Đức tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga
Đức đã tăng 63,3% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga lên 4,63 tỷ mét khối vào tháng 2/2021.
Ảnh minh họa
Đức đã tăng 63,3% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga lên 4,63 tỷ mét khối vào tháng 2/2021 so với cùng kỳ năm ngoái, cơ quan Hải quan Nga cho biết hôm thứ Hai 5/4.
Nga đã tăng 13,4% lượng khí đốt cung cấp cho Đức tính theo tháng trong tháng 2.
Video đang HOT
Trong tháng 2 năm nay, xuất khẩu khí đốt của Nga tăng 52,3% lên mức 238,7 triệu mét khối sang Serbia, tăng 35,9% lên mức 225,4 triệu mét khối sang Hy Lạp, tăng 32,2% lên mức 216,7 triệu mét khối sang Bulgaria và 32,9% lên mức 405,3 triệu mét khối sang Hungary.
Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Belarus tăng 13% hằng năm và 3,2% hằng tháng lên mức 1,96 tỷ mét khối.
Đồng thời, lượng khí đốt của Nga xuất sang Ý giảm 77% xuống còn 225,2 triệu mét khối, giảm 25% xuống còn 709,4 triệu mét khối xuất sang Áo, và giảm 18% xuống còn 850,1 triệu mét khối xuất sang Pháp.
Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ tăng 115,5% hằng năm nhưng giảm 11,4% hằng tháng và đạt tổng cộng 2,4 tỷ mét khối vào tháng 2/2021.
Iran bắt đầu thử nghiệm máy ly tâm làm giàu urani thế hệ mới
Iran đã bắt đầu thử nghiệm máy ly tâm làm giàu urani thế hệ mới với tên gọi IR-9 có khả năng hoạt động nhanh gấp 50 lần IR-1.
Máy ly tâm IR-6 tại cơ sở làm giàu urani Natanz năm 2019. Ảnh: AP
Người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Behrooz Kamalvandi ngày 6/4 thông báo tổ chức này đã bắt đầu thử nghiệm máy ly tâm thế hệ mới IR-9. Dòng máy ly tâm IR-9 có thể hoạt động nhanh gấp 5 lần IR-6 và gấp 50 lần IR-1.
"Chúng tôi chứng kiến nhiều tiến bộ trong việc làm giàu urani. Chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm cơ học đối với máy ly tâm IR-9 có công suất làm giàu là 50 SWU", hãng thông tấn ISNA dẫn lời người phát ngôn Kamalvandi.
Việc nghiên cứu và phát triển các máy ly tâm nhanh hơn và tiên tiến hơn của Iran được Washington cáo buộc như một hành động đi ngược với thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Từ tháng 5/2019, Iran đã bắt đầu giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, đúng một năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Thỏa thuận hạt nhân Iran có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), được ký kết giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015. Theo thỏa thuận, Iran hạn chế chương trình hạt nhân đổi lại việc dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt với nước này.
Ngày 3/4, kênh truyền hình Press TV dẫn lời Giám đốc AEOI Ali-Akbar Salehi cho biết Iran đã sản xuất 50 kg urani được làm giàu ở cấp độ 20%.
Như một phần trong Kế hoạch Hành động Chiến lược được Quốc hội nước này thông qua vào tháng 12/2020, AEOI sẽ sản xuất 120 kg urani làm giàu ở cấp độ 20% trong vòng một năm kể từ ngày 4/1.
Ông Shalehi lưu ý nếu có một thỏa thuận Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân JCPOA và Iran kiểm chứng được điều đó, nước Cộng hòa Hồi giáo này có thể ngay lập tức ngừng việc làm giàu urani 20% cũng như những hoạt động tương tự.
Một ngày trước đó, giới chức Iran cùng các nước P5 1 (gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ cùng Đức) ngoại trừ Mỹ, thông báo se nhom hop trưc tiêp trong tuân tơi tai Vienna (Áo) đê thao luân vê khả năng hồi sinh JCPOA. Phía Mỹ sau đó cũng xác nhận sẽ tham gia cuộc gặp tại Vienna.
Lãnh đạo Nga, Pháp và Đức thảo luận về các vấn đề quốc tế Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiến hành một hội nghị trực tuyến 3 bên trong ngày 30/3 để thảo luận về hợp tác và các vấn đề quốc tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN Tại hội nghị, 3 nhà lãnh đạo đặc biệt...