Đưa trò chơi dân gian vào môn Giáo dục thể chất: Thầy phải nhiều ‘vốn’

Theo dõi VGT trên

Hà Nội dự kiến đưa trò chơi dân gian vào hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ dư luận xã hội.

Đưa trò chơi dân gian vào môn Giáo dục thể chất: Thầy phải nhiều vốn - Hình 1

Học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) tham gia trò chơi bịt mắt bắt vịt do nhà trường tổ chức.

Giúp học sinh giải trí lành mạnh

Là giáo viên dạy Giáo dục thể chất (thể dục) tại Trường THCS Đông La (Hoài Đức, Hà Nội), thầy Văn Công Thư cho rằng, ý tưởng này của TP Hà Nội là hoàn toàn khả thi và mang nhiều ý nghĩa. Dù là trò chơi dân gian nhưng bản chất, đó đều là các hoạt động mang tính tư duy và đòi hỏi sự vận động nên học sinh sẽ rất thích thú. Ví dụ như trò chơi Ô ăn quan, Kéo co, Nhảy dây

Theo thầy Thư, việc đưa trò chơi vào trong môn Thể dục sẽ giúp các em có sân chơi để giải tỏa căng thẳng sau những tiết học mệt mỏi, tạo hứng thú, tinh thần thoải mái ở những tiết học tiếp theo. Nhiều năm nay, nhà trường cũng tổ chức một số trò chơi dân gian trong các hoạt động đón Tết hay hội trại để tạo không khí phấn khởi cho học sinh. Phụ huynh cũng đồng hành và ủng hộ cách làm này của nhà trường.

Anh Vũ Văn Tình có con đang học lớp 7 tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) bày tỏ sự ủng hộ với chính sách này của thành phố. Phụ huynh này cho biết, trong hai năm dịch bệnh vừa qua, trẻ đã phải học online nên bị ảnh hưởng bởi mặt trái của mạng xã hội khá nhiều, có em còn bị cận thị hay trầm cảm. Vì thế, khi được đến trường học trực tiếp, cách giải tỏa căng thẳng cho các em chính là đưa trò chơi dân gian lành mạnh vào giờ học…

Cần tính toán hợp lý

Với vai trò quản lý tại Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), thầy Hiệu trưởng Nguyễn Cao Cường đồng tình với chủ trương này của thành phố. Thầy Cường cho biết, trước đây một số trường vẫn tổ chức thể dục giữa giờ cho học sinh bằng hình thức nhảy dân vũ và mang nhiều hiệu ứng tích cực.

Bên cạnh đó, thầy Cường nhấn mạnh, Chương trình GDPT mới cũng là cơ hội để các nhà trường đưa trò chơi dân gian vào một số nội dung chương trình học nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên, chúng ta cần nghiên cứu thật kỹ môn Giáo dục thể chất của Chương trình GDPT 2018 để đưa những nội dung phù hợp, trò chơi nào tương ứng với từng học sinh.

Các trò chơi này phải phù hợp với đặc thù về lứa tuổi học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường. Điều này cũng phụ thuộc vào lựa chọn của học sinh và khả năng giảng dạy, hướng dẫn của thầy cô. Các chuyên gia giáo dục cũng phải tính toán để có những khuyến nghị, cách thức tuyên truyền về trò chơi dân gian đó. Vấn đề quan trọng, không chỉ là chơi một trò nào đó cho khỏe mà thông qua đó, các em hiểu về trò chơi đó để gìn giữ và thôi thúc tình yêu dân tộc.

Video đang HOT

Đưa trò chơi dân gian vào môn Giáo dục thể chất: Thầy phải nhiều vốn - Hình 2

Ảnh minh họa/ INT.

Cô Nguyễn Ngọc Dung – Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) nhấn mạnh, việc đưa trò chơi dân gian vào môn Giáo dục thể chất là việc làm cần thiết và ý nghĩa. Dù là ý tưởng nhưng phải đưa vào thực hiện mới biết để có đánh giá chính xác nhất. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT cũng cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể để các trường lấy đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.

Nếu triển khai sẽ vừa có mặt thuận lợi nhưng lại vướng một số khó khăn. Thuận lợi là đã có chủ trương và sự chỉ đạo. Hơn nữa, trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên, việc tổ chức trò chơi dân gian là việc làm của mỗi nhà trường. Nay đưa trò chơi dân gian vào giờ Thể dục đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các trò chơi, hướng dẫn để học sinh biết cách chơi.

“Hơn nữa, để các em chơi một cách tự nhiên nhất, không mang tính ép buộc thì người dạy phải tìm ra cách tổ chức chơi hấp dẫn. Điều này đòi hỏi mỗi thầy cô dạy Thể dục phải tâm huyết, sáng tạo. Mặt khác, việc tổ chức các trò chơi dân gian cần mang tính tập thể (nhảy dây, kéo co…). Vậy sân bãi, không gian các nhà trường có đảm bảo an toàn để trẻ chơi các trò này không?

Một khó khăn nữa theo cô Dung là ở học sinh. Thời đại công nghệ, nhiều em đam mê trò chơi liên quan đến công nghệ. Việc “kéo” học sinh đến với trò chơi dân gian cần sự vào cuộc của tất cả giáo viên nhà trường cũng như sự đồng hành của cha mẹ học sinh. Do đó, khi thực hiện, các trường phải có sự tính toán kỹ lưỡng sao cho phù hợp với thực tế” – cô Dung đặt vấn đề.

Góc nhìn của chuyên gia văn hóa

PGS.TS Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng nhất trí với chủ trương của TP Hà Nội khi dự kiến đưa một số trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường. Ông cho rằng, trò chơi dân gian còn có thể lồng ghép vào nhiều hoạt động khác như Kỹ năng sống, Giáo dục địa phương, Lịch sử. Ví dụ, trò chơi mô phỏng hình tượng cậu bé Đinh Bộ Lĩnh dùng cờ lau để tập trận – người sau này đã có công dẹp loạn 12 sứ quân để lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng.

Đưa trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thể chất giúp nâng cao thể chất cho học sinh, thể chất cũng là một khía cạnh của văn hóa. Việc này tạo điều kiện để phát triển tinh thần và giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc. Thông qua các trò chơi, trẻ được mở mang trí tuệ, như chơi Ô ăn quan thì phải tính toán thế nào cho hợp lý.

PGS.TS Lê Quý Đức cũng thẳng thắn nhìn nhận, trước nay học sinh phổ thông phải học quá nhiều kiến thức. Sau 12 năm học phổ thông, tiếp theo là 4 năm học đại học nhưng chưa chắc mỗi em ra trường đều sử dụng hết tất cả những kiến thức cả phổ thông lẫn chuyên ngành.

Vì vậy, ngành Giáo dục của Thủ đô cần phải tính toán cho thấu đáo xem nên đưa trò chơi nào vào môn Giáo dục thể chất hay các hoạt động giáo dục khác. Thời lượng là bao nhiêu, có đủ nhân lực và vật lực để giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh hay không? Nói như vậy cũng phải hiểu rằng, việc này phải được văn bản hóa và mang tính bắt buộc tới các nhà trường. Làm sao để thông qua những trò chơi đó, học sinh tìm được niềm vui mang tính sáng tạo.

“Muốn làm tốt và không hình thức, tôi nghĩ chắc chắn cơ quan quản lý mà trực tiếp là Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ phải tính toán, cân nhắc thật kỹ để đưa ra một lộ trình thực hiện rõ ràng. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này trên bình diện tổng thể chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi phát triển thể chất học sinh. Trường chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể lồng ghép một số trò chơi dân gian như Kéo co, Đập niêu đất, Bịt mắt bắt vịt, Bịt mắt đánh trống, Ô ăn quan… Học sinh vô cùng hào hứng khi tham gia bởi các em được vui chơi, thể hiện khả năng của mình cũng như hiểu thêm về văn hóa dân tộc”, thầy Nguyễn Cao Cường cho biết thêm.

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các tỉnh miền núi phía bắc

Đưa học sinh từ điểm lẻ về trường chính để học; điều động giáo viên dạy tăng tiết ở nhiều trường; cử giáo viên đi học văn bằng 2, tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên các môn: Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất... Đó là các giải pháp mà các tỉnh miền núi phía bắc đang thực hiện để bảo đảm yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018).

Tuy nhiên, về lâu dài vẫn cần những giải pháp ở tầm vĩ mô và căn cơ hơn.

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các tỉnh miền núi phía bắc - Hình 1

Do thiếu giáo viên, cô Trần Thị Thu Huyền, giáo viên môn Tin học, Trường tiểu học Mường Vi phải dạy cho cả học sinh Trường trung học cơ sở Mường Vi (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). (Ảnh QUỐC HỒNG)

Tình trạng thiếu giáo viên tại các tỉnh miền núi phía bắc, nhất là giáo viên các môn chuyên biệt như: Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất... khiến cho sự nghiệp "gieo chữ, trồng người" ở vùng cao đã khó lại càng thêm khó.

Thầy, trò đều vất vả

Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Tả Giàng Phình nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khoảng 20km, hầu hết học sinh ở đây là người dân tộc H'Mông, Dao. Do chưa tuyển dụng được giáo viên mới cho nên tất cả các tiết học Ngoại ngữ ở trường đều do cô giáo Vũ Thị Thúy giảng dạy. Mỗi tuần cô Thúy phải dạy 24 tiết tại 11 lớp, nhiều hơn 7 tiết học so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khiến cô bị quá tải công việc. Hiệu trưởng Nguyễn Vỹ Nam cho biết, trường thiếu nhiều giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học, do vậy các giáo viên phải "chạy sô" liên tục để bảo đảm chương trình, ảnh hưởng sức khỏe và việc chăm sóc gia đình.

Theo Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai Lê Mạnh Trường, tỉnh đang thiếu 842 biên chế giáo viên. Phần lớn là giáo viên các môn chuyên biệt: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc và Mỹ thuật. Tỉnh có 36 trường trung học phổ thông, nhưng hiện chỉ có một giáo viên môn Âm nhạc và không có giáo viên Mỹ thuật. Trong khi đó, từ năm học 2022-2023, đây lại là những môn học bắt buộc theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tỉnh Hà Giang hiện đang thiếu 2.443 giáo viên so với nhu cầu. Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, các địa phương trong tỉnh đã thông báo tuyển giáo viên các môn học, cấp học còn thiếu. Tuy nhiên, do không có nguồn tuyển đối với giáo viên môn Tiếng Anh, cho nên năm học 2022-2023, tỉnh thiếu 197 giáo viên bộ môn này.

Huyện vùng cao Mèo Vạc hiện chỉ có một giáo viên Tiếng Anh tiểu học, trong khi huyện có 18 trường tiểu học với 76 lớp 3 bắt buộc phải học Tiếng Anh. Ông Bùi Minh Thư, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc cho biết: "Phòng cũng tính đến phương án bố trí giáo viên Tiếng Anh của các trường trung học cơ sở dạy trực tiếp, trực tuyến cho các trường tiểu học. Nhưng nếu như vậy thì dẫn đến tình trạng quá tải đối với đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trung học cơ sở, vì bình quân mỗi trường cũng chỉ có một giáo viên dạy môn này".

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các tỉnh miền núi phía bắc - Hình 2

Học sinh Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đang học Tiếng Anh trực tuyến với cô giáo Trường phổ thông liên cấp Marie Curie (Hà Nội) dưới sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm. (Ảnh KHÁNH TOÀN)

Vì thiếu giáo viên, từ năm học 2022-2023, cô giáo Nông Thị Bích Hạnh, giáo viên môn Tiếng Anh Trường tiểu học và trung học cơ sở Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) được phân công dạy thêm môn này ở Trường tiểu học và trung học cơ sở Đồng Thắng. Khoảng cách từ trường Bằng Phúc tới Trường Đồng Thắng là khoảng 30km.

Đi từ Bằng Phúc đến Đồng Thắng phải vượt nhiều dốc, đổ nhiều đèo, vào mùa đông sương mù giăng dày đặc, có lúc không nhìn thấy đường. Cô Hạnh năm nay đã 50 tuổi, phải đi lại khoảng cách xa như vậy rất vất vả, trong khi không được hỗ trợ thêm tiền xăng xe. Từ khi di chuyển dạy liên trường, cô Hạnh đã bị ngã xe máy ba lần, giờ chân vẫn đau mỗi khi trái gió, trở trời.

Việc thiếu giáo viên dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới không chỉ khiến các thầy, cô giáo vất vả, mà còn tạo khó khăn cho học sinh vùng cao. Tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, trong năm học 2022-2023, Trường tiểu học Xuân Lạc đã phải dồn một số lớp ở các điểm trường lẻ về trường chính để thuận lợi học môn Tin học.

Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân Lạc, Lưu Thị Uyên cho biết, chỉ ở trường chính mới có phòng máy tính để học môn Tin học. Việc đưa các em về học tại trường chính, đồng nghĩa với việc nhiều em phải đi học rất xa. Mỗi tuần các em có một ngày phải đi bộ khoảng 16km cả đi lẫn về, để về trường chính học Tin học. Thầy, cô giáo rất xót xa, nhưng cũng không có cách nào khác vì không thể vận chuyển máy tính đến từng điểm trường lẻ được. Giải pháp duy nhất mà các thầy, cô của trường đang áp dụng là kêu gọi xã hội hóa để hỗ trợ mua xe đạp cho các em đi lại.

Nhiều giải pháp khắc phục

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, các huyện, thành phố ở tỉnh Hà Giang bố trí giáo viên Tiếng Anh dạy học trực tuyến ở những nơi thuận lợi, có đủ trang, thiết bị, điều kiện để tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời bố trí giáo viên đến dạy học trực tiếp ở những nơi không có điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc đã liên hệ và được Trường phổ thông liên cấp Marie Curie (Hà Nội) nhận lời hỗ trợ dạy trực tuyến môn Tiếng Anh từ điểm cầu Hà Nội. Từ đầu năm học 2022-2023, Trường Marie Curie đã tuyển 20 giáo viên Tiếng Anh dạy trực tuyến cho 18 trường tiểu học trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Mỗi tuần, học sinh lớp 3 sẽ học trực tuyến ba tiết với các giáo viên Trường Marie Curie; học một tiết trực tiếp do giáo viên các trường trung học cơ sở giảng dạy.

Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý giáo dục đều cho rằng, việc điều động, biệt phái, giáo viên dạy kiêm nhiệm nhiều trường, nhiều lớp, dạy học trực tuyến... chỉ là những giải pháp tình thế. Để bảo đảm chất lượng giáo dục và duy trì ổn định công tác dạy và học thì cần bổ sung số lượng giáo viên đáp ứng nhu cầu thực tế của các trường.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang Nguyễn Thế Bình cho biết: "Từ năm 2019, ngành đã rà soát và cử hơn 300 giáo viên phổ thông đi đào tạo văn bằng 2 các môn: Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật. Đến cuối năm 2022, đội ngũ này hoàn thành chương trình đào tạo sẽ về tỉnh giảng dạy, giải quyết một phần tình trạng thiếu giáo viên các môn chuyên biệt. Tỉnh cũng tiếp tục rà soát, đề xuất phương án để xin chủ trương tuyển dụng giáo viên trong số chỉ tiêu biên chế được giao chưa sử dụng".

Cuối tháng 10/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tỉnh cũng quy định viên chức được cử đi đào tạo trình độ đại học phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị, địa phương sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp hai lần thời gian đào tạo. Tỉnh Bắc Kạn kỳ vọng chính sách mới này sẽ khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đang gây khó khăn cho công tác dạy và học trên địa bàn. Trong tháng 10/2022, tỉnh Bắc Kạn cũng chỉ đạo thực hiện rà soát, sắp xếp các trường, điểm trường, lớp học, đưa tối đa học sinh từ lớp 3 ra trường chính để tạo điều kiện học sinh được học môn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ngay khi kết thúc học kỳ II năm học 2021-2022, tỉnh Lào Cai đã tổ chức thi tuyển giáo viên đợt 1 cho năm học 2022-2023, nhưng do thiếu nguồn, cho nên chỉ tuyển dụng được 231 người. Gần 270 giáo viên còn thiếu nằm ở những cấp học còn lại, chủ yếu là giáo viên các môn chuyên biệt. Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai, Ngô Hữu Tuyên cho biết, tỉnh đã có phương án tuyển dụng bổ sung giáo viên đợt 2 ngay trong học kỳ I năm học này, chỉ đạo ngành giáo dục và các địa phương thiếu giáo viên đến đâu thì ký hợp đồng đến đó, không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp ở tất cả ngành học, cấp học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?
23:26:39 18/12/2024
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?
22:52:43 18/12/2024
"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!
23:30:31 18/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"
23:04:51 18/12/2024
Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'
22:39:03 18/12/2024
Diễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trướcDiễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trước
22:42:50 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chê cỗ cưới sơ sài, thông gia to tiếng, khách vội bỏ về

Chê cỗ cưới sơ sài, thông gia to tiếng, khách vội bỏ về

Góc tâm tình

08:00:12 19/12/2024
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Và dù đám cưới là một trong những dịp đáng nhớ nhất nhưng cũng dễ xảy ra mâu thuẫn.
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Du lịch

07:47:52 19/12/2024
Nhật chiếu kim sơn là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Pháp luật

07:27:43 19/12/2024
Tại cơ quan Công an, đối tượng châm lửa đốt quán Hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, bản thân có mâu thuẫn với nhân viên quán.
Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao việt

07:24:43 19/12/2024
Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển tình bể bình với loạt ảnh mới, Xoài Non và Gil Lê thoải mái trao nhau cử chỉ tình tứ trong chuyến du lịch.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Thế giới

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Lạ vui

06:52:00 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm tỷ quả có một được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng)
Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim châu á

06:08:06 19/12/2024
Gia Đình Hoàn Hảo sở hữu một kịch bản hay xuất sắc và cực kỳ nặng đô cùng dàn cast đỉnh cao, được giới chuyên môn chấm điểm tuyệt đối.
Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Hậu trường phim

06:07:32 19/12/2024
Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là Ma Da , Quỷ cẩu và Làm giàu với ma .
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Tin nổi bật

06:05:34 19/12/2024
Theo nhân chứng, có đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Ẩm thực

06:00:54 19/12/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, hãy thử ngay công thức bò hầm trứng cút với nấm hương.