Đừng để ‘tiền mất, tật mang’ vì thẩm mỹ không an toàn
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ được cấp phép uy tín, bác sĩ giỏi, công nghệ phẫu thuật tiên tiến, khai báo chi tiết về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng trước khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ là những lưu ý giúp giảm thiểu rủi ro trong phẫu thuật thẩm mỹ.
Ma trận làm đẹp “lung linh” trên mạng xã hội
Sau thời gian tìm hiểu và ấp ủ kế hoạch thay đổi nhan sắc, chị T. (31 tuổi, ở TP.HCM) tìm hiểu một cơ sở thẩm mỹ trên Facebook với nhiều hình ảnh đẹp, lượt theo dõi và bình luận tốt. Theo tư vấn, cơ sở này ở Hà Nội có chi nhánh tại một tòa nhà lớn ở TP.HCM. Tin tưởng đây là nơi uy tín vì đặt tại một trụ sở lớn, chị T. đặt cọc 2 triệu đồng cho dịch vụ nâng mũi giá 50 triệu đồng.
Ngày thực hiện phẫu thuật nâng mũi, chị được chồng đưa đến “cơ sở” này để làm đẹp. Khi phát hiện cơ sở được quảng cáo chỉ là một căn phòng trong chung cư, không có biển hiệu, chồng chị khuyên không nên làm. Tuy nhiên, do quá mong chờ để được làm đẹp và đã đặt cọc, chị T. hy vọng vào tay nghề của bác sĩ như quảng cáo trên mạng.
Bốn ngày sau mũi chị bắt đầu chảy dịch. Sau khi đến cơ sở này để hút dịch, ngày thứ 6 dịch mũi lại chảy ra, viêm sưng nhiều hơn. Đến ngày thứ 7, chị đến bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán mũi bị nhiễm trùng đường chân chỉ. Ngày thứ 9, chị T. được bác sĩ cắt chỉ và rút sụn ra khỏi mũi.
“Đây là những trải nghiệm nhớ đời với những cơn đau buốt óc khi tháo sụn. Những ngày bị hư mũi, tôi vừa đau vừa mệt mỏi, trầm cảm, tốn kém tiền bạc chạy chữa “, chị T. chia sẻ.
Biến chứng do nâng mũi cơ sở chui. Ảnh NVCC
Tương tự, anh L.H.Q (ngụ phường Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, gia đình anh vẫn chưa quên sau tai biến của chị gái anh khi đi làm đẹp. Trong lúc, chị anh Q. đang làm đẹp da tại một thẩm mỹ viện thì bất ngờ xuất hiện các triệu chứng nôn ói, gồng cứng người, được chuyển cấp cứu tại bệnh viện. Nhân viên thẩm mỹ viện cho biết, trong lúc ủ tê lần 2 cách lần 1 khoảng 45 phút thì bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng vừa nêu.
Trên là 2 trong số hàng trăm ca biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ trong thời gian qua, thậm chí nhiều ca nguy kịch, tử vong.
Để tăng tính an toàn trong phẫu thuật thẩm mỹ
Video đang HOT
Bác sĩ Đỗ Quang Khải – giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An (TP.HCM), cho biết phẫu thuật thẩm mỹ cũng như những phẫu thuật khác, là can thiệp trên cơ thể con người. Mỗi cơ thể sẽ có những vấn đề về sức khỏe khác nhau, những bệnh lý tiềm ẩn đôi khi không phát hiện ra.
“Trong tất cả các can thiệp y khoa đều có tỷ lệ phần trăm biến chứng và tai biến, không can thiệp nào là an toàn 100%. Tuy nhiên các biến chứng xảy ra ở mức độ rất thấp nếu được thực hiện ở cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề cao”, bác sĩ Khải cho hay.
Người làm đẹp cần được tư vấn, trao đổi kỹ với bác sĩ trực tiếp phẫu thuật thẩm mỹ để giảm các rủi ro. Ảnh Minh họa: Pexels
Cũng theo bác sĩ Khải, trước khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, người tham gia phẫu thuật đều phải thực hiện những xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh để tầm soát và phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn thường gặp. Ví dụ như loại trừ những bệnh lý máu khó đông, suy gan, suy thận…
Ngoài ra, các bác sĩ cũng dựa vào những nguy cơ thường gặp để đưa ra những biện pháp dự phòng. Ví dụ ngừa nhiễm trùng bằng kháng sinh dự phòng trước mổ, cho bệnh nhân tắm với thuốc sát khuẩn trước mổ, vô khuẩn tuyệt đối… Ngừa nguy cơ huyết khối bằng bơm áp lực tĩnh mạch trong mổ, vận động sớm sau mổ.
“Để làm được những điều trên, đòi hỏi cơ sở làm đẹp phải uy tín, có đầy đủ trang thiết bị y tế cấp ứu, hồi sức. Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ cao, không chỉ là bác sĩ mà tất cả các nhân viên y tế điều trị và chăm sóc bệnh nhân phải được huấn luyện bài bản”, bác sĩ Khải chia sẻ.
Nhiều người bỏ qua khi khai báo với bác sĩ về các loại thuốc như thuốc tránh thai, collagen, thực phẩm chức năng… Tuy nhiên bác sĩ cần phải nắm thông tin để yêu cầu người bệnh ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến nguy cơ chảy máu ồ ạt hoặc đông máu
Bác sĩ Đỗ Quang Khải
Kiểm tra thông tin trước khi lựa chọn nơi làm đẹp
Đồng quan điểm, bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Hữu Thịnh (quản lý và điều hành khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), cho biết khi đi làm đẹp, chị em phụ nữ nên chọn lựa phòng khám chuyên khoa tạo hình phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bệnh viện thẩm mỹ uy tín. Nếu là phòng khám sẽ có bảng hiệu “Phòng khám chuyên khoa tạo hình phẫu thuật thẩm mỹ” do bác sĩ đứng tên chính, có chứng chỉ hành nghề kèm giấy phép hoạt động của sở y tế và danh mục các dịch vụ được cấp phép. Để kiểm tra thông tin trên bảng hiệu là thật hay giả, người dùng có thể lên trang website sở y tế tra tên bác sĩ đối chiếu.
“Ngoài ra, khi đến phòng khám hay bệnh viện tư vấn, thì nên yêu cầu gặp trực tiếp bác sĩ sẽ phẫu thuật cho mình để được thăm khám, tư vấn thay vì chỉ gặp tư vấn viên hoặc bác sĩ không trực tiếp mổ. Người đi làm đẹp cần trình bày chi tiết nhu cầu làm đẹp như thế nào, ví dụ với nâng mũi thì cao, thấp, có uốn lượn hay không, đầu mũi thế nào… Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ tư vấn sẽ chọn phương pháp và vật liệu phù hợp, chuẩn bị các phương án xử trí trong trường hợp rủi ro có biến chứng, quyết định phương thức gây mê hay gây tê, vị trí sẹo nằm ở đâu, bao nhiêu % là sẹo lồi, bệnh nhân có dị ứng vật liệu hay không…”, bác sĩ Thịnh chia sẻ.
Đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ là ưu tiên hàng đầu
Theo Sở Y tế TP.HCM, đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ là ưu tiên hàng đầu đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ (gọi chung là bệnh viện), thể hiện thông qua những hoạt động cụ thể trong kế hoạch cải tiến chất lượng hằng năm của đơn vị.
Các bệnh viện cần tuân thủ quy định về nhân sự tham gia hành nghề khám bệnh; trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, thiết bị y tế, thuốc phục vụ cho phẫu thuật và gây mê; luôn đảm bảo người bệnh phải được phẫu thuật viên chính trực tiếp khám, tư vấn và thực hiện phẫu thuật; thực hiện khám đánh giá tiền mê cho tất cả trường hợp trước phẫu thuật là trách nhiệm của bác sĩ gây mê – hồi sức; theo dõi người bệnh trong suốt quá trình phẫu thuật…
Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ y tế theo quảng cáo trên mạng xã hội mà không kiểm chứng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Sở Y tế kêu gọi người dân cảnh giác với thông tin quảng cáo dịch vụ y tế không đáng tin cậy trên mạng xã hội. Khi phát hiện các quảng cáo trái phép, sai sự thật, có dấu hiệu giả mạo, cố tình gây nhầm lẫn trong lĩnh vực y tế, người dân có thể gọi ngay cho đường dây nóng qua số 0989.401.155 để Thanh tra Sở Y tế kịp thời nắm bắt, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Người bị u vú có nâng ngực được không?
Sau khi can thiệp phẫu thuật u xơ, u nang tuyến vú, nhiều người vẫn mong muốn có thể 'hồi sinh' vẻ đẹp của vòng 1 để tự tin hơn.
Nâng ngực sau can thiệp u tuyến vú có thể thực hiện được không, đó là câu hỏi của nhiều chị em.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa đang tư vấn cho bệnh nhân
Chị Thần Thu Thủy (45 tuổi) sau khi đã trải qua phẫu thuật lấy u xơ lớn ở cực trên của ngực có mong muốn được thực hiện nâng ngực. Chị Thủy đã đi đặt túi ngực và được thực hiện với đường rạch nửa dưới quầng núm vú. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, quầng núm vú bị hoại tử một phần. Chị Thủy đến bệnh viện để thăm khám và xử lý. Tại đây, bác sĩ đã phải mất nhiều thời gian chăm sóc và ghép da dày để tạo hình lại một phần quầng vú đã bị hoại tử đó.
ThS.BS. nội trú Nguyễn Minh Nghĩa kiểm tra sau khi thăm khám cho bệnh nhân
Theo ThS.BS. nội trú Nguyễn Minh Nghĩa (Bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Trường Đại học Y Hà Nội), những người đã có tiền sử bị u xơ, u nang ở ngực và đã được tiểu phẫu cắt bỏ u không phải ai cũng có thể phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Khi có mong muốn được nâng ngực, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cần khai thác kỹ tiền sử về loại u, kích thước u, vị trí u, đồng thời thăm khám để xác định đường rạch, vị trí đã can thiệp lấy u trước đây.
"Những yếu tố đó sẽ quyết định đến vị trí đặt túi, đường mổ và mức độ can thiệp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nếu nâng ngực. Tóm lại, đối với bệnh nhân đã can thiệp tiểu phẫu lấy u xơ, u nang ở ngực vẫn có thể thực hiện phẫu thuật nâng ngực với điều kiện bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử, cách thức phẫu thuật lần trước để quyết định đường rạch và mức độ can thiệp có thể thực hiện phù hợp", bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa cho biết.
Nhiều chị em cũng có thắc mắc: Vậy u xơ, u nang to bao nhiêu thì không thể nâng ngực? Có ngưỡng an toàn không? Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa cho hay, đối với u lành như u xơ, u nang, không có ngưỡng an toàn cụ thể.
Ví dụ như không có kích thước u là từ bao nhiêu milimet hay centimet trở lên thì không thể nâng ngực được. Nếu kích thước u lớn, đã được can thiệp trên một vùng tuyến rộng để lấy u, gây tổn thương hệ thống mạch máu cấp máu cho quầng núm vú, bác sĩ có thể chọn phương án nâng ngực can thiệp ít nhất vào tuyến như mổ đường chân ngực và đặt túi dưới cơ.
Tuy nhiên, phẫu thuật nâng ngực kèm theo treo tuyến hay cắt tuyến, sắp xếp lại tuyến vú trong trường hợp người bệnh có tình trạng sa trễ hoặc phì đại thì sẽ rất khó khăn. Phẫu thuật viên cần chụp MRI đánh giá tình trạng nhu mô tuyến vú, thậm chí siêu âm doppler mạch để đánh giá hệ thống mạch máu cấp máu cho quầng núm vú.
Ngưỡng an toàn ở đây sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể là đảm bảo khả năng cấp máu cho quầng núm vú. Bác sĩ có thể lựa chọn phương án phẫu thuật phù hợp đảm không ảnh hưởng đến sức sống và cảm giác quầng núm vú nhưng vẫn đáp ứng được tối đa mong muốn của chị em.
Đối với phẫu thuật đặt túi nâng ngực, bác sĩ cũng cho hay, nếu chị em có tiền sử u vú, đã trải qua can thiệp lấy u, chắc chắn giải phẫu bình thường của hệ thống mạch máu, thần kinh đã có thay đổi. Việc cấp máu nuôi dưỡng và thần kinh cảm giác cho da ngực và phức hợp quầng núm vú đã không còn nguyên vẹn.
Bác sĩ phẫu thuật khi đặt túi nâng ngực hay làm thêm những can thiệp đến quầng núm vú, tuyến vú phải tính toán kỹ về đường rạch, vị trí đặt túi, mức độ can thiệp phù hợp đảm bảo cảm giác, cấp máu. Nếu không bệnh nhân có thể mất cảm giác hay nặng hơn là hoại tử quầng núm vú, da ngực.
Cũng có nhiều trường hợp lo ngại: Sau khi phẫu thuật nâng ngực, các khối u khác lại xuất hiện và được chỉ định phải tiểu phẫu lấy khối u ra thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến túi ngực đang có bên trong?
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa cho hay, khi thực hiện tiểu phẫu lấy u thì sẽ không ảnh hưởng đến túi ngực bên trong - trong điều kiện túi ngực được đặt dưới cơ và u xơ chỉ khu trú trong lớp tuyến vú. Tuy nhiên, có nguy cơ khác khi lấy những khối u lớn là mất cảm giác hoặc nặng hơn là hoại tử đối với phức hợp quầng núm vú và da ngực phía trên vì bệnh nhân đã trải qua can thiệp nâng ngực trước đây.
Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ sau can thiệp tiểu phẫu ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngực là đúng đắn, tuy nhiên, trước khi thực hiện nâng ngực cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Bởi trong một số trường hợp hoàn toàn không nên thẩm mỹ sau khi đã can thiệp cắt u tuyến vú.
Cắt môi hình trái tim, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng Nhập viện với đôi môi sưng to gấp nhiều lần bình thường, cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tá hoả khi được thông báo đôi môi đã bị viêm nhiễm rất nặng. 3 ngày trước, vì thích làm đẹp, cô gái đã đến một spa để cắt môi hình trái tim với giá 7 triệu đồng Ngày 25/4, các bác sĩ Khoa Phẫu...