Dùng chung kim tiêm, cả xã lo lắng lây HIV?
Người dân xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) đang lo lắng lây nhiễm HIV khi hàng chục người dân trong xã dùng chung kim tiêm. Người dân đang chờ kết quả xét nghiệm HIV. Những người này nghi lây lan HIV khi cùng đến chữa bệnh tại nhà ông Th.
Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ xác định bà G dương tính với HIV.
Bà Trần Thị T (58 tuổi, trú tại khu Chiềng 3, xã Kim Thượng) chia sẻ: Sự việc bắt nguồn cách đây chừng hơn 1 tháng trước. Với đặc thù là một xã vùng sâu, vùng xa, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường sinh sống, điều kiện dân trí thấp, lại cách xa khu vực dân cư văn hoá nên mỗi khi gia đình có người mắc bệnh, thay vì đưa đến các cơ sở y tế tuyến trên để thăm khám, hầu hết người dân nơi đây lại tìm đến nhà bác sĩ Th (đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Sơn) để nhờ thăm khám, tiêm thuốc.
Cách đây hơn 1 tháng, một bệnh nhân trú tại khu Chiềng 3 bất ngờ bị phát hiện nhiễm HIV. Đây là một bệnh nhân đã trung tuổi, quanh năm quanh quẩn ở nhà và chưa từng đi đâu xa.
Sau khi biết kết quả mình bị nhiễm HIV, người này cho biết trước đó chưa từng đến cơ sở y tế nào để thăm khám mà chỉ tiêm và điều trị tại nhà bác sĩ Th.
“Bệnh nhân không đi đâu ra khỏi địa phương nên nhiều người cho rằng bệnh nhân lây nhiễm HIV trong quá trình tiêm và điều trị tại nhà bác sĩ Th. Nhiều người dân nghi ngờ có thể bác sĩ Th đã sử dụng bơm kim tiêm dành cho người nhiễm HIV sau đó không thay mà dùng tiếp để tiêm cho các bệnh nhân khác”, bà T chia sẻ.
Sự việc trên khiến những người đã từng chữa bệnh nhà bác sĩ Th rất lo lắng. Cách đây khoảng 1 tháng, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn đã phối hợp với Trạm y tế xã Kim Thượng đến từng gia đình lấy mẫu máu của tất cả những cá nhân từ người già đến trẻ nhỏ để tiến hành làm xét nghiệm HIV.
Kết quả xét nghiệm mẫu máu lấy lần 1 chưa có thì gần đây, cán bộ y tế tiếp tục đến đây để lấy mẫu máu của một số cá nhân khác để xét nghiệm lần 2.
Trong khi những người dân khác đang chờ kết quả xét nghiệm, bà Hà Thị G (59 tuổi) ở địa phương được Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ xác định dương tính với HIV.
Theo người thân bà G, bà G mắc bệnh viêm phổi. Do ngại đi xa nên có nhờ bác sĩ Th thăm khám và tiêm. Khoảng gần 2 tháng trước, thấy bệnh tình không thuyên giảm mà có chiều hướng nặng thêm nên bà G đi Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để điều trị. Kết quả xét nghiệm, bà G bị viêm phổi, nấm miệng và dương tính với HIV.
Video đang HOT
Cũng theo người thân bà G, bà G chưa đi đâu khỏi khu, nếu có bệnh tật cũng không thăm khám ở đâu bao giờ mà chỉ đến khám và tiêm tại nhà bác sĩ Th. Gia đình bà G không có ai mắc căn bệnh này.
Ngoài bà G, tại địa bàn khu Chiềng 3 còn có 1 người cũng được xác định bị nhiễm HIV nữa là anh T.
Hiện sự việc đang tiếp tục được làm rõ.
Theo Lao động
Tại sao không làm xét nghiệm luôn mà cứ phải mất thời gian khám bệnh? Không phải vì tiền, mà là hai hiện tượng này
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì lí do gì bác sĩ luôn thăm khám trước khi chỉ định xét nghiệm, trong khi có những bệnh chỉ cần nhìn vào chỉ số kết quả là biết được ngay?
Nếu vừa vào viện, thay vì đợi bác sĩ khám thì đưa đi xét nghiệm luôn, chẳng phải chẩn đoán bệnh sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn biết bao nhiêu ư?
Tất nhiên, các bác sĩ đã từng nghĩ đến điều này rồi, và họ vẫn chọn làm theo quy trình tuần tự như vậy là có lí do cả.
Lý do đầu tiên có lẽ ai cũng đoán ra, đó là chi phí. Việc thử tất cả mọi khả năng bệnh là rất tốn kém. Muốn chạy phản ứng cần phải có hóa chất và máy móc chuyên dụng, mà những thứ này thường không rẻ chút nào.
Bằng việc khảo sát các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ loại bỏ một số khả năng không thể xảy ra và chỉ tập trung vào vài kết quả nhất định từ phía phòng xét nghiệm.
Tuy nhiên, lí do quan trọng hơn cả, đó là sự sàng lọc của bác sĩ sẽ làm giảm tác động của hai hiện tượng y học đặc biệt. Chúng có tên là dương tính giả và âm tính giả.
Cái gì giả cơ?
Dương tính giả là xét nghiệm cho kết quả dương tính trong khi người kiểm tra hoàn toàn khỏe mạnh. Tương tự, âm tính giả thì là xét nghiệm cho kết quả âm tính, trong khi người kiểm tra đã mắc bệnh.
Ngắn gọn hơn, âm tính hay dương tính giả là tình trạng kết quả xét nghiệm thu được không chính xác với tình trạng bệnh.
Nhưng tại sao lại có chuyện này? Chẳng phải xét nghiệm máy móc là tuyệt đối chính xác hay sao?
Ồ không! Chúng ta đều biết rằng mọi quy trình trên đời đều có những lỗ hổng. Ngay cả những xét nghiệm có độ chính xác cao nhất cũng chỉ cho ra kết quả đúng đến 99% mà thôi.
Điều đó nghĩa là cứ 1000 người ngẫu nhiên làm xét nghiệm, sẽ có 10 người bị chẩn đoán sai. Những người này hoặc không được tham gia chữa trị kịp thời, hoặc sẽ phải sử dụng một loạt thuốc men, trị liệu... thừa thãi và lo lắng về thứ bệnh mà thậm chí họ không hề mắc.
Và ta có thể chắc chắn là cả hai khả năng đều dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Một vài ngành nghề có thể chấp nhận sai số, nhưng y học thì không. Mọi mạng sống đều quý giá và vì thế mà việc sàng lọc lâm sàng luôn phải tồn tại. Thay vì lấy ngẫu nhiên 1000 người để làm xét nghiệm, bác sĩ dựa trên mô tả về triệu chứng và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân để tìm ra 100 người có nguy cơ bị bệnh.
Đem 100 người đó đi thử máu, xác suất chẩn đoán nhầm giảm xuống chỉ còn 1 người.
Vậy nếu đã qua sàng lọc mà âm tính và dương tính giả vẫn xảy ra thì đây có phải là lỗi của các bác sĩ không nhỉ?
Cũng có thể, vì đã là con người, ai cũng sẽ có lúc mắc lỗi. Các chuyên gia xử lí xét nghiệm không phải là ngoại lệ.
Tuy vậy bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự sai lệch của kết quả như:
- Lời mô tả bệnh của bệnh nhân trong khi khám lâm sàng không chính xác, hoặc bệnh nhân nói dối vì các lí do cá nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trong chẩn đoán.
- Một vài chất có trong máu (từ đồ ăn hoặc khí bị ô nhiễm chẳng hạn) làm phản ứng đi lệch hướng.
- Trong vài trường hợp, hoạt động sinh lí bất thường của vi khuẩn (như việc tự ngưng kết ngẫu nhiên khi chưa gặp thuốc thử,...) sẽ gây nhiễu cho việc kết luận bệnh.
- Hạn chế về máy móc, thiết bị kĩ thuật, khu vực bảo quản mẫu thử...
Liệu có cách nào làm giảm tỉ lệ này xuống không?
Chúng ta nên chọn khám ở những bệnh viện uy tín và có thể tìm hiểu trước về độ chính xác của xét nghiệm. Bên cạnh đó, chú ý tuân theo chỉ dẫn trước khi xét nghiệm, cố gắng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất cho bác sĩ, tuyệt đối không nên nói dối vì bất kì lí do nào.
Ngoài ra khi đã nhận được kết quả, bạn có thể đi kiểm tra lại ở một vài nơi khác để đối chiếu các kết luận của bác sĩ và từ đó tìm ra kết luận chuẩn xác nhất.
Nguồn: How Stuff Works, Regan Zambri Long
Theo Helino
Cô gái bị nhầm là chàng trai vì bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ Bệnh nhân 20 tuổi (Hà Giang) giới tính nữ nhưng lại có tính cách và hình thể nam, âm vật bị phì đại trông như dương vật. Ảnh minh họa Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang thăm khám, làm xét nghiệm cho 5 bệnh nhân bị rối loạn phát triển...