Dược thiện giải thoát ‘khô hạn’ cho chị em
Khô âm đạo (cách gọi dân dã là khô hạn) là tình trạng chất nhầy âm đạo không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, không đủ bôi trơn khi quan hệ .
Có khi bị đau rát hoặc rớm máu khi giao hợp, lâu dần hình thành cảm giác sợ và né tránh “gần gũi”. Một số bài thuốc giúp chị em cải thiện tình trạng khô hạn để giữ lửa hạnh phúc gia đình.
Chứng âm khô có liên quan mật thiết tới công năng của 3 tạng can, thận và tỳ khiến cho âm đạo kém nhu nhuận khi thận tinh, khí huyết và tân dịch không được nuôi dưỡng đầy đủ. Theo quan điểm “biện chứng luận trị”, nghĩa là căn cứ vào từng thể bệnh, chứng trạng hiện có mà chị em có thể dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Bài thuốc Bổ thiên đại táo hoàn gia giảm, dùng khi: âm đạo khô, giao hợp đau, tâm trạng buồn phiền, dễ cáu giận, đầu choáng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, miệng khô, họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Bài thuốc gồm: đảng sâm 15g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 10g, cao quy bản 12g, lộc giác giao 12g, sơn thù 10g, thục địa 15g, kỷ tử 15g, a giao 10g, nữ trinh tử 15g, tang thầm 30g, nhục thung dung 10g. Sắc uống ngày một thang, trong một tuần.
Bài thuốc Noãn thận trợ hỏa thang gia giảm, dùng khi: lãnh cảm, khi giao hợp âm đạo khô rát, sợ lạnh, tứ chi lạnh, đầu choáng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, đại tiện lỏng, nát, chất lưỡi nhợt, mạch trầm trì, vô lực. Các vị thuốc: đảng sâm 15g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 15g, cao quy bản 10g, lộc giác giao 10g, ba kích 10g, sa tiền tử 15g, hoài sơn 15g, khiếm thực 12g, phúc bồn tử 12g, tiên linh tỳ 10g, kỷ tử 15g, phụ tử chế 6g, nhục thung dung 12g. Sắc uống ngày một thang, trong một tuần.
Bài thuốc Bát trân thang gia giảm, dùng khi: giảm hoặc mất ham muốn và khoái cảm chuyện ấy, khi giao hợp âm đạo khô rát, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng úa, có cảm giác khó thở và hồi hộp trống ngực, dễ vã mồ hôi, chán ăn, mạch trầm vô lực. Phối hợp các vị thuốc sau: đảng sâm 20g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 10g, ba kích 10g, sinh địa 15g, thục địa 15g, a giao 10g, thỏ ty tử 10g, tiên linh tỳ 10g, xuyên khung 6g, nhục thung dung 10g, lộc giác phấn 1g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, trong một tuần.
Video đang HOT
Ngoài ra có thể kết hợp thuốc dùng ngoài: Sinh địa 30g, hà thủ ô 30g, huyền sâm 30g, thiên môn 30g, bạch tiên bì 30g. Sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, đem ngâm rửa âm hộ từ 10-15 phút. Ngày 1 lần, liên tục trong 2 tuần.
Lương y Sơn Vũ
Theo docbao.vn
Điều gì xảy ra khi bệnh tiểu đường không được điều trị?
Bỏ qua bệnh tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng mạn tính, nhiều biến chứng không xuất hiện ngay lập tức mà có thể âm thầm tích tụ trong thời gian dài.
Mức đường cao có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng "yêu" - SHUTTERSTOCK
Dưới đây là bốn vấn đề về sức khỏe mà người bệnh có thể phải đối mặt, theo Medical Daily.
Nhiễm ketoacidosis tiểu đường
Khi nguồn cung cấp insulin của cơ thể quá thấp, người bệnh có thể đối mặt với một biến chứng rất nghiêm trọng được gọi là nhiễm ketoacidosis tiểu đường hoặc DKA. Nó làm cho máu có tính a xít, có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng, chấn thương, bệnh gì đó, thiếu insulin, hoặc phẫu thuật có thể khiến người bệnh tiểu đường loại 1 nhiễm DKA, theo MedlinePlus.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể phát triển DKA nhưng ít phổ biến hơn và ít nghiêm trọng hơn. DKA thường được kích hoạt bởi đường huyết không kiểm soát kéo dài, không uống thuốc, hoặc bệnh nặng hoặc nhiễm trùng.
Bệnh tim
Nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng gấp đôi ở người lớn bị tiểu đường, theo ghi nhận của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Nhưng nếu bệnh tiểu đường biết quản lý và tuân thủ lối sống lành mạnh thì bệnh tim có thể phòng ngừa.
Theo thời gian, lượng đường huyết cao có thể gây tổn hại cho thành động mạch. Các chất như chất béo và cholesterol có thể tích tụ dọc theo các thành động mạch. Khi chúng cứng lại và làm thu hẹp đường đi của các động mạch, chúng có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra một số bệnh tim mạch, theo Medical Daily.
Các vấn đề về chân
Bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể làm tổn thương dây thần kinh. Nếu tổn thương dây thần kinh ở chân, người bệnh có thể bị loét, phồng rộp và da bàn chân cứng. Bệnh tiểu đường nếu không điều trị cũng dễ bị nhiễm trùng móng tay và chân.
Nếu tổn thương thần kinh không được điều trị, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân khiến họ khó nhận ra cơn đau bất thường, chết mô, hoặc bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác. Theo thời gian, trường hợp xấu nhất là cắt cụt.
Tiến sĩ Richard A. Frieden, tại Bệnh viện Mount Sinai, New York (Mỹ), khuyến khích ở độ tuổi 40 và 50 nên khám sàng lọc bệnh tiểu đường để điều trị càng sớm càng tốt.
Rối loạn chức năng "yêu"
Mức đường cao có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng giường chiếu. Nam giới có thể phải đối phó với rối loạn chức năng cương dương, phụ nữ có thể bị khô âm đạo - biến chứng thường phát sinh do dây thần kinh bị tổn thương hoặc mạch máu, theo Medical Daily.
Theo Viện Tiểu đường Anh, cả hai giới mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm do hàm lượng đường trong nước tiểu tăng cao sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn như nấm phát triển mạnh.
Theo thanhnien
Những loại trái cây tốt cho sức khỏe, bạn nên đưa vào thực đơn! Ngoài rau và quả hạch, hoa quả là một trong những nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây đều bổ dưỡng như nhau. Shutterstock Dưới đây là danh sách một số loại trái cây tốt cho sức khỏe mà bạn nên đưa vào thực đơn của mình, theo Yournews. Mận Các loại...