Đừng vội mơ xe sang châu Âu giá rẻ nhờ thuế giảm 0%
Ô tô từ châu Âu sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào Việt Nam theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU vừa được ký kết, nhưng liệu rằng, giá xe có giảm mạnh theo thuế sau 7-10 năm nữa?
Cơ hội giảm giá cực mạnh cho xe sang châu Âu
Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam vừa được ký vào chiều ngày 30/6 tại Hà Nội. Hiệp định cho phép nhiều sản phẩm trong đó có ô tô nhập khẩu từ châu Âu vào Việt Nam hưởng thuế 0% và giảm theo lộ trình cam kết trong 7-10 năm nữa.
Hiện tại, ôtô nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đang chịu thuế suất 70% với nhiều thương hiệu hạng sang được yêu thích như Audi, Mercedes-Benz, BMW, Jaguar- Land Rover , Volvo, Maserati, Volkswagnen, chủ yếu từ nước Đức. Một số thương hiệu xe sang, siêu xe của Anh quen thuộc như Bentley, Rolls- Royces… có thể sẽ không được hưởng thuế ưu đãi do Anh ra khỏi EU.
Trao đổi với Xe VietNamNet, Cục Đăng kiểm cho biết, ô tô châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam phổ biến nhất vẫn là xe Đức. Năm 2018, xe nước này đăng kiểm tại Việt Nam là 1.197 chiếc. Ô tô từ nước châu Âu khác vào Việt Nam không đáng kể như Hungari có 26 chiếc, Hà Lan có 31 chiếc, Slovakia có 166 chiếc… đăng kiểm năm 2018.
Ô tô Volkswagen vào Việt Nam vẫn có giá cao do chịu thuế cao
Với chính sách này, trong tương lai tới, giá các dòng ô tô hạng sang trên vào Việt Nam sẽ giảm đi đáng kể. Mức giảm có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Chưa kể, thuế nhập khẩu bằng 0% sẽ kéo theo giá trị tuyệt đối khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của chiếc xe cũng được giảm mạnh, bởi theo cách đánh “thuế chồng thuế”, hai sắc thuế trên được đánh trên giá xe nhập khẩu cộng cả thuế nhập khẩu.
Đơn cử như mẫu xe Audi Q8 2019 (dung tích động cơ 3.0 lít), giá khởi điểm tại thị trường Đức khoảng 67.400 USD (khoảng 1,57 tỷ), trong khi giá đề xuất của mẫu xe này tại Việt Nam được rao vào khoảng 4,5 tỷ đồng. Nếu tính theo mức giá nhập tại Đức 1,57 tỷ thì mẫu xe này đang chịu mức thuế nhập khẩu về Việt Nam khoảng 1,1 tỷ đồng. Thuế nhập khẩu được miễn, giá mẫu xe trên bán tại Việt Nam cũng sẽ giảm hàng tỷ đồng, vì khi giá xe nhập giảm thì thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ… cũng sẽ giảm theo.
Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu theo EVFTA sẽ giảm theo lộ trình dài nên giá xe cũng không giảm sốc một lần mà sẽ giảm từ từ.
“Đừng chiêm bao chuyện xe nhập Châu Âu giá rẻ”
Trên thực tế, liệu giá xe nhập châu Âu có được giảm sâu đúng như lý thuyết?
Video đang HOT
Anh Tùng, đại diện một đơn vị tư nhân chuyên nhập khẩu xe sang ở Tây Hồ, Hà Nội cho biết: “Nếu thuế nhập khẩu châu Âu bằng 0%, về lý thuyết giá ô tô sẽ giảm mạnh, nhất là đối với những xe sang chịu phí cao. Đáng nhẽ ra những người chuyên kinh doanh xe sang như chúng tôi phải vui mới đúng. Bởi giá xe nhập từ châu Âu trước nay cao ngất ngưởng gấp 2-3 lần so với các nước trong khu vực do thuế phí cao khiến việc buôn bán của chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì bị hạn chế đối tượng khách hang”.
“Nhưng niềm vui này còn khá mơ hồ! Khi lộ trình phải đến 7-10 năm, trong khoảng thời gian này thị trường xe hơi nhập khẩu, chính sách nhà nước sẽ có những chuyển biến rất nhanh chóng và không dự báo được điều gì”, anh Tùng nói.
Mercedes Benz là dòng xe sang của Đức thông dụng ở Việt Nam
Dưới góc độ người tiêu dùng, anh Nguyễn Châu, 49 tuổi ở Hà Nội nói: “Tin này nếu đọc được 2 năm trước thì hẳn là ai cũng vui và háo hức chờ đón. Nhưng sau câu chuyện thực tế việc giảm thuế nhập khẩu 0% từ ASEAN thì có lẽ, người mua xe như chúng tôi cảm thấy không tin tưởng lắm!”
Theo anh Châu phân tích: “Ô tô từ ASEAN vào Việt Nam với thuế nhập khẩu về 0% nhưng rồi giá xe có giảm không hay lại tăng lên? Chẳng ai bán hạ giá khi mặt hàng đó nhu cầu vẫn đang rất cao! Có lẽ khi cả thế giới bỏ xe hơi chuyển sang xe điện hoặc xe chạy hydro thì giá xe ô tô trong nước mới có thể giảm được. Chúng ta đừng chiêm bao chuyện ô tô giảm mạnh, giá rẻ!”.
“Giảm thuế nhập khẩu nhưng chính sách trong nước có thể lại “bù” lại như tăng thuế trước bạ, thuế tiêu thu đặc biệt… các loại thuế khác. Nhìn giá xe nhập khẩu ở ASEAN cho thấy, thuế tuy cũng giảm về 0% nhưng giá xe thậm chí vẫn còn cao hơn lúc chưa giảm. Không có gì đáng mừng cả…”, anh Trần Phong ở Hà Nội chia sẻ.
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết: “Hiệp định lần này mở ra cơ hội xe giảm giá thì cũng mang đến nhiều thách thức, áp lực lớn cho một số doanh nghiệp lắp ráp trong nước như Vinfast, Thaco Trường Hải hay Hyundai Thành Công… Từ xưa đến nay, đại đa số người tiêu dùng Việt hướng đến những dòng xe giá rẻ, giá trung bình do trong nước lắp ráp hoặc nhập khẩu từ các nước ASEAN. Nhưng nếu xe Châu Âu vừa sang trọng, chất lượng tốt lại có giá tốt nữa thì sẽ khiến thị trường xe Việt có sự cạnh tranh đáng kể về thị phần giữa các hãng, đại lý với nhau”.
“Tuy nhiên một bài học lưỡng tiền từ tháng 1/2018 khi thuế nhập khẩu ô tô ASEAN bằng 0% nhưng giá xe lại không được giảm như mong muốn. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm rằng Việt Nam đừng bao giờ mơ xe giá rẻ kể cả với lộ trình thuế nhập khẩu xe từ Châu Âu được giảm 0% trong nhiều năm tới. Bởi cốt lõi nằm ở chính sách tài chính, thuế phí ở nước ta cao. Ngoài thuế nhập khẩu thì còn bao nhiều loại thuế phí khác nữa”, TS Long nói thêm.
Theo Vietnamnet
Ôtô Đức về Việt Nam giảm giá 30%: Dằn tiền chờ xe sang
Khi Việt Nam và EU ký kết Hiệp định thương mại tự do, ôtô nhập khẩu từ châu Âu sẽ được giảm thuế về 0%. Chỉ 3-5 năm tới giá xe từ châu Âu về có thể giảm tới 30% so với hiện nay.
Khi đó, ôtô nhập khẩu sẽ có thế mạnh lớn. Muốn phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước, theo các DN, ngay trong năm nay, Nhà nước cần ban hành thêm những chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư.
Ngóng ưu đãi
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đề cập tới việc sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ôtô. Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Tài chính, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước, là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước".
Hiện ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô vừa nhỏ bé, vừa yếu kém. Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính cho biết, chính sách này được thực hiện sẽ khuyến khích các DN sản xuất, lắp ráp ôtô nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, qua đó phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, với phần linh kiện sản xuất trong nước, chắc chắn chí phí sẽ giảm, DN có điều kiện để giảm giá xe và người tiêu dùng dễ tiếp cận với ôtô hơn hiện nay.
Phía các DN sản xuất lắp ráp ôtô cũng rất trông chờ chính sách này ban hành. Tuy nhiên, ý kiến chung đều cho rằng cần có thêm ưu đãi nữa tạo ra sự đồng bộ, mới đem lại hiệu quả.
Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô vừa nhỏ bé, vừa yếu kém. Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu là DN nhỏ và vừa, công nghệ thấp vốn đầu tư ít. Thế mạnh là sản xuất các linh kiện cơ khí, nhựa đơn giản, có hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Với ngành công nghiệp hỗ trợ còn kém phát triển như vậy, dù có được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước, giá xe cũng khó giảm mạnh. Nếu không có lực lượng các nhà cung cấp linh kiện nội địa với chất lượng đảm bảo thì ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cũng vô nghĩa.
Điều các DN ôtô phải làm là cố gắng hỗ trợ các nhà sản xuất linh kiện nội địa, để họ có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, để phát triển được một đội ngũ các nhà sản xuất linh kiện nội địa hùng hậu, cần có thời gian cũng như chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Theo ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Hyundai Thành Công, mặc dù công nghiệp hỗ trợ thuộc 6 ngành sản xuất được ưu tiên phát triển, được ưu đãi đầu tư, nhưng mức ưu đãi cũng chỉ như các ngành nghề khác. Vì vậy, công nghiệp hỗ trợ ôtô suốt thời gian dài vừa qua cũng chỉ đạt 7-10% giá trị sản phẩm và chưa có đột phá.
Trong khi đó, các DN công nghiệp hỗ trợ cũng đang đối mặt với thách thức khi linh kiện ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN đã về mức 0% từ 2018. Trong khi DN công nghiệp hỗ trợ trong nước phải chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất linh kiện, thì linh kiện ôtô nhập khẩu được hưởng thuế 0%, nên không có khả năng cạnh tranh.
Vì vậy, các DN đề nghị các cơ quan chức năng sớm xây dựng một cơ chế đặc thù về chính sách miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu, vật tư đầu vào để sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô ngay trong năm 2019.
Nếu nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất linh kiện ôtô giảm về 0% sẽ khuyến khích các DN đầu tư cho sản xuất linh kiện và góp phần giảm chi phí, giá xe sẽ giảm.
Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho sản xuất lắp ráp ôtô điện, ôtô lai xăng điện. Những ưu đãi hiện nay, vẫn chưa đủ để khuyến khích các DN đầu tư cho sản phẩm này.
Lo xe nhập tràn về
Ngành công nghiệp ôtô phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng. Chỉ có sản lượng lớn mới giúp công nghiệp hỗ trợ phát triển. Vì vậy, cần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ôtô. Phải ngăn chặn, không để xe nhập khẩu tràn vào với số lượng lớn giá rẻ.
DN ôtô Việt Nam mong chờ có thêm chính sách ưu đãi với ôtô trong nước.
Hiện xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều và giá ngang bằng với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tuy trùng với đợt nghỉ Tết Âm lịch nhưng lượng ôtô nhập khẩu (CBU) vào Việt Nam trong tháng 2/2019 vẫn tăng mạnh với 14.134 xe.
Trong đó, hầu hết mẫu xe nhập khẩu đều có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia.Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong 2 tháng đầu năm 2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước (CKD) giảm 16% trong khi xe nhập khẩu tăng 169% so với cùng kỳ. Nếu nguồn cung tốt hơn nữa, xe nhập khẩu có thể cân bằng doanh số xe lắp ráp trong những tháng tới, thậm chí vượt qua để chi phối thị trường.
Sắp tới Việt Nam và EU sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do, ôtô nhập khẩu từ châu Âu sẽ được giảm thuế về 0%. Chỉ 3-5 năm tới giá xe từ châu Âu về có thể giảm tới 30% so với hiện nay. Xe nhập khẩu sẽ có thế mạnh lớn.
Theo các DN, những chính sách ưu đãi dành cho công nghiệp ôtô, cần phải được xây dựng trong năm 2019, mới có tác dụng. Càng để lâu, cơ hội phát triển công nghiệp ôtô sẽ không còn.
Theo news.zing.vn
Vingroup sắp bán Vsmart ở Tây Ban Nha Tây Ban Nha mở đầu cho kế hoạch mở rộng sang Châu Âu của Tập đoàn Vingroup đối với sản phẩm smartphone. Ngày 20/3, Công ty VinSmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) chính thức công bố ra mắt thương hiệu và sản phẩm smartphone Vsmart tại Tây Ban Nha. Theo đó, smartphone đầu tay của Vingroup sẽ được phân phối qua chuỗi gần 90...