Đức ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất từ đầu dịch COVID-19
Đức ghi nhận thêm 1.188 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 8/1, mức cao nhất kể từ đầu dịch, chỉ vài ngày sau khi chính phủ nước này siết chặt các biện pháp phong tỏa toàn quốc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Dusseldorf, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Viện dịch tễ Robert Koch, số ca tử vong do COVID-19 ở Đức đã vượt mức cao kỷ lục 1.129 ca của ngày 30/12/2020, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 38.795 ca. Trong khi đó, số ca mắc mới tăng 31.849 ca, cũng là một trong những mốc cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Trước tình hình này, Thủ hiến bang miền Đông Thuringia – một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, ông Bodo Ramelow đã hối thúc Chính phủ Đức gia hạn lệnh đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh tế như đã áp dụng trong giai đoạn làn sóng dịch bệnh thứ nhất. Lời kêu gọi được đưa ra ngay sau khi bang láng giềng của Thuringia là Saxony ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 là người nhập cảnh từ Anh.
Hiện Đức đang cân nhắc mở rộng danh sách các quốc gia mà nước này sẽ tạm ngừng tiếp nhận các chuyến bay đến, trong đó có Ireland, do lo ngại biến thể của virus SARS-CoV-2.
* Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 8/1 cho thấy, riêng tuần trước, vùng England có trên 1,1 triệu ca mắc COVID-19. Điều này đồng nghĩa cứ 50 người dân thì có một người mắc bệnh, trong đó ở thủ đô London tỷ lệ này là 1/30.
Video đang HOT
Cụ thể, trong tuần tính đến ngày 2/1, England phát hiện thêm 1.122.000 ca mắc COVID-19. ONS cho biết London, khu vực phía Đông và Đông Nam England có tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cao nhất liên quan đến biến thể của virus. Trên toàn nước Anh, trên 2,89 triệu ca mắc COVID-19 đã được ghi nhận, trong đó 78.508 ca tử vong.
* Ngày 7/1, Bhutan ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19. Theo Bộ Y tế Bhutan, nam bệnh nhân 34 tuổi bị suy gan và suy thận giai đoạn cuối ở thành phố Thimphu đã không qua khỏi sau một thời gian điều trị ở bệnh viện.
Số ca mắc COVID-19 ở Bhutan đã tăng trở lại kể từ ngày 20/12/2020 sau khi nước này phát hiện các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng ở Thimphu. Từ đó đến nay, trung bình mỗi ngày quốc gia Nam Á này ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19.
Tính đến thời điểm này, Bhutan có 767 ca mắc COVID-19, trong đó 308 ca vẫn đang được điều trị.
Dịch COVID-19: Đức đối mặt với đợt phong tỏa dài hơn
Đức có thể phải áp đặt một đợt phong tỏa dài hơn nếu chính quyền các bang không thực hiện đồng bộ các hạn chế phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt hơn, đặc biệt trong bối cảnh bùng phát biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguy cơ lây lan cao.
Trả lời phỏng vấn của báo giới ngày 7/1, Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức Helge Braun cho rằng, với mỗi lần nới lỏng hạn chế trong bối cảnh hiện nay, khả năng Đức phải gia hạn các hạn chế cần thiết càng cao. Ông Braun dẫn chứng thực tế là một loạt bang ở Đức, trong đó có Hạ Saxony và Baden-Wuerttemberg, đang muốn từng bước mở lại các trường tiểu học sớm nhất là vào giữa tháng 1, thay vì đóng cửa đến hết tháng như đã thống nhất. Ông cũng cảnh báo tình trạng mất kiểm soát hoàn toàn do sự lây lan biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh, buộc Đức phải áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt hơn vào cuối tháng này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Frankfurt, Đức, ngày 16/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Như nhiều nước châu Âu khác, Đức đang phải nỗ lực kiểm soát làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ hai. Theo số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch công bố ngày 7/1, trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 26.391 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 1,84 triệu USD. Số ca tử vong cũng tăng 1.070 ca lên 37.607 ca.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, ngày 5/1, Thủ tướng Angela Merkel và lãnh đạo 16 bang của Đức đã nhất trí gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc đến cuối tháng này và siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch.
* Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Séc Jan Blatný thông báo chính phủ Séc đã quyết định duy trì các biện pháp hạn chế trên cả nước ở mức nghiêm ngặt nhất của hệ thống PES ít nhất đến ngày 22/1 tới, thay vì vào ngày 10/1 như trước.
Theo ông Blatný, các biện pháp được áp dụng vào cuối tháng 12 có tác động tích cực đến số lượng mới nhiễm trong tuần tới. Đồng thời, Bộ trưởng cũng không loại trừ việc siết chặt hơn nữa các biện pháp, liên quan về các hạn chế ở các nước láng giềng, phụ thuộc vào sự phát triển của dịch bệnh. Theo quyết định của Hạ viện Cộng hòa Séc, tình trạng khẩn cấp sẽ hết hiệu lực vào ngày 22/1. Bộ trưởng Jan Blatný cho rằng rất có thể chính phủ sẽ phải yêu cầu Hạ viện một lần nữa gia hạn tình trạng khẩn cấp, vì theo ông, các biện pháp mạnh sẽ tiếp tục cần thiết ở nước này sau ngày 22/1.
Theo số liệu thống kê công bố trên trang web của Bộ Y tế Séc, 19.918 người đã được tiêm chủng ngừa bệnh COVID-19 kể từ ngày 27/12/2020 đến hết ngày 6/1/2021 tại Cộng hòa Séc. Thử nghiệm kháng nguyên toàn diện để tìm virus corona sẽ tiếp tục được triển khai sau ngày 15/1/2021. Chính phủ Séc sẽ thảo luận về chiến lược tiêm chủng, nhằm xác định phương thức tổ chức chính xác của việc tiêm phòng vắc-xin phòng chống COVID-19 ở Cộng hòa Séc.
Cộng hòa Séc là quốc gia có tỷ lệ cao nhất trên thế giới về số ca mắc mới COVID-19 trên một triệu dân mỗi tuần và đứng thứ tư về số ca tử vong trên một triệu dân. Trong ngày 7/1, Bộ Y tế Séc cho biết nước này ghi nhận thêm 17.668 ca nhiễm mới bệnh COVID-19, số ca mắc mới trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Trong 24 giờ qua, Séc cũng có thêm 185 ca tử vong do COVID-19, đưa tổng số ca tử vong trên cả nước lên 12.621 người.
Tại Hungary, tỷ lệ mắc COVID-19 cao và quan ngại về biến thể mới ở Anh đã buộc chính phủ quốc gia Trung Âu này phải cân nhắc kéo dài thời gian áp dụng học trực tuyến tại các trường trung học cơ sở đến sau ngày 11/1.
Giới chức Hungary cho biết Thủ tướng Viktor Orban dự kiến sẽ đưa ra quyết định trên trong ngày 8/1. Bên cạnh đó, việc nối lại hình thức học trực tiếp tại các trường trung học cơ sở cũng chưa thể thực hiện theo kế hoạch vào tuần tới.
Ngoại trưởng Hungary cho biết nước này đang đề xuất mở rộng chương trình học từ xa cho các trường trung học do tình trạng nhiễm virus SAR-CoV-2 và xuất hiện biến thể mới của loại virus này đồng thời nhấn mạnh: "Chúng tôi phải thận trọng trong đưa ra quyết định, sự an toàn và tính mạng con người là điều quan trọng nhất lúc này".
Kể từ ngày 11/11/2020, tất cả các trường trung học cơ sở ở Hungary đã đóng cửa, cùng với các khách sạn và nhà hàng. Lệnh giới nghiêm đã được áp đặt, trong khi mọi hoạt động tụ tập bị cấm. Các biện pháp này theo kế hoạch sẽ hết hiệu lực vào ngày 11/1.
Tính đến ngày 7/1, Hungary có 334.836 ca mắc COVID-19 và 10.325 ca tử vong. Hơn 5.000 người vẫn đang được chữa trị, giảm so với các giai đoạn đỉnh dịch trước đó, song các dữ liệu mới cho thấy số ca mắc mới đang tăng trở lại.
Tổng thư ký NATO: 2021 là năm cải thiện quan hệ xuyên Đại Tây Dương Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn thông bao cua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho hay ngay 6/1, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định năm 2021 sẽ là một năm quan trọng đối với khối nay trong viêc cai thiên môi quan hệ xuyên Đại Tây Dương và tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa châu...