Dùng thuốc trị viêm khớp gối cần lưu ý gì?
Việc dùng thuốc trị viêm khớp gối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Viêm khớp gối là bệnh lý xương khớp phổ biến, thường xảy ra ở người trên 45 tuổi. Dấu hiệu nhận biết là tình trạng sưng tấy vào sáng sớm, kèm theo cơn đau dữ dội khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân đến từ quá trình lão hóa, chấn thương hoặc mắc bệnh gout mạn tính, loãng xương.
Các loại thuốc điều trị viêm khớp gối
Hiện nay, người mắc viêm khớp gối thường dùng thuốc ở 3 dạng là uống, bôi và tiêm. Với thuốc trị viêm khớp gối đường uống, paracetamol là thuốc được sử dụng phổ biến, hỗ trợ giảm các cơn đau nhẹ và vừa phải, không gây biến chứng nếu dùng đúng liều. Ngoài ra, các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen, celecoxib, diclofenac cũng được sử dụng để giảm đau do viêm khớp.
Với thuốc chữa đau khớp gối dạng bôi, capsaicin là một trong những nhóm thuốc thường được chỉ định thoa lượng nhỏ để tránh bỏng rát. Nếu không hợp bôi capsaicin, người bệnh có thể bôi salicylate để kháng viêm.
Còn với thuốc viêm khớp gối dạng tiêm, các loại thuốc chứa corticoid thường được sử dụng phổ biến vì giảm đau nhanh, điều trị viêm gân và thoái hóa khớp.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hoisang Gong – Phòng khám ACC, đối với các bệnh xương khớp, không phải trường hợp nào cảm thấy đau đều có thể dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây rủi ro nguy hại cho sức khỏe.
Các loại thuốc trị viêm khớp gối cho hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Không nên dùng thuốc kéo dài
Theo các bác sĩ tại Phòng khám ACC, nhiều bệnh nhân viêm khớp gối đã phải nhập viện trong tình trạng tổn thương dạ dày, suy gan, suy thận do lạm dụng thuốc kéo dài, nhất là thuốc dạng tiêm chứa corticoid.
Video đang HOT
Thuốc này giống như con dao hai lưỡi, tuy có hiệu quả kháng viêm, giảm đau nhưng nếu dùng kéo dài hoặc tự ý tăng liều lượng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Mức độ nhẹ thì người bệnh bị rậm lông, bầm da, tăng huyết áp, hạ kali trong máu. Mức độ nặng thì teo cơ, suy thượng thận, loãng xương hoặc gan nhiễm mỡ.
Nhiều người bị teo cơ, cứng khớp gối và suy thượng thận do lạm dụng thuốc tiêm chứa corticoid.
Bác sĩ Hoisang Gong nhấn mạnh, sử dụng thuốc trị viêm khớp gối chỉ cải thiện cơn đau tạm thời. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Cách tốt nhất là áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, bổ sung thực phẩm chức năng chứa glucosamine để khớp sụn chắc khỏe. Phương pháp này an toàn và hiệu quả hơn so với dùng thuốc giảm đau lâu dài.
Nếu sai lệch ở cấu trúc cột sống gây áp lực lên khớp gối, người bệnh nên tham khảo phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic để có thể chữa đau lâu dài. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn xuất phát từ Mỹ, dựa trên nguyên lý gắn kết giữa hệ thần kinh và cột sống, được các bác sĩ tại Phòng khám ACC áp dụng hơn 14 năm qua.
Bác sĩ kiểm tra và nắn chỉnh khớp gối bằng phương pháp Chiropractic.
Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ tiến hành điều chỉnh khớp gối bị lệch về đúng vị trí. Từ đó, phương này có thể giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Cô Huỳnh Thị Cúc (quận 6, TP.HCM) chia sẻ, trước đây cô đã điều trị viêm khớp gối bằng nhiều loại thuốc nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Từ khi đến khám và điều trị tại ACC, được bác sĩ chỉ định chữa trị bằng liệu pháp Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu bằng sóng xung kích, chiếu tia laser cường độ cao, bệnh tình của cô đã cải thiện và không gặp phải tác dụng phụ.
Cô Cúc tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại Phòng khám ACC.
Ngoài cô Cúc, hàng nghìn bệnh nhân khác đã điều trị thành công tại ACC nhờ liệu trình chữa viêm khớp gối nổi bật, không dùng thuốc, không phẫu thuật, giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng phù hợp nhằm tăng sức mạnh cho cơ và tăng khả năng hoạt động của khớp.
Phòng khám Chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC)
Chi nhánh 1: 99 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM – SĐT: (028)3939 3930.
Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, phường 11, quận 5, TP.HCM – SĐT: 02838383900.
Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – SĐT: 0243265 6888.
Chi nhánh 4: 112-116 đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng – SĐT: 02363878 880.
Website: acc.vn
Những người tuyệt đối không nên ăn đậu phụ
Người bị bệnh gout, suy tuyến giáp, tiêu hóa kém, viêm dạ dày... không nên ăn nhiều đậu phụ vì rất có hại cho sức khỏe.
Đậu phụ là sản phẩm được sản xuất từ đậu nành, rất giàu dinh dưỡng và đa chức năng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giàu protein, canxi, kali, vitamin E, stigmasterol và flavonoid. Tuy nhiên với những người này ăn đậu phụ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
(Ảnh minh họa).
Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật lớn, ăn nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể và khiến cho sự phân giải protein trở nên quá tải. Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Người bị bệnh tim mạch
Trong đậu phụ có hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine - một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ có chứa rất nhiều isoflavone, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.
Người bị bệnh gout
Người bị gout ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị viêm dạ dày
Đậu phụ có chứa hàm lượng protein cao nếu như tiêu thụ nhiều sẽ kích thích tiết axit dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột ngoài ra còn ảnh hưởng cả đến quá trình hấp thu sắt, thậm chí gây ra những cơn đau bụng dữ dội.
Bộ Y tế khuyến cáo nạn 'thổi phồng' công dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ngày 18.4, theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế), hiện nay việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK) qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Thu giữ, tiêu hủy cả kho thực phẩm bảo vệ sức khỏe trái phép - ẢNH: DUY...