Dùng sai liều, thuốc chống động kinh phản chủ
Việc phát hiện ra động kinh và điều trị là cần thiết. Nhưng nếu sử dụng thuốc chống động kinh tùy tiện thì có thể gây nguy hại nặng nề hơn cả khi không dùng thuốc.
Thuốc nào tốt nhất?
Các thuốc chống động kinh thường có hai cơ chế tác dụng. Cách thứ nhất, tác động trực tiếp vào ổ tế bào thần kinh bệnh lý làm cho những tế bào này không có khả năng phóng điện và do đó trung tâm tạo ra cơn động kinh sẽ mất khả năng phát nhịp, động kinh không hình thành. Cách thứ hai là làm tăng ngưỡng kích thích của những tế bào thần kinh làm xung quanh để những kích thích điện động kinh không có con đường lan truyền hay lan tỏa ra khắp võ não và do vậy cơn động kinh cũng không xuất hiện.
Về mặt lâm sàng điều trị, các thuốc tác động theo cách thứ nhất là lý tưởng nhất vì nó có tác dụng làm mất đi vĩnh viễn những hoạt động điện của động kinh. Tuy nhiên vì có tới 90% các trường hợp là không tìm được nguyên nhân nên phương thức này chỉ là trên lý thuyết và cần chờ đợi một sự khám phá vượt bậc của y học.
Cho đến ngày nay, đa phần các thuốc chống động kinh mà chúng ta vẫn sử dụng là những thuốc tác động theo cơ chế thứ hai. Những thuốc hoạt động theo phương thức này hoàn toàn không tác động vào ổ bệnh lý nên mặc dù chúng ta không quan sát được cơn động kinh xảy ra nhưng những tế bào thần kinh bệnh lý vẫn liên tục phóng điện, chỉ có điều mức độ phóng điện không đủ để gây ra một biểu hiện bệnh lý nào mà thôi. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, đa phần các thuốc chống động kinh chỉ là những thuốc điều trị triệu chứng và do đó sẽ không thể loại trừ động kinh mãi mãi.
Theo con đường đó, hàng loạt các thuốc động kinh đã được tìm ra bắt nguồn từ một chất duy nhất là brom có tác dụng ức chế động kinh. Tính đến thời điểm này có tới khoảng trên dưới 19 loại thuốc khác nhau có tác dụng chống động kinh. Các thuốc được ưu tiên lựa chọn đầu tiên gồm: phenytoin, carbamazepine, valproate và ethosuximide. Tiếp đến là phenobarbital, clonazepam. Các thuốc thế hệ mới bao gồm một số thuốc có nhiều tác dụng mới và ít tác dụng phụ hơn có thể kể ra đây như: vigabatrin, lamotrigine, felbamate…
Nguyên tác không được quên
Video đang HOT
Uống thuốc chống động kinh cần được theo dõi chăt chẽ và tuân theo chỉ định của bác sĩ
Đối với bệnh động kinh, ngoài yêu cầu tuân theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ thì chúng ta phải ghi nhớ những lưu ý tuyệt đối sau đây:
- Khởi động điều trị bằng một thuốc. Điều này là do hai nguyên nhân sau: Một là do các thuốc chống động kinh đều vô cùng độc hại hay những tác dụng phụ của nó là trầm trọng nên cần giảm thiểu những tác dụng trở ngại này xuống. Thứ hai là hiệu quả điều trị chỉ gặp ở 76 – 80% bệnh nhân mà nguy cơ phải chuyển thuốc và kết hợp thuốc là luôn luôn có. Thế nên cần sử dụng một thuốc khởi đầu để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả trong đáp ứng với điều trị. Nếu chúng ta sử dụng phối hợp ngay từ đầu, không có hiệu quả thì khó lòng có thể đánh giá được thuốc nào là thuốc không tác dụng.
- Tăng liều dần đến liều đáp ứng. Với một thuốc chống động kinh bất kỳ, chúng ta chỉ khởi động với một liều cơ sở ở nồng độ hiệu dụng tức là liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng. Tránh dùng liều cao ngay từ đầu vì sẽ gây ra độc hại nghiêm trọng và khó có thể ngừng thuốc khi bị phụ thuộc, nhất là các thuốc dòng an thần như phenobarbital và benzodiazepine. Tính độc hại nghiêm trọng đến mức có khi người bệnh lại bị một bệnh khác còn nghiêm trọng và cấp tính hơn cả động kinh do tác dụng độc hại của thuốc điều trị gây ra. Các tác dụng phụ tai hại bao gồm dị ứng, viêm gan nặng nề, giảm sản tủy, giảm khả năng đông máu. Thời gian tăng liều tùy thuộc thể trạng bệnh nhân, mức độ cơn động kinh trong đó thời gian tăng được để xuất là không ngắn dưới một tuần và cũng không nên dài quá hai tuần. Liều đáp ứng là liều có tác dụng ngăn chặn cơn động kinh xảy ra.
- Uống đủ ngày và không được dừng một hôm nào dù đó là một ngày hay thậm chí là chỉ một lần uống thuốc trong ngày. Điều này quyết định đến nồng độ hiệu dụng của thuốc trong máu. Chỉ cần bỏ một lần không uống vì bất kỳ lý do gì đều có thể làm giảm nồng độ dưới ngưỡng cơ sở của thuốc. Và bệnh động kinh có nguy cơ bị tái phát với mức độ nặng hơn, cơn mau hơn. Điều này nguy hiểm tới mức nếu không điều trị thì bệnh có thể sẽ đáp ứng với điều trị về sau nhưng nếu bỏ thuốc giữa chừng thì có thể gây ra kháng với thuốc điều trị.
- Phải giảm thuốc dần dần và không dừng thuốc đột ngột. Thường thì sẽ tiến hành ngừng thuốc sau 2 năm điều trị mà không thấy có một cơn động kinh nào tái diễn. Trước khi ngừng hẳn thuốc phải có thời gian giảm liều từ từ, kéo dài trong khoảng 3 – 6 tháng. Nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ gây động kinh tái diễn, động kinh xuất hiện mau hơn và cả động kinh kháng trị. Vì vậy không được dùng thuốc đột ngột. Khi giảm liều mà có cơn động kinh xuất hiện thì phải tiếp tục điều trị động kinh trong tối thiểu 2 năm tiếp theo tính từ thời điểm dừng lại này.
- Khi thay thuốc cần phải có giai đoạn giao thoa, sử dụng đồng thời hai thuốc với chiến thuật: tăng dần liều thuốc mới và giảm dần liều thuốc cũ tiến tới chấm dứt hoàn toàn loại thuốc không hiệu quả này. Không được đột ngột thay thuốc mới hoàn toàn vì như vậy làm giảm nồng độ thuốc cũ rất nhanh và như vậy động kinh có nguy cơ không đáp ứng với thuốc mới.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Khuyến cáo của Cục ATVSTP trong dịp Tết
Theo khuyến cáo chính thức từ Cục ATVSTP trong dịp Tết Tân Mão năm nay, người nội trợ cần chú ý các vấn đề sau trong sử dụng thực phẩm:
- Không bán, mua, không sử dụng hàng thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn mác hoặc nhãn mác không đầy đủ.
- Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng
- Mỗi người nội trợ hãy thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng chế biến an toàn thực phẩm.
- Trước khi rút ví, cần xem xét kỹ nhãn mác
- Không nên dùng đồ nhôm để trộn đồ chua, đánh trứng gà, chứa đựng thức ăn qua đêm, đun nấu kéo dài để tránh các ion nhiễm vào cơ thể tích tụ ở tế bào thần kinh, làm ngớ ngẩn lúc về già.
- Tránh dùng đồ sành sứ mầu để thức ăn có tính axit như sữa, cà phê, rượu, bia, nước hoa quả, nước đường, dưa muối... để phòng thôi nhiễm chì và kim loại nặng vào thức ăn.
- Hạn chế dùng đồ đựng thức ăn. Khi dùng nồi đồng đun nấu cần lau chùi, đánh rửa sạch gỉ đồng đề phòng thôi nhiễm đồng vào thực phẩm.
Ngoài ra, cần chú ý :
Ăn theo điều hòa ngũ vị: "Ngũ cốc là chất dinh dưỡng, ngũ quả là chất trợ giúp, ngũ súc là chất bổ, ngũ thải là chất bổ sung". Có kết quả hợp hợp lý các món ăn mới đảm bảo "xương cứng gân khỏe, khí huyết lưu thông, làn da thớ thịt mịn màng".
Ăn phải "án thời tiết lượng", đảm bảo điều độ, có quy luật, tránh thái quá gây hậu quả khôn lường.
Ăn nên tránh thiên về 1 vị. "Phàm hòa xuân đa toan, Hạ đa thổ, Thu đa tân, Đông đa hàm, Điều dĩ hoạt can" nghĩa là mùa xuân có vị chua lớn, mùa hè có vị đắng lớn, mùa thu có vị cay lớn, mùa đông có vị mặn lớn, phải dùng kết hợp các thức ăn có tính "đối lập" để làm nhạt và pha loãng các vị trên, không làm tổn thương tới sức khỏe.
Ăn phải chú ý "vệ sinh ẩm thực", đảm bảo an toàn, nâng cao sức khỏe
Theo Dantri
"Thủ phạm" tiêu tốn vitamin của cơ thể Nhiều người vẫn thường than phiền tại sao đã ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, dùng nhiều thực phẩm dinh dưỡng mà vẫn bị bệnh tật đe dọa. "Thủ phạm" tiềm ẩn làm cho chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn bị tiêu hao có thể là một trong những nguyên nhân sau: Máy vi tính Ngồi trước máy tính 3...