Dùng sóng nhiệt kích thích tiền đình trong điều trị bệnh parkinson
Các nhà khoa học Anh đã thu được kết quả tích cực khi dùng sóng nhiệt kích thích hệ tiền đình kết hợp với các liệu pháp truyền thống trong điều trị bệnh parkinson.
Ngoài công dụng điều trị chứng đau nửa đầu, thiết bị ThermoNeuroModulation (TNM) còn có thêm một ứng dụng mới – dùng trong liệu pháp cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson – Ảnh : ARS
Theo Parkinsonism and Related Disorders, các nhà khoa học ở Đại học Kent (Anh) đã thử nghiệm bộ thiết bị ThermoNeuroModulation (TNM) do Công ty Scion Neurostim phát triển trên những bệnh nhân parkinson để tìm hiểu xem liệu loại thiết bị kích thích tiền đình này có giúp cải thiện bệnh hay không.
Mục tiêu ban đầu của thiết bị này là nhằm làm giảm bớt tình trạng trong các cơn đau nửa đầu. Nhưng hóa ra, thiết bị TNM có thêm một ứng dụng mới – dùng trong liệu pháp cho bệnh nhân mắc bệnh parkinson. Đó là một bộ tai nghe đặc biệt kết nối với bộ điều khiển và nguồn điện, bằng cách thay đổi nhiệt độ nhẹ nhàng với các dạng sóng nhiệt biến đổi liên tục thông qua đầu dò bằng nhôm gắn trên tai, thiết bị kích thích bộ máy tiền đình vốn bị rối loạn trong trường hợp mắc bệnh parkinson.
Một nửa số bệnh nhân đã nhận được liệu pháp thực sự, phần còn lại được dùng liệu pháp vờ. Các bệnh nhân đều được dùng các loại thuốc tiêu chuẩn tiếp tục trong suốt quá trình thử nghiệm, kéo dài 2 tháng với 2 buổi trị liệu mỗi ngày, mỗi buổi trị liệu kéo dài khoảng 20 phút. Kết quả, bệnh nhân trong nhóm chính cảm nhận thấy mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh giảm đáng kể. Khả năng vận động nói chung và khả năng tự đi lại nói riêng được cải thiện, dáng đi cân bằng, giảm được chứng chóng mặt, đồng thời trí nhớ, tâm trạng, giấc ngủ, khả năng đưa ra quyết định và tập trung chú ý đều được cải thiện. Hiệu quả tích cực tối đa xuất hiện 5 tuần sau khi hoàn thành trị liệu.
Giáo sư David Wilkinson, trưởng nhóm nghiên cứu và thử nghiệm cho biết thiết bị đơn giản dễ sử dụng tại nhà này cho thấy để trị liệu bệnh parkinson có thể kết hợp các liệu pháp truyền thống với việc dùng nhiệt tác động vào hệ tiền đình.
Video đang HOT
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Có những dấu hiệu này, bạn cẩn thận có thể mắc căn bệnh mà nghệ sĩ Hoàng Lan đang phải gồng mình chống chọi
Nghệ sĩ Hoàng Lan đang phải gồng mình chống chọi với bệnh tật mấy năm nay. Nếu bạn có những dấu hiệu này thì cần cẩn thận có thể đang mắc căn bệnh giống nghệ sĩ Hoàng Lan.
Được biết, nghệ sĩ Hoàng Lan mắc chứng bệnh Parkinson đã nhiều năm kèm theo các căn bệnh khác khiến sức khỏe dần suy kiệt. Bà được khán giả nhớ đến nhiều qua các vai diễn: Lan Xì - po, Hai mưa nắng, chủ quán cơm tù, má mì... Bà cũng từng góp mặt trong các bộ phim nổi tiếng như Sóng gió cuộc đời, Cổng mặt trời...
Vì mang trong mình nhiều căn bệnh và sống trong cảnh không chồng con, nương nhờ những người anh chị em họ, nghệ sĩ Hoàng Lan dần vắng bóng trên sóng truyền hình. Cách đây 3 năm, nghệ sĩ Hoàng Lan mắc chứng bệnh Parkinson. Vì khó khăn trong việc đi lại nên bà phải buộc dây vào bụng để lần đứng, ngồi dậy trên giường và đi vệ sinh. Căn bệnh cũng khiến cho nghệ sĩ Hoàng Lan thị lực kém.
Nghệ sĩ Hoàng Lan mắc bệnh parkinson 3 năm nay
Căn bệnh Parkinson mà nghệ sĩ Hoàng Lan mắc phải hiện nhiều người trẻ cũng gặp. Thế nhưng phần lớn mọi người vẫn nghĩ đây là căn bệnh của người già và thường bỏ qua những dấu hiệu sớm của bệnh. Bệnh Parkinson là chứng bệnh mạn tính tiến triển nặng dần. Người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Theo TS.BS Đinh Vinh Quang - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh Parkinson là bệnh lý do thoái hóa não, chất Dopamin do một số tế bào não tiết ra bị giảm sút gây ảnh hưởng đến các hoạt động của não, làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh giữa 2 hệ thống Dopaminergic và hệ thống Cholinergic.
Tùy theo giai đoạn bệnh mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Thường người bệnh sẽ có các biểu hiện như:
Mệt mỏi, run tay chân lúc nghỉ hoặc ở một tư thế nào đó
Cứng đơ ở tất cả các nhóm cơ, việc đi lại trở nên khó khăn, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng
Mất sự phối hợp vận động.
Ngoài ra bệnh nhân còn có triệu chứng khác như: hạ huyết áp tư thế, các biểu hiện của rối loạn cảm giác như bị châm chích, kiến bò ở chi...
Run tay chân là một trong những biểu hiện đặc biệt của bệnh Parkinson. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, Parkinson không phải là bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng gây cản trở lớn đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng dần. Nếu không được điều trị đúng đắn kịp thời, sau từ 5-7 năm sẽ có nguy cơ bị tàn phế. Việc điều trị bệnh Parkinson chưa thể trị dứt điểm. Để tránh những biến chứng không đáng có, mọi người cần chú ý đến những triệu chứng trên để đi khám điều trị sớm.
Để điều trị, người bệnh cần phải dùng thuốc suốt đời. Khi điều trị nội khoa ít kết quả có thể sử dụng các phương pháp như phẫu thuật, kích thích não sâu, xạ phẫu... Để có hiệu quả tối ưu, người bệnh Parkinson nên luyện tập hằng ngày theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. Bệnh nhân bị ảnh hưởng vùng chức năng nào như ở tay, chân... thì sẽ có bài tập riêng của vùng đó.
H.My
Theo giadinh.net
9 lợi ích sức khỏe của cà phê ủ lạnh và cách pha chế Những năm gần đây, cà phê ủ lạnh đã trở nên phổ biến trong giới những người uống cà phê. Mặc dù các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cà phê chủ yếu là nghiên cứu trên cà phê pha nóng nhưng cà phê ủ lạnh được cho là cũng mang lại nhiều tác dụng tương tự.Thay vì sử dụng nước...