Dùng đèn sưởi nhà tắm vào ngày rét đậm: Chuyên gia khuyến cáo cần ghi nhớ 4 lưu ý sống còn
PGS.TS Nguyễn Đức Lợi chia sẻ, trong thực tế có ghi nhận vô số những trường hợp bỏng nặng do đèn sưởi nhà tắm phát nổ cũng như dùng đèn sưởi chưa đúng cách gây hư hại thiết bị nhanh chóng.
Vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển rét đậm rét hại, nhiều gia đình thường có thói quen lắp đèn sưởi nhà tắm để khi tắm không lo bị lạnh. Đèn sưởi nhà tắm cũng giống như đèn sưởi ở trong phòng, phát huy công dụng sưởi ấm rất tốt, được nhiều người vô cùng yêu thích. Việc dùng đèn sưởi trong khi tắm giúp mọi người, nhất là người già, trẻ nhỏ vốn là nhóm đối tượng có sức đề kháng kém đỡ nguy cơ bị cảm lạnh.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có ghi nhận vô số những trường hợp bỏng nặng do đèn sưởi nhà tắm phát nổ cũng như dùng đèn sưởi chưa đúng cách gây hư hại thiết bị nhanh chóng. Giới chuyên gia đưa ra một số lưu ý quan trọng sau giúp mọi gia đình sử dụng đèn sưởi trong nhà tắm đúng cách, tránh tai nạn thương tích không đáng có vào mùa lạnh:
Vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển rét đậm rét hại, nhiều gia đình thường có thói quen lắp đèn sưởi nhà tắm để khi tắm không lo bị lạnh.
Khi lắp đèn sưởi, chú ý không để dính nước
PGS.TS Nguyễn Đức Lợi (nguyên giảng viên khoa Nhiệt điện, Viện Khoa Học Và Công Nghệ Nhiệt-Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội), vào mùa đông, nhất là khi trời chuyển rét đậm, nhiều gia đình rục rịch lắp đèn sưởi trong nhà tắm để tắm rửa, vệ sinh cá nhân sao cho ấm áp.
Tuy nhiên, nhà tắm vốn là nơi ẩm ướt, chỉ cần tiếp xúc với dây điện bị hở, bị chuột hay gián cắn là có thể gây nguy cơ điện giật cho người dùng rất nguy hiểm. Đây là lưu ý đầu tiên ai cũng cần nắm rõ trước khi dùng đèn sưởi nhà tắm.
Ngoài ra, dù được thiết kế để chống nước nhưng tốt nhất để đèn sưởi nhà tắm của bạn hoạt động tốt, có tuổi thọ lâu, chuyên gia khuyến cáo không nên để nước tiếp xúc với đèn trong quá trình tắm sẽ giảm khả năng tỏa nhiệt của bóng đèn.
Giải pháp: Khi lắp đèn sưởi nhà tắm nên duy trì khoảng cách an toàn từ 1,8-2m tính từ vị trí nền nhà đến đèn sưởi, cao hơn vòi hoa sen (nếu có) để hạn chế tiếp xúc với nước, đồng thời giúp đèn tạo hơi ấm thoải mái và đảm bảo an toàn với người dùng. Ngoài ra phải lắp tấm bảo vệ đèn và kiểm tra dây điện tránh rò rỉ, chập mạch.
Không dùng quá lâu để tránh cháy nổ
Theo chuyên gia, trong thực tế đã ghi nhận không ít các trường hợp bị bỏng nặng do dùng đèn sưởi nhà tắm quá lâu. Điều này được lý giải bởi các loại máy sưởi nói chung luôn luôn tiềm tàng nguy cơ gây cháy cao. Nhất là khi đặt trong phòng tắm, máy sưởi được bật lên sưởi ấm, gặp nước dính vào rất dễ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng.
Giải pháp: Không dùng máy sưởi nhà tắm liên tục kéo dài để tránh cháy nổ. Khi dùng xong phải tắt ngay.
Video đang HOT
Cẩn trọng nguy cơ khô da, làm da nứt nẻ, khó chịu
Vào những ngày đông hanh khô, làn da chúng ta đều dễ dàng bị khô ráp, bong tróc. Việc sử dụng đèn sưởi khi tắm rửa giúp tránh cảm lạnh, cảm cúm… vào mùa đông nhưng lúc này lại có thể khiến tình trạng da khô thêm nặng nề.
Sử dụng đèn sưởi khi tắm rửa giúp tránh cảm lạnh, cảm cúm… vào mùa đông nhưng lúc này lại có thể khiến tình trạng da khô thêm nặng nề.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, đèn sưởi cũng như các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại nói chung là những sản phẩm có thể gây khô da, làm da nứt nẻ, khó chịu hơn vào mùa đông vì tia hồng ngoại mang nhiệt tác động trực tiếp lên bề mặt da.
Giải pháp: Không dùng đèn sưởi quá lâu, chỉ dùng mỗi lần dưới 45 phút. Nên tắm nước ấm vừa phải. Có thể tắt bớt đèn khi sưởi ấm, không cần thiết bật hết đèn lên. Sau khi tắm xong nên bôi kem dưỡng ẩm để phòng bệnh da mùa đông.
Kiểm tra thường xuyên và vệ sinh định kỳ đèn sưởi để tránh nguy hiểm
Chuyên gia khuyến cáo, đèn sưởi nhà tắm muốn đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật, cháy nổ không đáng có, việc thường xuyên kiểm tra xem có bị hỏng hóc hay không, vệ sinh định kỳ hàng năm đóng vai trò rất quan trọng.
Đèn sưởi nhà tắm muốn đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật, cháy nổ không đáng có, việc thường xuyên kiểm tra xem có bị hỏng hóc hay không, vệ sinh định kỳ hàng năm đóng vai trò rất quan trọng.
Giải pháp:
- Định kỳ kiểm tra lại dây điện của đèn sưởi xem có bị hở, bị đứt hay không, nếu có thì nên gọi người sửa lại hay thay dây mới.
- Vệ sinh đèn sưởi tối thiểu 2 lần/năm vào thời điểm trước mùa lạnh lúc bắt đầu dùng đèn và sau mùa lạnh khi không dùng nữa để làm sạch bụi bẩn bám trên bóng đèn, giúp kéo dài tuổi thọ của bóng đèn sưởi.
Trời rét đậm, người già và trẻ em ở Quảng Bình nhập viện tăng đột biến
Nhiệt độ giảm thấp, rét đậm kéo dài tại tỉnh Quảng Bình những ngày qua khiến nhiều người phải nhập viện, phần lớn là người già và trẻ em.
Do lượng người nhập viện tăng đột biến, các khoa Tim mạch, Nhi... tại một số bệnh viện ở tỉnh Quảng Bình phải tăng cường thêm giường bệnh từ các khoa khác để phục vụ điều trị nội trú.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bệnh nhân đến khám tăng cao, số ca bệnh phải nhập viện điều trị các bệnh tim mạch, viêm đường hô hấp cũng tăng đột biến.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới liên tục tiếp nhận các trường hợp người cao tuổi đến điều trị vào mua đông.
Ông Lại Tấn Giáo, ở xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới tuổi đã cao, có tiền sử bệnh về hô hấp, tim mạch. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, rét đậm kéo dài đã làm ông Giáo bị nhiễm lạnh, cảm cúm, ho nhiều tới mức khó thở.
Dù đã điều trị thuốc đông y dài ngày nhưng bệnh tình không thuyên giảm nên phải nhập viện điều trị. Người cao tuổi như ông Lại Tấn Giáo có thêm bệnh nền sẽ không đủ sức đề kháng để kịp thích ứng với nhiệt độ giảm sâu, bệnh cũ tái phát, đau ốm kéo dài.
Các giường bệnh tại khoa Tim mạch đều chật kín bệnh nhân cao tuổi.
"Tôi có bệnh nền là tim mạch, khi trời rét thì đã cố gắng giữ ấm hết sức, về mùa đông thời tiết lạnh, khắc nghiệt gây hắt hơi xì mũi, ảnh hưởng đến họng rát, gây ho. Trời lạnh thế này càng ho dữ dội, cả ngày lẫn đêm đều ho nên phải đi khám để tìm cho ra bệnh còn điều trị", ông Giáo nói.
Những ngày này, gia đình bà Mai Thị Hảo, ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình mất ăn mất ngủ vì đứa cháu 2 tuổi bị sốt cao, mê man, đêm thì quấy khóc không ngủ. Dù đã mặc ấm, giữ cháu ở trong nhà nhưng ban đêm nhiệt độ giảm thấp khiến cháu nhỏ vốn sức đề kháng yếu ốm nặng phải nhập viện.
Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân người cao tuổi đến khám chữa bệnh.
"Trời lạnh khiến cháu nó sốt, ho nặng, phải đưa đi bệnh viện. Nhờ bác sĩ tiêm thuốc cho rồi giờ cháu nó đỡ ho, đêm có nằm ngủ được. Bệnh quá đông, bữa vào thấy 2 cháu nằm 1 giường, sau thì những cháu nằm khoảng 1 tuần khỏi bệnh bác sĩ cho về nhà nên mỗi cháu được nằm 1 giường", bà Mai Thị Hảo lo lắng.
Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới gần như quá tải vì các ca bệnh mùa đông.
Đợt rét đậm kéo dài nhiều ngày qua đã khiến nhiều trẻ em ở tỉnh Quảng Bình phải nhập viện. Phần lớn trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới, số lượng bệnh nhi nhập viện do bệnh về đường hô hấp, sốt tăng gấp đôi, gấp 3 so ngày thường khiến khoa này quá tải.
Nhiều ca bệnh nặng phải cấp cứu vào thời điểm rét đậm.
Mỗi ngày, khoa bệnh này tiếp nhận từ 130 -150 bệnh nhi, cao điểm đến 170 trường hợp điều trị nội trú trong khi khoa chỉ có 120 giường bệnh. So thời điểm này năm ngoái, số lượng bệnh nhi tăng gấp rưỡi, bệnh viện phải tăng cường thêm giường bệnh từ các khoa khác để phục vụ điều trị nội trú.
Rét đậm kéo dài khiến người cao tuổi giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
Số lượng người cao tuổi nhập viện ngày càng đông do thời tiết rét kéo dài.
Trẻ em có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh trong thời tiết rét đậm.
Tại Khoa Tim mạch của bệnh viện các bác sĩ, y tá, điều dưỡng phải tăng ca, túc trực thăm khám và điều trị bệnh nhân nội trú. Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Hân, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới khuyến cáo: "Quan trọng nhất với trẻ con đó là phải giữ ấm, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của trẻ với những phương pháp chung như dinh dưỡng tốt, hệ miễn dịch tốt cũng như cần hạn chế nguồn lây là một trong những biện pháp phòng ngừa rất tốt.
Điều quan trọng nữa đó là tiêm chủng, trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng mũi cơ bản, ngoài ra còn có những mũi vắc xin đặc trưng theo mùa. Khuyến cáo bệnh nhân nên tuân thủ tiêm phòng các mũi vắc xin"./.
Lạnh gây hại cho nhiều người Mới đây, ở Hà Giang đã xảy ra một vụ ngộ độc than sưởi ấm trong phòng, làm bé gái 11 tuổi tử vong, bé trai 9 tuổi phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Rất may cháu bé đã bình phục và được về nhà. Hàng loạt cây sưởi được lắp đặt tại khu vực ghế đá trong khuôn viên Bệnh...