Đức khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ chính quyền Ukraine
Ngày 23/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có chuyến thăm Ukraine lần đầu tiên kể từ khi xảy ra khủng hoảng chính trị ở quốc gia Đông Âu này.
Đoàn xe chở hàng cứu trợ của Nga tại trạm kiểm soát hải quan ở khu vực cửa khẩu Donetsk-Izvarino.
Tại thủ đô Kiev, Tổng thống nước chủ nhà Petro Poroschenko đã tiếp, làm việc với Thủ tướng Merkel nhằm bàn thảo về tình hình hiện nay ở miền Đông Ukraine và những căng thẳng trong quan hệ với Nga.
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn phát biểu của bà Merkel cho rằng Ukraine đang ở trong một giai đoạn khó khăn khi phải xử lý các vấn đề liên quan sự toàn vẹn lãnh thổ.
Thủ tướng Merkel khẳng định Đức sẽ tiếp tục ủng hộ chính quyền Kiev và coi sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là một mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Đức.
Bà Merkel cũng kêu gọi các bên sớm tìm ra một giải pháp hòa bình để tháo gỡ các bế tắc hiện nay, trước mắt có thể là một lệnh ngừng bắn tạm thời giữa quân đội chính phủ và lực lượng đòi liên bang hóa ở khu vực miền Đông.
Video đang HOT
Trong buổi gặp này, Thủ tướng Merkel đã chính thức thông báo Berlin sẽ cung cấp khoản tín dụng 500 triệu euro cho Kiev nhằm giúp nước này cải tạo cơ sở hạ tầng năng lượng và nước, đặc biệt tại thành phố Donbass.
Ngoài ra, Đức sẽ hỗ trợ thêm 25 triệu euro nhằm hỗ trợ những người tị nạn và tiếp nhận những binh sỹ Ukraine bị thương nặng tới Đức điều trị.
Về phần mình, Tổng thống Poroschenko khẳng định chính quyền Kiev quyết tâm theo đuổi giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột hiện nay. Ông hoan nghênh những đề nghị và đánh giá cao sự hỗ trợ của phía Đức.
Cho đến nay, Đức vẫn là nước đi đầu trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Thủ tướng Đức thường xuyên có các cuộc điện đàm với cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Petro Poroschenko để thảo luận về tình hình quốc gia này.
Thủ tướng Merkel từng nhiều lần tuyên bố cuộc xung đột tại Ukraine phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình và Đức không ủng hộ bất kỳ giải pháp quân sự thuần túy nào.
Chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine của bà Merkel diễn ra 3 ngày trước khi diễn ra cuộc gặp đa phương với sự tham gia của Tổng thống Poroshenko, Tổng thống Putin cùng với nhiều lãnh đạo cấp cao khác của Liên minh châu Âu (EU) tại Minsk.
Theo giới phân tích, trong chuyến thăm, nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất châu Âu này chủ trương củng cố quan điểm của cả Kiev và EU liên quan đến những lợi ích kinh tế của hai bên trước khi gặp ông Putin.
Trong khi đó, toàn bộ 280 xe tải chở hàng cứu trợ của Nga đã ra khỏi lãnh thổ của Ukraine. Các giám sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại trạm kiểm soát biên giới giữa Izvarino của Nga và Donetsk của Ukraine đã xác nhận thông tin trên.
Như vậy, chỉ sau một ngày, đoàn xe cứu trợ của Nga đã hoàn thành công tác chuyển hàng cứu trợ nhân đạo đến Lugansk, miền Đông Ukraine nhằm cung cấp những vật dụng thiết yếu gồm thiết bị y tế, thức ăn cho trẻ sơ sinh, túi ngủ và máy phát điện cho người dân tại vùng chiến sự./.
Theo Vietnam
Nhà Trắng tố Nga sơn xe quân sự để vào Ukraine
Nhà Trắng cáo buộc Nga sơn những chiếc xe quân sự trông giống những chiếc xe tải dân sự thông thường, trong khi Ukraine tuyên bố có một "cuộc xâm lược trực tiếp" bởi một phái đoàn Nga mà không có sự cho phép của họ.
Phát ngôn viên Ủy ban An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, Caitlin Hayden cho biết hôm 22/8 rằng, Nga đang tìm cách xâm nhập Ukraine. Bà Hayden cho rằng, động thái này vi phạm luật pháp quốc tế và rằng sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga.
Đoàn xe tải mang hàng cứu trợ nhân đạo tới Ukraine qua khu vực Donetsk trên biên giới Nga-Ukraine, khi một phụ nữ đợi con trai trốn khỏi vùng chiến sự phía Đông Ukraine và có thể đã vượt biên sang vùng Rostov của Nga, hôm 22/8/2014.
"Quyết định của Nga ngày hôm nay về việc điều các xe tải và nhân sự tới Ukraine (không có Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế), không có sự đồng ý của chính quyền Ukraine chỉ là gia tăng quan ngại của cộng đồng quốc tế về các ý định thực sự của Nga".
"Cần nhớ rằng, Nga đang muốn làm dịu đi tình hình nhân đạo do chính mình gây ra, và đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, gồm cả 300 hành khách vô tội trên chiếc máy bay MH17. Nếu Nga thực sự muốn xoa dịu tình hình nhân đạo ở phía Đông Ukraine, họ có thể dừng cung cấp vũ khí trang bị, máy bay chiến đấu cho lực lượng ly khai.. Nga phải rút các xe tải và nhân sự của mình ra khỏi lãnh thổ Ukraine ngay lập tức", bà Hayden kêu gọi.
Trong một tuyên bố trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng, "đoàn xe hơn 100 chiếc đã vào lãnh thổ Ukraine mà không có sự kiểm tra hải quan, không có sự kiểm soát biên giới hay được hộ tống bởi Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế".
Ông Poroshenko cũng tố cáo Nga vi phạm luật pháp quốc tế.
Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cũng đã lên án sự xâm nhập trái phép này. Lần đầu tiên, ông này đã tố cáo Nga can thiệp trực tiếp vào Ukraine, gồm hỗ trợ pháo binh trực tiếp từ các khu vực dọc biên giới và từ bên trong Ukraine.
Trong tuyên bố của mình, bà Hayden cho biết, Nga đã tiếp tục duy trì lực lượng "quy mô lớn" gồm lính sẵn sàng chiến đấu dọc biên giới. Bà này tố cáo Nga đang cung cấp "số lượng tăng chưa từng có" vũ khí và máy bay chiến đấu cho các phần tử li khai thân Nga tại Ukraine".
"Chúng ta không quên ràng Nga đã phủ nhận rằng quân đội Nga đã xâm lược Crimea cho tới khi thừa nhận vai trò của quân đội Nga và đã nỗ lực sáp nhập vùng lãnh thổ này của Ukraine", bà Hayden nói.
Theo NTD/Business Insider
Đoàn xe cứu trợ Nga "biến mất" bí ẩn trên đường tới Ukraine Hôm 14/8, báo chí phương Tây và Ukraine đồng loạt đưa tin đoàn 280 xe chở hàng cứu trợ của Nga tới Đông Ukraine bất ngờ chuyển hướng và không rõ đi về đâu. Hàng CNN đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Danylo Lubkivsky tuyên bố lẽ ra đoàn xe phải đi qua một trạm kiểm soát ở Kharkiv hôm qua. Tuy...