Dùng vòng xoắn kim loại bít túi phình đột quỵ não
Bệnh nhân nam, 63 tuổi, bị đột quỵ não, được bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương can thiệp nội mạch bít túi phình bằng các vòng xoắn.
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết bệnh nhân nhập viện 10 ngày trước do đột ngột đau đầu dữ dội, sụp mi, giãn đồng tử bên trái. Hình ảnh chụp CT sọ não phát hiện tình trạng xuất huyết dưới nhện.
Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch máu não. Chụp CT Scan mạch máu não ghi nhận hai túi phình ở động mạch cảnh, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Các bác sĩ hội chẩn, khẩn trương can thiệp nội mạch bít tắc bằng các vòng xoắn kim loại (coils). Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không yếu liệt, giảm sụp mi mắt trái.
Bệnh nhân hồi phục ổn định sau can thiệp. Ảnh: An Nguyên.
Theo bác sĩ Tuấn, trước đây túi phình mạch máu não thường được điều trị bằng cách kẹp túi phình vi phẫu. Phương án này cần phải phẫu thuật mở sọ và thời gian hồi sức lâu hơn.
“Một trong những phương pháp hiện đại hiện nay là can thiệp nội mạch bít túi phình, đường rạch da chỉ 2 cm ở bẹn”, bác sĩ Tuấn phân tích. Bác sĩ luồn một sợi dây đi trong lòng mạch máu đến túi phình và bỏ những vòng xoắn kim loại để bít túi phình. Thời gian nằm viện và phục hồi tốt hơn phương pháp mổ hở hay vi phẫu thuật túi phình.
Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não là dạng đột quỵ rất nguy hiểm. Bệnh khởi phát đột ngột, đau đầu dữ dội, nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể hôn mê. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến hơn 90% hoặc để lại di chứng tàn phế rất nặng nề.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương triển khai can thiệp nội mạch túi phình mạch máu não 7 năm qua. Hơn 150 ca túi phình được điều trị bằng nhiều phương án như thả coils đơn thuần, stent chẹn cổ túi phình, stent chuyển dòng, bóng chẹn cổ túi phình… Hầu hết bệnh nhân đều xuất viện ổn định, quay trở lại cuộc sống như lúc khỏe mạnh.
Video đang HOT
Đau đầu đột ngột cảnh báo nguy cơ xuất huyết nội sọ
Xuất huyết nội sọ là một tình trạng cấp cứu có khả năng đe dọa tính mạng và bệnh nhân cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật cấp cứu xuất huyết nội sọ - NGUYÊN MI
Có nhiều triệu chứng cảnh báo tình trạng xuất huyết nội sọ. Đau đầu chính là một trong những triệu chứng mà nhiều người bỏ qua.
Bệnh nhân (BN) T.T.H (46 tuổi, ngụ TP.HCM) được người nhà đưa đi cấp cứu do đau đầu đột ngột, lơ mơ và tê liệt một bên cơ thể. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), qua hình ảnh chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA), các bác sĩ xác định BN bị rò động tĩnh mạch màng cứng, giãn tĩnh mạch vỏ não, có ổ máu tụ, đột quỵ xuất huyết nội sọ.
BN đã được phẫu thuật cấp cứu thành công. Sau 3 ngày phẫu thuật, BN hồi phục tốt, không để lại khiếm khuyết thần kinh; có thể đi đứng, sinh hoạt bình thường.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Đức, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM): Xuất huyết nội sọ là một loại đột quỵ xảy ra khi mạch máu đột nhiên bị vỡ và máu tràn vào nhu mô não. Lượng máu trong não gia tăng áp lực có thể làm tổn thương các tế bào não. Trường hợp xuất huyết một cách ồ ạt có thể khiến nạn nhân bất tỉnh hoặc tử vong.
Đây là một tình trạng cấp cứu có khả năng đe dọa tính mạng và BN cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
"Mục tiêu chính của điều trị xuất huyết nội sọ là cầm máu dẫn lưu lượng máu đang chèn ép mô não. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí xuất huyết trong não, người bị xuất huyết nội sọ có thể cần được chăm sóc và điều trị trong thời gian dài hay ngắn", bác sĩ Minh Đức cho hay.
Nguyên nhân
Theo bác sĩ Minh Đức, xuất huyết nội sọ có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, những người bị huyết áp cao hoặc có các chấn thương vùng đầu từ trước có nguy cơ bị xuất huyết nội sọ cao hơn. Ngoài ra, các mạch máu bất thường trong não có thể gây xuất huyết nội sọ.
Một số các nguyên nhân ít gặp hơn của xuất huyết nội sọ bao gồm: chấn thương đầu; khối u; sử dụng chất làm loãng máu; vỡ phình động mạch não; vấn đề đông máu; lạm dụng một số loại thuốc; một số rối loạn khác về máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Người dân có thể làm giảm nguy cơ mắc xuất huyết nội sọ bằng cách: kiểm soát bệnh tiểu đường; bỏ thói quen hút thuốc; kiểm soát và điều trị bệnh tim; tập thể dục thường xuyên; thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh; điều trị huyết áp cao.
Triệu chứng cảnh báo
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức lưu ý có nhiều triệu chứng cảnh báo tình trạng xuất huyết nội sọ. Trong đó, đau đầu là một trong những triệu chứng mà nhiều người bỏ qua. Mọi người cần nhận biết một số dấu hiệu và triệu chứng quan trọng của xuất huyết nội sọ như:
- Đau đầu đột ngột, dữ dội.
- Khó nói, khó hiểu, hay mất khả năng viết hoặc đọc một cách đột ngột.
- Tê, ngứa đột ngột hoặc yếu một bên cánh tay, chân hoặc một bên mặt.
- Mê sảng, mất ý thức.
- Nôn hoặc buồn nôn.
- Mất thăng bằng.
- Đột ngột thay đổi về thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Lú lẫn.
- Mất phối hợp vận động.
Để xác định tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra xuất huyết nội sọ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng kỹ thuật DSA để tìm kiếm những bất thường đối với mạch máu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm máu giúp xác định các nguyên nhân khác gây ra tình trạng trên, như bệnh tự miễn hoặc các vấn đề về đông máu.
BN bị xuất huyết nội sọ phải điều trị lập tức và cả lâu dài. BN sẽ có tiên lượng kết quả tốt nếu được điều trị sớm kể từ khi bắt đầu có tình trạng xuất huyết. Nếu khoảng thời gian bắt đầu có triệu chứng càng kéo dài thì lượng máu chảy càng nhiều, dẫn đến BN càng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong.
Vì vậy, "người có triệu chứng xuất huyết nội sọ cần phải được đưa đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt", bác sĩ Đức lưu ý.
Về lâu dài, BN cần kiểm soát huyết áp cao và thay đổi lối sống, cũng như kiểm tra tái khám thường xuyên, sẽ có thể giúp giảm nguy cơ tái xuất huyết. Ngoài ra, đối với một số BN bị tổn thương não nặng hơn, mất chức năng thì phải vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để có thể khôi phục một phần các hoạt động thường ngày; trị liệu ngôn ngữ có thể được áp dụng giúp BN lấy lại được khả năng giao tiếp.
Những dấu hiệu đột quỵ chết người nếu bỏ qua Trước cơn đột quỵ, cơ thể gửi những cảnh báo rất rõ ràng nhưng thường bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Cơn đột quỵ xảy ra đột ngột, tuy nhiên, trước đó, một tuần đến vài tháng, cơ thể đã phát ra các tín hiệu cảnh báo. Song vì chủ quan hoặc thiếu hiểu biết...