bạc của bạn được tạo thành từ 7 khuynh hướng – xác định cách bạn xử lý tiền bạc.
1. Người thích chi tiêu hay tiết kiệm
2. Người quy tắc hay phóng khoáng
3. Người thích hữu hình hay trải nghiệm
4. Người thích chất lượng hay số lượng
5. Người thích an toàn hay địa vị
6. Người tin vào sự dồi dào hay khan hiếm
7. Người cho đi tự phát hay có kế hoạch
Những khuynh hướng này đặc trưng cho cách chúng ta đối phó với tiền bạc. Bạn có thể nghiêng về một trong hai khuynh hướng, nhưng đừng suy nghĩ quá nhiều về nó. Bởi cũng có rất nhiều người ở giữa 2 thái cực này.
Bạn có đủ khả năng để suy nghĩ và hành động theo những cách nhất định và mặc dù không có khuynh hướng nào là đúng hay sai, nhưng chúng đều có ý nghĩa. Hiểu rõ những khuynh hướng này sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình nhanh hơn. Mỗi một khuynh hướng sẽ đều có những lời khuyên giúp bạn điều chỉnh lại để cân bằng hơn.
1. Người thích chi tiêu hay tiết kiệm
Người thích chi tiêu
Là những người nhìn thấy rất nhiều khả năng sáng tạo khi nói đến tiền. Bất cứ khi nào có thêm tiền họ sẽ không thể chờ đợi để tiêu hết số tiền đó.
Người thích chi tiêu sẽ luôn muốn tiêu hết số tiền mình có.
Lời khuyên: Hãy học cách ưu tiên tiết kiệm.
Người thích tiết kiệm
Là mẫu người thà giữ tiền của mình đề phòng khi có biến cố. Dành tiền cho tương lai không phải là một sự hy sinh quá lớn đối với họ bởi nó mang lại cho họ cảm giác an toàn. Họ kiên nhẫn, có trách nhiệm và sẵn sàng chờ đợi.
Trái ngược với người thích chi tiêu, người tiết kiệm sẽ luôn suy nghĩ cách làm sao để tiết kiệm thêm nữa thay vì tiêu số tiền đó đi.
Lời khuyên: Nếu bạn tiết kiệm mọi thứ bạn kiếm được, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm thú vị khiến cuộc sống trở nên đáng sống.
2. Người quy tắc hay phóng khoáng
Người quy tắc
Là những người luôn đóng thuế, chi trả các hóa đơn đúng hạn hoặc trước hạn, luôn nắm rõ thông tin chi tiết và đưa ra những quyết định sau khi cân nhắc kỹ càng.
Video đang HOT
Người quy tắc sẽ có bảng tính, biểu đồ phân bổ và ngân sách để giúp mình cảm thấy kiểm soát được tiền của mình – những thứ họ yêu thích.
Lời khuyên: Nếu bạn sống chết theo các quy tắc và ngân sách, bạn và những người thân của bạn sẽ vô cùng mệt mỏi. Cuộc sống vốn không có quy tắc nào cả, đôi khi hãy thử giải phóng bản thân.
Người phóng khoáng
Ngày đóng tiền điện nước, thuế là khi nào? Nếu điều này nghe giống bạn hơn, có lẽ bạn là người có tâm lý “hãy tận hưởng cuộc sống”.
Tận hưởng cuộc sống hay YOLO là những câu châm ngôn của người phóng khoáng.
Lời khuyên: Nếu bạn không thực sự suy nghĩ về tiền bạc, bạn sẽ tự hỏi tiền của mình đã đi đâu sau vài năm tới.
3. Người thích hữu hình hay trải nghiệm
Người thích trải nghiệm
Nếu bạn muốn chi tiền cho những trải nghiệm, như du lịch, hòa nhạc hoặc một ngày ở spa, bạn là người coi trọng trải nghiệm. Bạn yêu thích những trải nghiệm và bạn thích tiêu tiền của mình để đi ăn tối hoặc đi xem phim hơn là bất cứ thứ gì hữu hình.
Thay vì thích những thứ xa hoa, người yêu trải nghiệm sẽ muốn học hỏi được từ mọi điều họ có trong cuộc sống.
Người thích hữu hình
Nếu bạn có xu hướng chi tiền cho những thứ vật chất, như quần áo, giày dép hoặc công nghệ mới nhất, thì bạn là người coi trọng những thứ hữu hình.
Những ô tô hạng sang, nhà lầu hay những trang sức đắt tiền chính là những gì mà người thích hữu hình hướng đến.
Lời khuyên cho cả hai: Nếu bạn đã kết hôn, hãy hỏi vợ / chồng của bạn xem họ muốn trải nghiệm hay thích những thứ hữu hình hơn rồi từ đó thống nhất quan điểm trong từng vấn đề.
4. Người thích chất lượng hay số lượng
Người thích chất lượng
Kiểu người có tính cách này sẽ muốn mọi thứ tồn tại lâu hơn. Những người coi trọng chất lượng sẽ nghiên cứu và lên kế hoạch mua hàng trước và không có xu hướng trở thành những người mua sắm bốc đồng.
Người thích chất lượng sẽ không ngại ngần chi một số tiền lớn miễn sao chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện.
Lời khuyên: Hãy tự hỏi bản thân xem có thực sự cần thiết phải chi tiêu nhiều hơn hay không hoặc liệu có lựa chọn nào ít tốn kém hơn mà bạn vẫn hài lòng không.
Người thích số lượng
Họ thích sự sáng tạo và khả năng mà sự đa dạng mang lại, thích có nhiều lựa chọn so với việc lặp đi lặp lại cùng một thứ. Những người nghiêng về số lượng thường là những người mua hàng hời hợt.
Ngược lại, những người thích số lượng sẽ mua sắm ồ ạt và thích các dịp giảm giá.
Lời khuyên: Hãy thực hiện thử thách của người theo chủ nghĩa tối giản để có một góc nhìn khác giúp hạn chế việc mua sắm của bạn.
5. Người thích an toàn hay địa vị
Người thích an toàn
Những người coi trọng sự an toàn muốn sự an toàn mà tiền bạc có thể mang lại cho mình. Họ luôn đảm bảo mình vẫn có thể xoay xở khi bị thất nghiệp hay chi trả cho các trường hợp khẩn cấp.
Những người an toàn sẽ thích giữ tiền trong két sắt, ngân hàng và không muốn chi tiêu hay thậm chí là đầu tư bằng số tiền này.
Lời khuyên: Đừng để tư duy an toàn khiến bạn sống trong sợ hãi. Khi bạn đưa ra các quyết định về tiền bạc, hãy đảm bảo rằng bạn đang nhìn thấy và xem xét tất cả các khả năng, không chỉ mặc định lựa chọn có ít rủi ro nhất.
Người thích địa vị
Những người có tính cách này thường coi trọng một chiếc ví hàng hiệu hoặc những kỳ nghỉ sang trọng. Họ cũng có nhiều khả năng tìm ra cách để biện minh cho việc chi tiêu mua sắm ở một mức độ nào đó, điều đó khiến họ cảm thấy thành công.
Dù không quá khá giả, nhưng những người thích địa vị vẫn không ngại ngần chi tiền cho những kỳ nghỉ tại các khách sạn và resort đắt đỏ hàng đầu.
Lời khuyên: Bạn phải kiểm soát chi tiêu và trái tim của mình bởi lẽ những thứ bạn sở hữu không xác định bạn là người như thế nào.
6. Người tin vào sự dồi dào hay khan hiếm
Người tin vào sự dồi dào
Những người sống theo tư duy này tin rằng luôn có nhiều hơn “đủ”. Họ có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn và không sợ kết quả khi đưa ra quyết định. Họ tin rằng sẽ luôn có cách để kiếm nhiều tiền hơn!
Luôn có nhiều hơn một cánh cửa cơ hội là những gì mà người có khuynh hướng tin vào sự dồi dào luôn nhìn thấy và suy nghĩ theo.
Lời khuyên: Tâm lý này có thể cản trở việc đưa ra những lựa chọn khôn ngoan về tiền bạc. Do vậy, hãy tìm lời khuyên của gia đình và bạn bè – những người mà bạn tin tưởng trước khi thực hiện một giao dịch lớn.
Người tin rằng mọi thứ khan hiếm
Những người hoạt động theo giả định về sự khan hiếm thường đưa ra các quyết định về tiền bạc dựa trên niềm tin rằng các nguồn lực là hữu hạn. Họ giữ chặt tài sản bởi vì họ “có thể cần điều đó vào một ngày nào đó.” Và đôi khi họ sợ mất vì chúng không thể thay thế được.
Những người có khuynh hướng tin rằng mọi thứ khan hiếm sẽ luôn có suy nghĩ theo hướng cẩn trọng rằng cơ hội không có quá nhiều.
Lời khuyên: Đừng bỏ lỡ những cơ hội tài chính thông minh sẽ giúp bạn tiến lên trong cuộc sống vì nỗi sợ hãi của chính mình.
7. Người cho đi tự phát hay có kế hoạch
Người cho đi tự phát
Những người này thường rất dễ cho tặng người khác. Nếu họ đi ngang qua một người ăn xin trên vỉa hè, họ sẽ ngay lập tức cho những người ăn xin này một chút tiền.
Đã bao giờ sau khi bạn cho tiền những người ăn xin trên hè phố, và rồi những ngày tháng sau này bạn vẫn gặp lại họ tại con phố đó dù đã nhiều năm qua đi?
Lời khuyên: Bỏ một ít tiền vào hòm từ thiện có thể sẽ khiến bạn cảm thấy tốt tại thời điểm này, nhưng số tiền này có thể không có tác động lớn như bạn nghĩ. Trao tặng tình cảm chắc chắn là điều nên làm để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn – chỉ cần nhớ rằng nếu đó là cách duy nhất bạn cho đi, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội có tác động lớn hơn ví dụ như đóng góp xây cầu cho những vùng quê nghèo, tạo học bổng cho những học sinh sinh viên nghèo vượt khó.
Người cho đi có kế hoạch
Thông thường, những người cho có kế hoạch rất coi trọng nguồn lực và tiền bạc của họ. Họ luôn có sẵn quyết định nơi họ sẽ cống hiến và họ cam kết với điều đó. Họ cũng tránh tặng cho các cá nhân hoặc tổ chức phi lợi nhuận mà họ chưa nghiên cứu.
Những ngôi nhà nổi mùa lũ chính là minh chứng cho việc các quỹ từ thiện giúp ích cho cộng đồng – tất nhiên, hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi bạn khuyên góp cho tổ chức nào đó.
Lời khuyên: Bạn có thể tìm thấy rất nhiều niềm vui khi chúc phúc cho những người không mong đợi điều đó ví dụ như một cá nhân không may bị bệnh hiểm nghèo nhưng chưa được các tổ chức hỗ trợ.
Bây giờ khi bạn đã biết các khuynh hướng tự nhiên của mình và những thách thức của mỗi khuynh hướng, bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn cho bản thân và trở nên cân bằng hơn. Và hãy nhớ rằng: Không có phần nào trong tính cách tiền bạc của bạn là đúng hay sai.
Hiểu được những khuynh hướng tiền bạc này, bạn có thể có được ý tưởng về cách quản lý tiền bạc lành mạnh hơn. Bạn càng chú ý đến lý do tại sao bạn tiêu (hoặc không tiêu) tiền theo cách bạn làm, thì bạn bạn càng có thể sửa sai khi cần bấy nhiêu. Trong 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm, bạn sẽ nhìn lại và thầm cảm ơn vì những thay đổi bạn đã bắt đầu ngày hôm nay.
Ví dụ: nếu bạn là người chi tiêu, hãy đảm bảo rằng bạn đang tuân theo ngân sách và cũng dành tiền cho các khoản tiết kiệm. Nếu bạn không kiểm soát được chi tiêu và tài khoản tiết kiệm của bạn trống rỗng, thì bạn cần phải nỗ lực cải thiện tình hình ngay từ bây giờ.
5 bước giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi nợ nần
Những khoản nợ dai dẳng luôn là vấn đề khiến nhiều người không ngừng lo lắng về tiền bạc. Làm thế nào để giải quyết nợ nần trong thời gian sớm nhất mà vẫn đảm bảo chi phí sinh hoạt hàng ngày?
1. Suy nghĩ về lý do mắc nợ
Hãy dành thời gian suy nghĩ về nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần hiện tại. Bạn đã tiêu tốn tiền bạc vào những gì? Đâu là khoản chi lớn nhất?
Bạn sẽ nhận ra mình đã "vung tay quá trán" ở những khoản mục nào. Từ đó thay đổi thói quen chi tiêu phù hợp.
Tuy nhiên, không phải hầu hết mọi người mắc nợ đều do tiêu xài "quá đà". Đôi khi, những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống như ốm đau, thất nghiệp... có thể là nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình cảnh khó khăn về tiền bạc.
Không phân chia ngân sách hợp lý, thiếu sự chuẩn bị tài chính dự phòng cho bản thân là vấn đề khiến nhiều người lâm vào thế bị động, phải vay mượn tiền bạc khi gặp những tình huống mình không thể lường trước.
Suy nghĩ về những lý do khiến bạn mắc nợ sẽ không khiến bản thân cảm thấy tồi tệ hay áp lực hơn. Thay vào đó, nó giúp bạn thay đổi theo hướng tích cực, ngăn chặn điều tương tự có thể tái diễn trong tương lai.
2. Thay đổi thói quen chi tiêu
Trước tiên, cần nắm rõ thói quen chi tiêu của bản thân bằng cách ghi chép, kiểm soát các khoản thu chi một cách chi tiết. Bạn sẽ biết chính xác dòng tiền của mình đang được sử dụng như thế nào.
Ghi chép thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu được thói quen chi tiêu của bản thân. Bạn thường chi nhiều tiền cho những khoản mục nào? Đâu là khoản chi lớn nhất trong danh mục? Số tiền tiết kiệm hàng tháng là bao nhiêu?
Bạn chắc chắn sẽ nhận ra một vài thói quen chi tiêu không tốt khiến bản thân lãng phí một số tiền đáng kể như mua sắm quá nhiều quần áo, thường xuyên ăn ngoài tiệm, hay tụ tập bạn bè... Vì vậy, cần tính toán kỹ lưỡng, xem xét cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
Chi tiêu không có kế hoạch là nguyên nhân thường thấy dẫn đến phá sản, nợ nần. Do đó, nên học cách quản lý tiền bạc và chi tiêu phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.
Bước đầu tiên để tạo thói quen chi tiêu khoa học là lập ngân sách. Việc này giúp tiết kiệm và chi tiêu hiệu quả hơn bằng cách tận dụng tối đa số tiền của mình.
Các khoản chi sẽ được phân chia thành từng danh mục cụ thể như chi phí cần thiết (ăn uống, đi lại, thuê nhà...), tiết kiệm, đầu tư... với hạn mức chi phí nhất định. Nghiêm túc thực hiện theo ngân sách đã đặt ra, bạn sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính trong thời gian sớm nhất.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu, mỗi người sẽ có cách phân chia ngân sách khác nhau. Tuy nhiên, cần đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và tiết kiệm hàng tháng.
3. Nắm rõ các khoản nợ của bản thân
Liệt kê chi tiết tất cả khoản nợ hiện tại của bản thân: số tiền nợ, lãi suất, thời hạn thanh toán. Từ đó, tính toán cụ thể để đưa ra con số tổng nợ cuối cùng.
Nên phân loại các khoản nợ theo lãi suất thực tế để xác định đâu là khoản nợ cần ưu tiên thanh toán trước. Sau đó lập kế hoạch trả nợ với mục tiêu và thời gian rõ ràng để đảm bảo chấm dứt tình trạng nợ nần nhanh nhất có thể.
4. Lập kế hoạch trả nợ
Để nhanh chóng giải quyết nợ nần, nên sắp xếp các khoản nợ theo số dư, lãi suất, thời hạn thanh toán. Từ đó, xác định đâu là khoản nợ cần ưu tiên thanh toán trước.
Thông thường, các khoản nợ có lãi suất cao nên được ưu tiên trả trước. Bởi các khoản nợ này yêu cầu bạn phải bỏ ra một số tiền khá lớn để trả cho chủ nợ hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn khi phải tiết kiệm một số tiền lớn, có thể bắt đầu bằng những khoản nợ nhỏ. Việc này sẽ giúp bạn có động lực hơn khi thực hiện kế hoạch trả nợ.
Khi đã xác định được khoản nợ ưu tiên, hãy quyết định số tiền sẽ trả mỗi tháng. Tốt nhất, nên thanh toán một lần cho một trong các khoản nợ của bạn. Đồng thời, trả số tiền tối thiểu cho các khoản nợ còn lại.
Muốn kế hoạch đạt được hiệu quả như mong muốn, cần đặt mục tiêu, ước tính thời gian cụ thể để thanh toán hết các khoản nợ. Đồng thời, nghiêm tục thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra.
Thời gian trả nợ có thể bị thay đổi nếu không duy trì đúng kế hoạch hoặc phát sinh thêm số nợ trong thời gian này. Do đó, cần theo dõi, quản lý ngân sách chặt chẽ để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trả nợ như dự định.
5. Đừng tạo thêm nợ
Sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm trong khi vẫn còn vài khoản nợ chưa thanh toán. Hoặc vay mượn tiền để tiêu dùng do ngân sách trong thời gian này eo hẹp hơn trước. Những việc này chắc chắn sẽ khiến kế hoạch trả nợ của bạn bị trì hoãn. Thậm chí, tình hình tài chính sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, nên hạn chế tối đa việc tạo thêm nợ nần bằng cách chi tiêu, quản lý tiền bạc một cách khoa học và hiệu quả. Những khoản nợ chồng chất không chỉ ảnh hưởng để tình hình tài chính cá nhân, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn gây áp lực, căng thẳng kéo dài đối với người mắc nợ.
Quy tắc ngân sách 50/20/30 trong quản lý tài chính mà ai cũng nên học theo 50% cho nhu cầu, 30% cho mong muốn vào 20% cho khoản tiết kiệm - một quy tắc đơn giản nhưng không hề dễ dàng thực hiện - quy tắc này sẽ giúp bạn giữ cho mình luôn chủ động trong mọi tình huống. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã phổ biến "quy tắc ngân sách 50/20/30" trong cuốn sách All Your Worth:...