Dưới 300 triệu vừa mua bảo hiểm phòng thân vừa gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi, tin được không?
Gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm đều là hình thức đầu tư. Mỗi một cách thức đều có những ưu, nhược điểm riêng tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu của mỗi người.
Một gói sản phẩm tiết kiệm tích hợp bảo hiểm siêu ưu đãi với lãi suất hấp dẫn vừa được TPBank triển khai.
Đối với gửi tiết kiệm, khách hàng có thể lựa chọn các kỳ hạn ngắn, đầu tư nhận lãi và tiếp tục tích lũy tái đầu tư. Nhưng việc gửi tiết kiệm không có sự cam kết bảo vệ cho sức khỏe. Còn đối với việc mua bảo hiểm, với một khoản tiền tương tự như gửi tiết kiệm, khách hàng nhận được sự bảo vệ an toàn về tài chính trước những rủi ro xảy đến trong cuộc sống, khi ốm đau, tai nạn hay thai sản,… Tuy nhiên, thời gian của những hợp đồng bảo hiểm thường kéo dài liên tục trong nhiều năm, có khi kéo dài đến 50,60 năm.
Sản phẩm mới với tên gọi Tiết kiệm Bảo Lộc của TPBank đáp ứng được cả hai nhu cầu của khách hàng: Tiết kiệm và Bảo hiểm. Theo đó, khi khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại TPBank với số tiền tối thiểu chỉ từ 60 triệu đồng, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn 0,5% so với các chương trình gửi tiết kiệm khác tại quầy. Có tới bốn kỳ hạn để khách hàng lựa chọn tham gia: 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng hay 36 tháng, Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được nhận ngay Quyền lợi Bảo hiểm nhân thọ lên đến 15 tỷ từ Tập đoàn tài chính – bảo hiểm hàng đầu Canada – Sun Life với nhiều quyền lợi bảo vệ sức khỏe: Hỗ trợ nằm viện, Điều trị tại Khoa chăm sóc đặc biệt, Phẫu thuật, Ung thư, Tử vong hay Thương tật vĩnh viễn… Nếu khách hàng gửi số tiền nhiều hơn hoặc bổ sung thêm tiền để mua Hợp đồng Bảo hiểm, khách hàng sẽ được mua các mức cao hơn với quyền lợi bảo hiểm cao hơn.
Chị Linh (Nhân viên kế toán tại Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đã từng tham gia gửi tiết kiệm và cũng có hơp đồng bảo hiểm riêng, tuy nhiên gói Tiết kiệm Bảo Lộc của TPBank khiến tôi thấy rất tiện. Kỳ hạn gửi ngắn, lãi suất lại cao hơn các gói khác, mà vẫn có thể mua được bảo hiểm phòng thân”.
Video đang HOT
Khách hàng như chị Linh không phải là hiếm gặp. Như bác Lan (Kiot số 7, Chợ Cầu Giấy) cũng chia sẻ: “Sau đợt dịch vừa rồi, bác cũng thấy lo lắng. Kinh doanh buôn bán tích cóp được ít nào thì mua bảo hiểm để đề phòng sức khỏe sau này. May có gói này của TPBank, bác không phải gửi kỳ hạn quá dài, mà vẫn có lãi nhận ngay. Như thế cũng yên tâm hơn.”
Với số tiền tích cóp chỉ từ 60-300 triệu đồng, gói Tiết kiệm Bảo Lộc của TPBank chính là phương án hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong thời điểm hiện nay, khi vừa tiết kiệm tài chính vừa có sự đảm bảo về sức khỏe.
Bảo hiểm xe máy lên "cơn sốt", cả nhà kéo nhau đi bán kiếm 5 triệu đồng/ngày ngon ơ
Từ ngày 15/5 đến hết 14/6, lực lượng CGST trên cả nước đồng loạt ra quân, tổng kiểm tra các phương tiện giao thông đường bộ. Nhờ đó mà hàng loạt đại lý bán bảo hiểm kiếm bộn tiền trong những ngày này do người dân ùn ùn kéo nhau đi mua bảo hiểm xe máy.
Ngồi bên vệ đường Hồ Tùng Mậu giữa trời nắng nóng, bên cạnh chiếc biển "Ở đây bán Bảo hiểm xe máy", trước mặt là khoảng 20 chiếc mũ bảo hiểm "rẻ tiền", chị Trần Thị Lan không giấu nổi vẻ mừng rỡ mỗi khi khách dừng xe hỏi mua bảo hiểm xe máy.
Đối với chị, 3 ngày hôm nay là dịp duy nhất trong 3 năm qua chị kiếm được nhiều tiền đến thế. Mỗi ngày chị bán được từ 500-600 giấy chứng nhận bảo hiểm, mỗi giấy chị được 10.000 đồng hoa hồng đại lý.
Địa điểm bán bảo hiểm xe máy của chị Lan là vỉa hè giữa trời nắng nóng.
Vừa cầm đăng kí xe của khách điền vào tờ bảo hiểm bắt buộc dành cho xe máy, chị Lan vừa kể: "3 năm nay hầu như ngày nào tôi cũng ngồi chỗ này, cũng vẫn biển bán bảo hiểm như vậy, may mắn lắm thì bán được 5-10 bảo hiểm, còn không thì chỉ được 2-3 chiếc thôi. Từ Tết đến giờ thì coi như không có thu nhập vì dịch bệnh nên tôi nghỉ suốt, chồng tôi làm xe ôm cũng không có khách, thu nhập bấp bênh. May quá mấy hôm nay trời thương cho lộc em ạ".
Dọc đường Hồ Tùng Mậu có hàng chục người treo biển quảng cáo "Bảo hiểm xe máy" 20.000 đồng/năm. Nhưng theo chị Lan, muốn "tránh công an phạt" thì phải mua loại 60.000 đồng/ năm. "Tâm lý người dân ham rẻ, thấy có 20.000 đồng/năm thì dừng lại hỏi mua nhưng thực chất loại này chỉ là bảo hiểm tự nguyện dành cho người ngồi trên xe máy, còn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô - xe máy theo quy định là loại 60.000 đồng", chị Lan nói.
Đa số những người bán bảo hiểm xe máy đều là lao động tự do với thu nhập không ổn định, may mắn dựa vào "lộc trời cho".
Khách đông đột biến, chị Lan cùng chồng vét sạch tiền trong nhà và vay mượn thêm bạn bè để "chơi lớn", nhập một lúc 100 quyển bảo hiểm xe máy về đứng bán dọc đường. Chỉ trong 1 ngày, hơn 500 giấy chứng nhận bảo hiểm được bán hết, thu về 5 triệu đồng. Có tiền, chị lại lấy về bán tiếp, từ chồng đến em chồng, chị gái đứng bán, mỗi người đứng cách nhau chừng 100 mét, khách hỏi mua đông nườm nượp suốt 3 ngày nay.
Khách mua quá nhiều, hai vợ chồng chị Lan không có thời gian nghỉ. "Cơm trưa còn thay ca nhau ăn vội để có thời gian phục vụ khách. Bởi mình không bán thì họ lại đi mua chỗ khác, loại này cũng chỉ "nóng" vài ngày thôi nên mình phải tận dụng tối đa thời gian để kiếm tiền bù lại những ngày thất nghiệp", chị Lan chia sẻ.
Giấy màu trắng là bảo hiểm không bắt buộc có giá 10.000 đồng/người/năm. Giấy màu vàng là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy có giá 60.000 đồng/năm.
Không chỉ đắt hàng ở thành phố lớn, mấy ngày gần đây, bảo hiểm xe máy tại các tỉnh cũng "hot" không kém, đại lý thu cả triệu đồng mỗi ngày. Chị Cao Thị Thanh Phi, đại lý bán bảo hiểm xe máy tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) cho biết, nếu như trước đây cả tháng chị mới bán được 20 giấy chứng nhận bảo hiểm thì hiện tại, mỗi này chị bán được gấp 10 lần.
Không như ở thành phố có thể đứng bán ở vỉa hè hay bán online, chị Phi bán cho mọi người cùng công ty và bán tại cổng khu công nghiệp gần nhà sau giờ tan tầm.
"Tôi làm công nhân của công ty may, lương được khoảng 6 triệu đồng/tháng, dù không phải là thấp nhưng để có thêm thu nhập nên hơn 1 năm nay tôi bán thêm bảo hiểm bắt buộc cho xe máy kiếm thêm cầu sữa cho con. Mấy ngày nay nhiều người hỏi mua, rồi giới thiệu bạn bè nữa nên tiền bán bảo hiểm xe máy còn cao hơn tiền lương", chị Phi chia sẻ.
Dân bán bảo hiểm nhiều người chơi lớn, nhập cả trăm quyển để bán mỗi ngày.
Dù kiếm "bộn tiền" từ công việc bán bảo hiểm xe máy trong những ngày này nhưng theo nhiều người, đây chỉ là công việc thời vụ, gây sốt trong thời gian ngắn. Mỗi giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy có giá 60.000 đồng nhưng được sử dụng trong cả 1 năm nên sau thời gian "hot" sẽ là thời gian "ế ẩm" kéo dài.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tại điểm a, khoản 2, điều 21, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
Bảo hiểm xe máy "siêu rẻ" giá 20 nghìn bán ngập vỉa hè Hà Nội, mua hay không? Hàng loạt điểm bán bảo hiểm xe máy với giá 20.000 đồng/năm xuất hiện trên khắp các tuyến phố tại Hà Nội những ngày gần đây, tuy nhiên người mua thật cẩn thận vì đây không phải loại bảo hiểm bắt buộc dành cho xe máy. Dọc vỉa hè các tuyến phố tại Hà Nội như Hồ Tùng Mậu, Khuất Duy Tiến, Nguyễn...