Đức và Pháp ủng hộ đề xuất của Mỹ áp thuế tối thiểu với doanh nghiệp toàn cầu
Trong cuộc trả lời phỏng vấn chung được báo Zeit Online đăng tải ngày 27/4, các Bộ trưởng tài chính Pháp và Đức đã bày tỏ ủng hộ đề xuất của Mỹ áp mức thuế tối thiểu 21% đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Công nhân hoàn thiện lắp ráp xe ô tô Mercedes Benz A tại nhà máy sản xuất xe Daimler ở Rastatt, miền Tây Nam Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết ông không phản đối đề xuất của Mỹ. Trong khi đó, người đồng cấp phía Pháp Bruno Le Maire cho hay: “Nếu đó là kết quả của các cuộc đàm phán, chúng tôi sẽ nhất trí tán thành”.
Trước đó, trong tháng này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thông báo bà đang đàm phán với các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) nhằm đi đến sự nhất trí về mức áp thuế tối thiểu đối với các doanh nghiệp toàn cầu, ở mức 21%. Theo bà Yellen, đây là nỗ lực quan trọng để ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh khi các công ty hay các quốc gia tìm cách phá giá bằng cách giảm chất lượng sản phẩm hoặc không quan tâm tới sự an toàn của người lao động hoặc trả lương thấp.
Đề xuất của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tìm cách thực thi kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ từ khoản tiền có được thông qua việc tăng thuế đối với các công ty. Tổng thống Biden đã đề xuất một loạt thay đổi về thuế doanh nghiệp và cho rằng sự thay đổi này có thể huy động hơn 2.000 tỷ USD trong vòng 15 năm để trả cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo đó, thuế doanh nghiệp của Mỹ sẽ tăng từ 21% lên 28%, thuế tối thiểu của Mỹ đối với thu nhập từ nước ngoài của các công ty tăng lên 21% và thực hiện các bước nhằm ngăn các công ty chuyển trụ sở và công việc ra nước ngoài.
Đề xuất tăng thuế của chính quyền Tổng thống Biden đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi dư luận cho rằng điều này sẽ làm môi trường kinh doanh của Mỹ kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác vốn đã cắt giảm thuế suất doanh nghiệp trong những năm gần đây.
Thêm nhiều nước áp hạn chế với Ấn Độ
Trước "sóng thần" Covid-19 tại Ấn Độ, thêm nhiều nước quyết định đình chỉ bay và hạn chế nhập cảnh với người đến từ quốc gia này.
Chính phủ Hà Lan từ 18h ngày 26/4 bắt đầu áp lệnh đình chỉ với tất cả chuyến bay tới Ấn Độ trong bối cảnh quốc gia này 4 ngày liên tiếp đều ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực tới 12h ngày 1/5, nếu nội các không quyết định gia hạn thêm. Các chuyến bay chở hàng và chở nhân viên y tế sẽ được miễn trừ.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân Covid-19 trở nặng vào bệnh viện ở Mumbai, Ấn Độ, hôm 22/4. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Hà Lan Cora van Nieuwenhuizen cho biết lệnh cấm được đưa ra sau khi nội các nhận được lời khuyên từ cơ quan y tế công cộng quốc gia RIVM về tình hình dịch bệnh phức tạp tại Ấn Độ.
Italy hôm 25/4 cũng ban lệnh hạn chế đi lại với Ấn Độ do lo ngại "sóng thần" Covid-19 tại vùng dịch lớn thứ hai thế giới. Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza cho biết đã ký lệnh cấm nhập cảnh với du khách nước ngoài từng đến Ấn Độ trong 14 ngày qua.
Công dân Italy vẫn được phép nhập cảnh nếu trở về từ Ấn Độ với điều kiện kết quả xét nghiệm nCoV lúc rời đi và lúc về nước đều phải âm tính. Những người này sau đó tiếp tục phải thực hiện cách ly theo quy định.
Iran hôm 24/4 tuyên bố sẽ cấm du khách từ Ấn Độ do tốc độ lây lan nCoV nhanh chóng ở quốc gia này. Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhận định biến chủng nCoV ở Ấn Độ nguy hiểm hơn so với các biến chủng ở Anh và Brazil.
Cơ quan hàng không dân dụng của Iran sau đó nhanh chóng phát thông báo trên các phương tiện truyền thông rằng toàn bộ chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ, Pakistan sẽ bị đình chỉ từ nửa đêm 25/4.
Kuwait cũng nối dài danh sách những nước áp hạn chế với Ấn Độ sau lệnh đình chỉ toàn bộ chuyến bay thương mại tới quốc gia này từ ngày 24/4 cho tới khi có thông báo mới. Quyết định của Kuwait được đưa ra dựa trên hướng dẫn của cơ quan y tế nước này, sau khi đánh giá tình hình Covid-19 toàn cầu.
Tất cả hành khách đến từ Ấn Độ hoặc từng đi qua quốc gia này sẽ bị cấm nhập cảnh vào Kuwait. Công dân Kuwait cùng người thân của họ và các loại hàng hóa sẽ được miễn trừ.
Thảm cảnh bên trong bệnh viện Ấn Độ. Video: Sky News.
Các nước như Anh, Pháp, Đức, Canada, Indonesia, Singapore và UAE trước đó cũng áp lệnh đình chỉ bay và áp hạn chế nhập cảnh với người đến từ Ấn Độ do lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp tại nước này.
Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 17,3 triệu ca nhiễm và hơn 195.000 ca tử vong do nCoV, là vùng dịch lớn thứ hai thế giới. Tình hình Covid-19 ở nước này đang trở nên nghiêm trọng do khủng hoảng về nguồn cung oxy, vaccine, thuốc men, trong khi các bệnh viện gần như đã vỡ trận.
Nghi ngại ca tử vong Covid-19 Ấn Độ cao 5 lần báo cáo 25 Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ đổ đến đền xin oxy thở 27 Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ cưới trong bệnh viện Ấn Độ chật vật trong cơn khát oxy Thủ tướng Ấn Độ: Bão Covid-19 rung chuyển đất nước 26
Iran không chấp nhận bị gây sức ép trong đàm phán hạt nhân Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi - trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran ngày 25/4 khẳng định Tehran không chấp nhận bị gây sức ép trong tiến trình đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đang diễn ra ở Vienna (Áo). Các máy ly tâm bên trong cơ sở hạt...