Dục tốc bất đạt
Đến hôm nay, thầy và trò lớp 1 đã trải qua 4 tuần dạy và học theo sách giáo khoa (SGK) mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa.
Một thời gian dài được nghiên cứu và tham gia chọn SGK, lại thêm công tác tập huấn được các địa phương thực hiện khá kỹ lưỡng nên đa số giáo viên đã bắt kịp với đổi mới. Nhiều điểm tích cực của Chương trình – SGK mới sớm được bộc lộ trong quá trình triển khai như dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, giáo viên linh hoạt chủ động thời lượng học tập phù hợp, học sinh học tập trong tâm thế vừa học vừa chơi …
Tuy thế, việc chia tay một chương trình – SGK đã quen thuộc trong 20 năm để bắt đầu cái mới không phải ai cũng dễ dàng vào cuộc, nhất là khi dạy học SGK mới buộc giáo viên phải đổi mới. Bên cạnh đa số giáo viên bình tĩnh, tự tin triển khai, đâu đó ở một vài trường học, một vài giáo viên vẫn còn bị “quán tính” cũ níu kéo, nôn nóng, nhất là trong dạy học môn Tiếng Việt. Lại có nơi quá chuyên chú luyện vở sạch chữ đẹp, trong khi chương trình mới không đặt quá cao yêu cầu tập viết.
“Chương trình đổi mới mà giáo viên, phụ huynh chưa đổi mới cách nghĩ sẽ tạo nên áp lực, và từ áp lực đó dẫn đến làn sóng than thở”, nhà giáo Nguyễn Thị Lương ( Trường Tiểu học Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) lưu ý.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thực tế, chương trình lớp 1 mới không nặng, nếu không muốn nói là đã giảm tải so với chương trình cũ. Với môn Tiếng Việt, cũng 29 chữ cái và khoảng 140 vần, thay vì học 10 tiết/tuần, nay học sinh được học 12 tiết /tuần. Cũng theo chương trình mới, giáo viên được quyền quyết định thời lượng dạy học tuỳ theo khả năng học sinh.
Đặc biệt, SGK mới như Cánh diều còn dành thời lượng ôn tập đến 64 tiết, là thời gian thỏa sức cho giáo viên co giãn tuỳ theo trình độ, năng lực tiếp thu của trò… Nơi nào học sinh chậm thì tập trung hoàn thành phần chính, nói như GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình mới “Giáo viên không cần phải vội chạy cho hết bài”.
Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với việc dạy học Chương trình – SGK mới theo hướng mở, tùy theo tình hình thực tế, giáo viên có thể giảm số tiếng, từ trong bài và dạy vào các tiết ôn luyện buổi chiều nếu học sinh chưa hiểu hết.
Nắm chắc tinh thần này để đổi mới, thầy cô sẽ không tạo áp lực cho mình, trò. Phụ huynh cần hiểu nội dung chương trình mới, cách tiếp cận SGK để không quá căng thẳng khi thấy con chậm hơn bạn hay chẳng may quên chữ, số.
Thời gian 1 tháng là quá ngắn đánh giá về hiệu quả của việc dạy học chương trình – SGK mới. Có thể trong quá trình dạy học sẽ có những vấn đề cần phải nghiên cứu, điều chỉnh để tốt hơn.
Tuy nhiên, trong bước đường khởi đầu này, cần lắm sự bình tĩnh, kiên nhẫn của giáo viên lớp 1, sự quan tâm, động viên, truyền thông tốt của các cấp quản lí, đặc biệt là sự chung tay chia sẻ, đồng lòng của cha mẹ học sinh.
Dục tốc bất đạt, cha ông ta xưa đã nói. Trẻ mới vào lớp 1 như tờ giấy trắng, việc có quên, sai sót, hay không nhớ một vài từ cũng là chuyện bình thường. Nếu giáo viên, phụ huynh cùng nôn nóng, mọi áp lực lại dồn lên những đôi vai nhỏ, làm sao các em có thể mỗi ngày đến trường là một ngày vui?
Khánh Hòa yêu cầu trường học không chủ quan đối phó bão số 5
Nhằm ứng phó hiệu quả với bão số 5, mưa lũ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh và trường học.
Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị, trường học theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; chỉ đạo, hướng dẫn che chắn, chằng chống, gia cố trụ sở, trường học, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; có kế hoạch di chuyển bàn, ghế, hồ sơ, tài liệu và trang thiết bị dạy học lên cao để tránh hư hỏng khi ngập lụt; đảm bảo an toàn tính mạng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Thường xuyên nhắc nhở học sinh không được đến những nơi có vùng nước sâu, dễ gây sạt lở; không tụ tập bạn bè tắm sông, suối, hồ, nơi có vùng nước nguy hiểm phòng tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Một trường học ở TP Nha Trang, Khánh Hòa bị ngập trong mùa mưa lũ (Ảnh minh họa)
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai của đơn vị luôn duy trì lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn, phân công lãnh đạo thường trực 24/24 giờ tại đơn vị, trường học khi có bão, lũ xảy ra và thường xuyên (cập nhật từng buổi) qua email của Sở GD&ĐT Khánh Hòa.
Khi bị ảnh hưởng của bão và mưa lũ sau bão phải khẩn trương khắc phục hậu quả, sớm ổn định việc giảng dạy và học tập và có kế hoạch dạy bù cho những ngày nghỉ học (nếu có).
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa, năm học mới 2020 - 2021, số lượng học sinh các cấp học trên địa bàn là hơn 280 nghìn học sinh. Trong đó, Nhà trẻ hơn 12.000 trẻ; Mẫu giáo hơn 52.800 học sinh; Tiểu học hơn 105.700 học sinh; THCS hơn 78.100 học sinh; THPT 37.900 học sinh, trong đó công lập hơn 34.400 học sinh.
Khánh Hòa: Yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang dự lễ khai giảng Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu các Phòng GD&ĐT thực hiện một số hoạt động đầu năm học mới 2020-2021, trong đó lưu ý học sinh, giáo viên tham dự lễ khai giảng phải đeo khẩu trang. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết ngày tựu trường vào ngày 1/9 và tổ chức khai giảng vào...