Dùng trái cây thay bữa ăn sáng liệu có tốt cho sức khỏe?
Nếu chỉ ăn trái cây vào buổi sáng sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhiều người tiêu dùng thắc mắc rằng liệu ăn buổi sáng với trái cây có tốt cho sức khỏe?
Tờ The Healthywomen cho rằng theo các chuyên gia dinh dưỡng, thường xuyên ăn trái cây vào buổi sáng sẽ không cung cấp đủ năng lượng. Cụ thể, tờ này cho hay trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng đủ cho buổi sáng, đó còn chưa kể có một số loại thực phẩm không nên ăn khi đói như quả hồng vàng, cà chua, chuối… Do đó chúng ta chỉ nên cố gắng thêm ít trái cây và rau vào bữa ăn sáng. Món trứng tráng Frittata kiểu Ý, trộn rau củ sẽ làm cho bữa sáng thêm bổ dưỡng.
Điều này cũng được TS Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nhấn mạnh trên báo chí: Hiện nay nhiều chị em chọn một đĩa rau, củ quả cho bữa sáng, mặc dù tong hoa quả cũng có một ít đạm, chất béo, còn lại là khoáng chất, vitamin… Tuy nhiên, bữa sáng bằng hoa quả không đảm bảo năng lượng và cân đối dinh dưỡng cho khởi đầu một ngày mới.
“Trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể” – vị chuyên gia lý giải.
Trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng đủ cho buổi sáng, đó còn chưa kể có một số loại thực phẩm không nên ăn khi đói. Ảnh: Internet
Ăn sáng như thế nào cho đúng cách?
Trên website của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bữa ăn sáng lành mạnh là một bữa ăn giàu carbohydrate phức hợp (đường đa) có trong các loại ngũ cốc: gạo, mì, ngô, khoai củ…, cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất. Có nghĩa là chúng ta vẫn phải ăn đủ bốn nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Hội Dinh dưỡng khuyến nghị một bữa ăn sáng hợp lý, trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể trong một ngày, lượng carbohydrate cần chiếm khoảng 60%, lượng protein khoảng 10%-14%, chất béo chiếm khoảng 25%-30%. Do đó, bữa sáng nên có tinh bột chủ yếu là cơm, bánh bao, phở…, các loại thực phẩm giàu protein như trứng gà, sữa, sữa đậu nành, các sản phẩm làm từ đậu, các loại thịt đã nấu chín…; hoa quả và rau xanh. Lý tưởng nhất là thêm một thìa các loại hạt.
Video đang HOT
Không chỉ thế bữa sáng là cơ hội tốt để hấp thu các loại sữa. Các sản phẩm từ sữa luôn chứa hàm lượng protein cao, giàu canxi. Và để hấp thu canxi hiệu quả, chúng cần kết hợp với vitamin D, K2 và thời gian cơ thể tiếp xúc với ánh sáng. Vì vậy, uống sữa buổi sáng sẽ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng tốt cho xương và sự vận động của cơ thể trong ngày.
Viện Dinh dưỡng khuyến nghị bữa sáng nên ăn sau khi thức dậy khoảng 20-30 phút. Và trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.
Người tiêu dùng không nên ăn một số loại trái cây như hồng vàng, cà chua, chuối… khi đói bởi nồng độ enzyme cao trong hoa quả có thể khiến dạ dày rối loạn dịch vị khi ăn vào buổi sáng. Ngoài ra, bữa sáng cũng cần tránh ăn trái cây đông lạnh, nước ép lạnh, cà phê đá hay sữa đá… Bên cạnh đó, viện lưu ý không nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, nước ngọt có ga.
Thay vào đó nên dùng thực phẩm ấm nóng. Buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông, lâu dài có hại cho sức khỏe.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Thói quen xấu nhiều người đang bức tử lá gan của mình
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng có một lá gan khỏe mạnh. Gan nhiễm mỡ là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay.
Gan nhiễm mỡ do ăn uống vô độ
Gan nhiễm mỡ do ăn uống
Bệnh viện Tây Khê thành phố Hàng Châu đã tiếp nhận một bệnh nhân nhi. Cậu bé là Tiểu Ngưu 5 tuổi, Tiểu Ngư cao khoảng 1m2, cơ thể nặng 35kg, nhìn khá béo.
Cách đây 1 tháng, Tiểu Ngưu thông qua cuộc kiểm tra sức khỏe ở trường mẫu giáo, được chẩn đoán chức năng gan bất thường, giáo viên đã thông báo cho cha mẹ Tiểu Ngưu nên đưa cậu bé đến bệnh viện để điều trị.
Theo tìm hiểu từ mẹ Tiểu Ngưu được biết, công việc của bố mẹ Tiểu Ngưu khá bận nên rất ít chú ý đến vấn đề ăn uống của Tiểu Ngưu. Mẹ của cậu bé còn cho rằng, trẻ ăn được là tốt, trẻ mũm mĩm mới dễ thương, đáng yêu. Tiểu Ngưu 1 ngày ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn số lượng tương tự như người lớn.
Ngoài ra, món ăn vặt khoái khẩu của Tiểu Ngưu chính là đùi gà rán, khoai tây chiên. Tiểu Ngưu không thích ăn trái cây và rau củ, cậu bé cũng không thích vận động thể thao, dẫn đến cơ thể béo phì. Thời gian điều trị trong bệnh viện, Tiểu Ngưu luôn đòi mua đồ ăn vặt để ăn trong phòng bệnh.
Tại Việt Nam, theo GS Đào Văn Long - nguyên trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Bạch Mai cũng cảnh báo có nhiều trẻ nhỏ đã bị gan nhiễm mỡ mà nguyên nhân chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày. Trẻ ăn chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn tới béo phì, gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, gan nhiễm mỡ sẽ biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn như thế nào?
Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng rượu bia có làm gan nhiễm mỡ hay không vẫn còn là băn khoăn của nhiều người.
Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người nghiện rượu. Việc tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan là kết quả của nghiện rượu mãn tính làm mỡ bị ứ lại trong gan.
Gan nhiễm mỡ căn bản là không có hại, nhưng việc kéo dài các triệu chứng viêm của gan có thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
Gan nhiễm mỡ độ 1: gan nhiễm mỡ độ 1 là tình trạng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với điều trị của bác sĩ.
Gan nhiễm mỡ độ 2: gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn thứ 2 của bệnh với lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng của gan. Lúc này các mỡ đã lan rộng ra như mô gan, cơ hoành và giảm các đường bờ của các tĩnh mạch trong gan. Đối với gan bị nhiễm mỡ độ 2, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ, vì vậy người bệnh thường không biết họ bị mắc bệnh. Gan nhiễm mỡ độ 2 vẫn chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ độ 3. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn gan nhiễm mỡ độ 2.
Gan nhiễm mỡ độ 3: gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất trong bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Gan nhiễm mỡ độ 3 có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan. Các biến chứng này thường không thể chữa trị được. Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh rất khó chịu và thường do chế độ ăn uống gây ra. Vì vậy, để mau phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Mỡ động vật: Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu olive,...
Cholesterol: Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng, v.v.
Thịt: Thịt, đặc biệt là thịt đỏ có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Gia vị cay nóng: Một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng, v.v. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị này khi bị bệnh.
Rượu, bia và chất kích thích: Nếu bị gan nhiễm mỡ và vẫn uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan và ung thư gan.
Theo infonet
7 loại quả đại bổ khi ăn buổi sáng nhưng chớ dại ăn tối Những loại trái cây này chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn chúng vào buổi tối. 1. Bơ Bơ là trái cây "vua" trong các loài trái cây bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Cứ 100g thịt trái bơ chín thì lại có 60g nước, 2,08g protid, 20,10g lipid, 7,4g gluxit, tro 1,26g, các...