Dùng đúng loại kem chống nắng cho da mặt
Trước khi quyết định chi tiền cho một lọ kem chống nắng, bạn hãy tìm hiểu kỹ những yếu tố để đảm bảo phù hợp với da mình.
Một số loại kem chống nắng có công thức đặc biệt dành cho riêng cho da mặt hay toàn thân. Tuy nhiên, cả hai đều có tác dụng giống nhau là bảo vệ làn da khỏi tia UV – nguyên nhân gây cháy nắng, lão hóa sớm và ung thư da, theo Insider.
Nhiều loại kem chống nắng dành cho da mặt được bào chế để giảm độ nhờn và thường đắt hơn sản phẩm cho toàn thân. “Nhưng giá cao hơn không có nghĩa là nó giúp bảo vệ tốt hơn”, Kimberly Jerdan – bác sĩ da liễu được chứng nhận tại Mỹ – cho biết.
Dưới đây là lời khuyên của cô về cách chọn loại kem chống nắng phù hợp cho da mặt của bạn.
Sử dụng kem chống nắng phổ rộng
Khi mua bất kỳ loại kem chống nắng nào, có hai dấu hiệu chính cần tìm. Bạn cần đảm bảo trên chai có ghi “quang phổ rộng”. Ngoài ra, hãy chọn loại có ít nhất SPF 30.
Nên chọn kem chống nắng có ghi “quang phổ rộng”. Ảnh: UChicago Medicine.
Phổ rộng có nghĩa là kem chống nắng bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Tia UVA gây lão hóa sớm, nếp nhăn và vết sạm, chúng xâm nhập sâu nên có thể làm hỏng collagen của da. Trong khi đó, tia UVB chủ yếu làm hỏng bề mặt da và gây cháy nắng. Cả UVA và UVB đều có thể gây ung thư da.
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số cho biết kem chống nắng lọc được bao nhiêu bức xạ UVB. Kem chống nắng SPF 30 ngăn chặn 97% tia UVB của mặt trời. Chỉ số SPF cao hơn chỉ cung cấp lượng bảo vệ bổ sung nhỏ và cần được áp dụng thường xuyên – sau hai giờ thoa một lần.
SPF không đo lường mức độ bảo vệ khỏi tia UVA. Đó là lý do bạn cần đảm bảo kem chống nắng có dán nhãn phổ rộng để nhận được sự bảo vệ từ cả hai.
“Kem chống nắng SPF cao hơn có xu hướng đắt hơn một chút. Do đó, tôi khuyên bạn nên tiết kiệm tiền và chỉ cần duy trì thói quen thoa lại sau mỗi hai giờ”, Jerdan nói.
Video đang HOT
Dựa trên mức độ nhờn hoặc khô của da
Việc tìm kiếm loại kem chống nắng phù hợp có thể phải trải qua vài thử nghiệm và sai sót vì làn da của mỗi người khác nhau.
Nếu có làn da nhờn hoặc dễ bị mụn trứng cá, Joyce Park – bác sĩ da liễu tại Bay Area (California, Mỹ) – khuyên bạn nên tìm kiếm các loại kem có nhãn “không gây mụn”. Bởi chúng sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm nguy cơ nổi mụn.
Chú ý chọn thành phần phù hợp cho loại da của mình. Ảnh: Tsww.
Park cũng gợi ý các loại kem chống nắng có chứa niacinamide. Đây là một loại vitamin B giúp cải thiện vẻ ngoài của da và giảm sản xuất bã nhờn.
Đối với da khô, cô khuyên bạn nên tìm kiếm các thành phần dưỡng ẩm như ceramides, axit hyaluronic hoặc glycerin.
Bôi kem chống nắng trước khi trang điểm
Hiện tại, các loại kem nền cũng tích hợp chỉ số SPF 30. Tuy nhiên, chúng thường không được thoa nhiều khi trang điểm. Điều này khiến khả năng chống nắng bị giới hạn.
Bác sĩ Park nói: “Các nghiên cứu cho thấy mọi người không trang điểm đủ SPF để nhận về lợi ích bảo vệ da. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên thoa kem chống nắng cho da mặt trước khi trang điểm.
Kem chống nắng dành cho da mặt được bào chế để tạo ra các lớp nền khác nhau – dạng sương, mờ hoặc có màu. Vì vậy, nó đảm bảo phù hợp với mọi thói quen trang điểm”.
Bôi kem chống nắng trước khi trang điểm để da được bảo vệ đầy đủ. Ảnh: girlstyle.
Chống nắng vật lý cho da mặt nhạy cảm
Có hai loại kem chống nắng chính là vật lý và hóa học. Cả hai đều bảo vệ da khỏi bức xạ UV, chúng chỉ chứa thành phần khác nhau. Chính những thành phần khác biệt này sẽ giúp bạn chọn được loại kem chống nắng phù hợp cho da mặt.
Kem chống nắng vật lý được pha chế bởi kẽm oxit hoặc titanium dioxide. Đây là những lựa chọn tuyệt vời cho người có làn da nhạy cảm vì chúng ít gây dị ứng.
Một lý do khác khiến kem chống nắng khoáng trở nên lý tưởng cho da mặt là chúng làm giảm nguy cơ tăng sắc tố và nám da. Jerdan cho biết kem chống nắng hóa học hấp thụ tia nắng mặt trời nên chúng có thể làm ấm mặt. Bởi vậy, đối với những người dễ bị sạm da, tốt nhất nên tránh chúng.
Người có da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng vật lý. Ảnh: NBC.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học hấp thụ các tia nắng mặt trời thay vì phản xạ lại. Jerdan khuyên những bệnh nhân có làn da nhạy cảm “nói không với benzones”. Avobenzone và oxybenzone thường được tìm thấy trong kem chống nắng hóa học có thể gây dị ứng.
Tuy nhiên, không phải tất cả loại kem chống nắng hóa học đều dựa trên các thành phần này. Sản phẩm vẫn hoạt động tốt nếu bạn không bị dị ứng với nó.
Các thành phần chống nắng hóa học cũng đang gây tranh cãi do một nghiên cứu gần đây do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thực hiện. Kết quả cho thấy những hợp chất này được hấp thụ vào da và phát hiện trong máu ở mức vượt ngưỡng khuyến cáo của FDA.
Kem chống nắng hóa học vẫn hoạt động tốt nếu như bạn không bị dị ứng với nó. Ảnh: Freepik.
Mặt biến dạng vì ngộ độc nắng
Dù thoa kem chống nắng nhiều lần song Lauren lại quên mất phần trán khiến vùng da này đỏ bừng kèm theo hai mắt sưng húp như quái vật.
Lauren Stacey, 26 tuổi là nhân viên y tế tại Anh đã tự chia sẻ hình ảnh gương mặt sưng húp, đỏ bừng do cháy nắng để cảnh tỉnh mọi người nên che chắn da, chống nắng cẩn thận trong những ngày nhiệt độ cao.
Gương mặt sưng húp, cháy đỏ của Lauren.
"Tôi đã thoa kem chống nắng toàn thân liên tục trong suốt chuyến đi nhưng tôi đã quên mất phần trán và điều đó khiến tôi bị cháy nắng bỏ bừng cả trán. Hôm sau tôi thức dậy với cảm giác mệt mỏi và cố gắng mở mắt nhưng không thể, sau đó tôi đã hỏi bạn mình xem mặt tôi có bình thường không nhưng cô ấy hốt hoảng khi nhìn tôi và khuyên tôi nên tự đi soi gương. Hai mi mắt của tôi dính chặt vào nhau và sưng to đùng. Toàn bộ khuôn mặt tôi sưng húp trông như một con quái vật vậy", cô gái trẻ kể lại sự việc diễn ra từ tháng 6/2019, khi cùng đi nghỉ với bạn bè ở Barbados.
Lauren sau đó đã đến gặp bác sĩ và được chẩn đoán kích ứng với ánh nắng. Dạng dị ứng, kích ứng này có thể làm nổi mề đay, phát ban, nghiêm trọng hơn thì dẫn đến chóng mặt, khó thở. Trường hợp của Lauren được gọi là ngộ độc ánh nắng nghiêm trọng dẫn đến sưng mặt, khó thở, mệt mỏi. Lauren sau đó được kê đơn uống steroid và thuốc kháng histamine để làm dịu vết sưng tấy. Bác sĩ cũng viết giấy xác nhận cho Lauren để thuận tiện cho việc di chuyển bằng máy bay trở về nhà của cô.
Hai ngày sau, Lauren ra sân bay để về nhà và đúng như cô dự đoán, hệ thống an ninh không nhận diện được khuôn mặt sưng phù của cô nhưng sau đó đã được nhân viên hỗ trợ. Mặt Lauren trở lại trạng thái bình thường sau khoảng 5 ngày bị ngộ độc nắng. "May mắn là thời điểm đó tôi không phải đi làm nên ở nhà. Tôi quá xấu hổ để gặp mọi người trong bộ dạng đấy", Lauren thú nhận.
Lauren chia sẻ câu chuyện của bản thân với mong muốn không ai phải trải qua những gì cô đã gặp phải.
Tuy câu chuyện của Lauren đã xảy ra cách đây vài năm nhưng trước đợt nắng nóng dự kiến kéo dài hàng tuần tại Anh, Lauren quyết định kể lại nhằm cảnh báo mọi nguời không nên chủ quan khi ra đường: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có thể bị phản ứng với ánh nắng dữ dội đến như vậy. Thật đáng sợ khi thấy tác hại của bỏng nắng, hãy quan tâm, và chăm sóc làn da của bạn cẩn thận nhé. Bây giờ tôi luôn thoa kem chống nắng rất kỹ lên toàn bộ khuôn mặt. Tôi chia sẻ điều này vì không muốn những gì đã xảy ra với tôi lại tiếp diễn với người khác".
10 điều không nên làm sau khi bị cháy nắng Không ai muốn bị cháy nắng hoặc bỏng nắng cả, nhưng nếu bạn đã "lỡ" bị cháy nắng rồi, hãy tránh làm những điều sau đây. Mặc quần áo bó sát: Sau khi bị cháy nắng, bạn cần để da thông thoáng. Mặc quần áo bó sát ở vùng da bị cháy nắng sẽ khiến vùng da đó bị viêm, sưng nặng hơn...