Dùng thuốc gì khi bị sưng ngón chân cái?
Tôi năm nay 47 tuổi, gần đây tôi thấy ngón chân cái của mình bị đau nhức và sưng to hơn một chút so với bên kia. Chỗ sưng của tôi không bị đỏ hay viêm tấy gì. Xin bác sĩ tư vấn, đau sưng ngón chân cái có phải là bệnh gút? Có những thuốc nào để trị gút? Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Bùi Thị Huệ (Hà Nam)
Ảnh minh họa
Sưng ngón chân cái là triệu chứng rất điển hình của các bệnh nhân gút. Tuy nhiên, bạn cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Bệnh gút thường gặp ở nam giới, tuổi trung niên, rất ít gặp ở phụ nữ.
Cơn gút cấp thường gặp ở khớp bàn – ngón chân cái, cổ chân, khớp gối, hiếm gặp hơn ở các khớp khuỷu, cổ tay. Trong cơn gút cấp, khớp viêm thường sưng nề, nóng, thậm chí đỏ, đau dữ dội liên tục, khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh.
Colchicine là một trong những loại thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh gút nhờ đặc tính kháng viêm tác dụng nhanh, vượt trội; thường được chỉ định điều trị chống viêm giảm đau của cơn gút cấp hoặc đợt cấp của bệnh gút mạn và điều trị dự phòng bệnh gút.
Tuy vậy, colchicine có khả năng tích lũy trong các mô của cơ thể gây ngộ độc. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Ít gặp hơn là viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu do điều trị dài ngày, giảm tinh trùng có thể hồi phục được.
Trong trường hợp không thể dùng colchicine có thể sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau khác như diclophenac (voltaren), meloxicam (mobic), celecoxib (celebrex), etoricoxib (arcoxia)… Các thuốc giảm đau thông thường paracetamol ít có tác dụng giảm đau do gút cấp.
Để giảm acid uric máu có thể sử dụng các thuốc ức chế tổng hợp acid uric như allopurinol, febuxostad hoặc các thuốc tăng cường bài tiết acid uric qua nước tiểu như benzbromaron, probenecid hoặc sulphinpyrazon. Tất cả các thuốc đều có chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ nhất định nên cần có sự tư vấn của bác sĩ khi dùng. Bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng sẽ rất nguy hiểm.
Còn theo như thông tin bạn đưa ra rất khó để khẳng định có phải bạn bị bệnh gút hay không. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp khám và làm một số xét nghiệm kiểm tra để xác định đúng bệnh và điều trị thích hợp.
Video đang HOT
10 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút
Gút (gout ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp, gây viêm khớp.
Không có cách chữa khỏi bệnh gút, vì vậy việc kết hợp thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
Bệnh gút xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric. Một khi đã mắc bệnh gút thì cơn gút cấp sẽ xảy ra sớm hoặc muộn dù bạn có dùng hay không dùng thuốc.
Mục tiêu trong điều trị bệnh gút chính là giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi bị cơn gút cấp tấn công, giúp khoảng cách giữa các cơn gút dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gút.
Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu do triệu chứng gút gây ra cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gút.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số biện pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm khả năng bùng phát bệnh gút.
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong điều trị bệnh gút.
Uống nhiều nước
Khi bị bệnh gút, khớp có thể bị sưng và viêm. Tăng cường nạp chất lỏng có thể thúc đẩy thận giải phóng chất lỏng dư thừa, làm giảm sưng. Tốt nhất là uống nước lọc, cũng có thể dùng trà thảo mộc nhưng nên tránh bia rượu và nước ngọt có nhiều nhân purin. Tuy nhiên, thận trọng khi người bệnh bị suy tim sung huyết hoặc bệnh thận, cần trao đổi với bác sĩ điều trị về lượng chất lỏng có thể uống trong ngày.
Chườm đá
Chườm đá vào các khớp bị ảnh hưởng có thể giúp giảm viêm do gút. Hãy thử chườm mỗi lần chườm khoảng trong 10-15 phút với đá được bọc trong một chiếc khăn vải mỏng để giúp giảm đau.
Giảm căng thẳng
Sự căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ tất cả các nguyên nhân gây căng thẳng, nhưng các cách sau đây có thể hữu ích:
Tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ quãng ngắn, nếu cơn đau không hạn chế cử động; Xin nghỉ làm một thời gian; Viết lách gì đó hoặc đọc một cuốn sách yêu thích; Nghe nhạc; Thiền định; Nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng.
Nâng cao các khớp bị ảnh hưởng
Bệnh gút có thể gây đau và sưng, đặc biệt là ở khớp bàn chân, bàn tay, đầu gối và mắt cá chân. Một cách để giảm sưng là nâng cao các khớp bị ảnh hưởng, mục đích là giúp giảm ứ trệ máu và chất lỏng tại vùng khớp bị ảnh hưởng. Biện pháp này kết hợp với chườm lạnh sẽ giảm sưng và đau hiệu quả.
Uống cà phê
Một đánh giá và phân tích tổng hợp năm 2016 cho thấy những người uống nhiều cà phê ít bị bệnh gút hơn. Điều này có thể là do cà phê có thể làm giảm nồng độ axit uric.
Ăn nhiều anh đào
Ăn nhiều anh đào (quả sơ ri) làm giảm 35% nguy cơ bùng phát đợt gút cấp ở bệnh nhân gút. Quả anh đào chứa hàm lượng hợp chất chống viêm anthocyanins cao. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ăn quả anh đào hoặc uống nước ép anh đào, cũng như dùng chất bổ sung chiết xuất từ anh đào đều mang lại hiệu quả với bệnh nhân gút. Họ cũng phát hiện ra rằng khi người bệnh ăn quả anh đào cùng với việc dùng thuốc trị gút sẽ giảm 75% nguy cơ bị các cơn gút.
Uống nước chanh
Các tác giả của một nghiên cứu năm 2015 cho biết: để giảm axit uric ở những người bị bệnh gút, họ chỉ cần mỗi ngày uống 2 lít nước pha với nước ép của 2 quả chanh tươi. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng nước chanh giúp trung hòa axit uric trong cơ thể.
Hạn chế uống rượu
Uống nhiều hơn hai ly rượu hoặc hai ly bia mỗi ngày làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh gút. Bia có nhiều purin, vì vậy tránh dùng bia với người bị bệnh gút.
Bệnh gút gây sưng , đau ở các khớp.
Tránh các loại thịt có nhiều purin
Tránh các loại thịt có chứa nhiều purin có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh gút. Một số loại thịt, cá chứa lượng purin cao bao gồm: Thịt ba chỉ, gà tây, thịt bê, thịt nai, nội tạng, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết, cá hồi, con trai, con sò.
Trao đổi với bác sĩ về thuốc
Người mắc bệnh gút có thể có một số bệnh mạn tính khác. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric và bùng phát bệnh gút. Điều quan trọng là không nên ngừng thuốc trước khi trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn thay thế. Trong một số trường hợp, phải chấp nhận bởi lợi ích của thuốc lớn hơn tác dụng phụ. Trao đổi với bác sĩ để có thể được kê những thuốc giúp giảm các triệu chứng bệnh gút.
Lời khuyên của bác sĩ
Các đợt bùng phát bệnh gút có thể gây đau đớn và mệt mỏi cho người bệnh. Để làm giảm các triệu chứng và giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai, người bệnh gút nên tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bao gồm cả biện pháp hỗ trợ kể trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng bùng phát cơn gút cấp kéo dài hơn 48 giờ, người bệnh nên đi khám hoặc trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để xác định xem hướng điều trị tiếp theo như thế nào.
Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn củ dền Củ dền chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn củ dền. 1. Nước tiểu và phân có màu bất thường Tiêu thụ quá nhiều củ dền có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng...