Dùng tia nước cực mạnh để tiêu diệt u xơ tuyến tiền liệt
Thay vì phẫu thuật, các bác sĩ ở Anh đã dùng tia nước muối cực mạnh bắn vào u xơ tuyến tiền liệt. Phương pháp này không những giúp loại bỏ u xơ hiệu quả mà còn ít để lại tác dụng phụ.
U xơ tuyến tiền liệt có thể khiến người bệnh thường xuyên mắc tiểu nhưng đi tiểu mỗi lần chỉ một ít – Ảnh minh họa: Shutterstock
Cách mới để loại bỏ u xơ tuyến tiền liệt này vừa được các chuyên gia tại Bệnh viện Frimley Park ở hạt Surrey (Anh) thử nghiệm. Nó mang lại hiệu quả như phẫu thuật nhưng lại ít xâm lấn lên cơ thể bệnh nhân, theo Daily Mail.
Các chuyên gia sử dụng một thiết bị nhỏ có hình dạng như đầu dò để bắn một tia nước lực mạnh vào khối u xơ. Nước này chính là nước muối. Trong vài phút, tia nước mạnh này sẽ loại bỏ các mô thừa.
Những mô này sẽ được hút ra ngoài. Thiết bị bắn tia nước cực mạnh có tên là AquaBeam. Phương pháp mới ít để lại rủi ro biến chứng hơn phẫu thuật và cũng không cần gây mê toàn thân hoặc tê cột sống.
Tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ bằng quả óc chó, nằm ở vị trí phía dưới bàng quang. Nhiệm vụ của tuyến tiền liệt là tạo ra chất dịch trộn với tinh trùng. U xơ tuyến tiền liệt là một dạng u lành tính, không phải ung thư.
Khoảng 50% nam giới trong đột tuổi 50 tuổi mắc u xơ tuyến tiền liệt. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh này ở người trên 80 tuổi là 90%.
Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ về nguy nhân gây u xơ tuyến tiền liệt. Một số giả thuyết cho rằng khi đàn ông lớn tuổi, nồng độ testosterone sụt giảm, từ đó kích thích sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt và gây u xơ, theo Daily Mail.
Video đang HOT
U xơ tuyến tiền liệt có thể gây đè ép niệu đạo, khiến người bệnh thường xuyên mắc tiểu, đi tiểu mỗi lần chỉ một ít. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng xuất hiện triệu chứng rõ ràng.
Trong trường hợp mắc bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho uống thuốc giúp làm giãn cơ ở tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, nhờ vậy mà bệnh nhân có thể tiểu dễ dàng hơn.
Nếu thuốc không hiệu quả thì bác sĩ có thể cân nhắc khả năng phẫu thuật để cắt bỏ tuyến tiền liệt.
Phẫu thuật được xem là phương pháp tiêu chuẩn hiện nay. Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị xâm lấn cơ thể và có thể dẫn đến chứng rối loạn cương dương, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Nối thành công cổ chân đứt rời cho nữ giáo viên tại bệnh viện miền núi
Nạn nhân bị đứt gần hoàn toàn cổ chân trái do tai nạn sinh hoạt được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu (Sơn La) phẫu thuật nối lại thành công.
Bàn chân được nối thành công tại bệnh viện miền núi. Ảnh do BV cung cấp
Ngày 19.6, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu thông tin, tối 14.6 khoa Chấn thương chỉnh hình tiếp nhận bệnh nhân Vũ Thị Nh (44 tuổi, giáo viên trường mầm non xã Mường Sang, Mộc Châu) trong tình trạng sốc do mất máu nhiều.
Qua thăm khám các bác sĩ xác định bệnh nhân có vết thương đứt gần hoàn toàn cổ chân trái do tai nạn sinh hoạt.
Các bác sĩ nhận định, nếu chuyển bệnh nhân về Hà Nội thì nguy cơ cắt cụt chân là rất cao do thời gian di chuyển lâu, nối mạch khó thành công. Khả năng giữ được bàn chân cao nhất là mổ cấp cứu ngay lập tức.
Sau khi giải thích gia đình bệnh nhân hoàn toàn đồng ý phẫu thuật ngay. Sau hơn 3 giờ đồng hồ các bác sĩ đã nối 7 mạch máu (2 động mạch và 4 tĩnh mạch), kèm theo 2 thần kinh và toàn bộ các gân cũng được nối thành công.
Sau 4 ngày phẫu thuật, các vết thương liền, da hồng hào. Các bác sĩ khẳng định ca phẫu thuật đã thành công.
Đối với một số bộ phận cơ thể như tay, chân, bị đứt rời, thời gian phẫu thuật nối lại tốt nhất, phải trước 6 giờ kể từ thời điểm bị đứt rời, tránh tình trạng bộ phận đó bị hoại tử do không được cung cấp máu.
Các bước sơ cứu và bảo quản chi đứt lìa:
* Đối với bệnh nhân:
- Rửa vết thương bằng nước chín nguội hoặc dung dịch sinh lý mặn.
- Băng vết thương bằng vải sạch hay gạc vô trùng.
- Cho bệnh nhân nằm nghỉ trong khi chờ chuyển viện.
- Đối với bàn tay, ngón tay, chỉ cần băng ép lên vết thương là đủ, nếu đứt lìa tay chân thì cần làm thêm garô để cầm máu. Cần làm đúng kỹ thuật: Dùng băng hay dây vải quấn vài vòng phía trên mỏm cụt khoảng 10 cm, đút một cây gỗ và xoắn vài vòng cho đến khi máu ngưng chảy, không siết quá chặt. Ghi nhận giờ (thời điểm) làm garô và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
* Đối với phần chi đứt lìa:
- Cầm nắm nhẹ, rửa sạch bằng nước chín nguội. Không được rửa bằng xà phòng hay hóa chất.
- Quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào một túi nhựa mỏng, cột miệng túi lại.
- Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh. Chuyển tất cả theo nạn nhân. Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa là không để chi tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.
L.HÀ
Theo Lao động
Áp dụng kỹ thuật hiện đại: Bé trai gù vẹo cột sống phức tạp được phẫu thuật thành công trở lại bình thường Bệnh nhân được cắt bỏ thân đốt sống dị tật và nắn chỉnh gù vẹo cột sống chỉ trên một đường mổ phía sau lưng và trở lại hình dáng bình thường. Thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ mổ thành công cho bệnh nhi 8 tuổi được chẩn đoán gù vẹo cột sống do dị tật...