Đưa con đi khám vì đang ăn cháo bỗng ho liên tục, bà mẹ sợ tái mặt khi nhìn vào phim chụp X-quang
Nhìn theo ngón tay của bác sĩ chỉ, bà mẹ này không khỏi sợ hãi.
Hóc nghẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tai nạn nguy hiểm, thậm chí đe đọa đến tính mạng của trẻ nếu không được sơ cứu đúng cách kịp thời. Ngoài việc các cha mẹ luôn kiểm tra và cất kỹ các vật dụng và đồ chơi nhỏ, tránh xa tầm tay của con ra, trong việc cho con ăn uống, bạn cũng phải hết sức cẩn thận.
Cách đây vài hôm, một bà mẹ họ Trương, sinh sống ở Trung Quốc, đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác về vấn đề cho con ăn cháo sau khi con trai chị (11 tháng tuổi) bị một chiếc xương heo bị mắc kẹt trong khí quản.
Chị Trương mua xương về hầm lấy nước nấu cháo cho con.
Theo lời bà mẹ này kể thì sáng hôm đấy chị có đi mua một ít xương heo về hầm để lấy nước nấu cháo cho con. Trong khi đang ăn rất ngon thì bé trai đột nhiên ho liên tục. Thấy con như vậy, chị Trương biết con đã bị mắc nghẹn rồi nên ngay lập tức móc họng cho con. Mặc dù đứa trẻ có ói ra một ít cháo, nhưng vẫn cảm thấy không thoải mái và quấy khóc liên tục.
Theo dõi con một ngày mà tình trạng của con vẫn không thay đổi, ngày hôm sau, chị Trương tức tốc đưa con vào bệnh viện khám.
Kết quả chụp X-quang cho thấy có một mẩu xương dài 0,5cm và rộng 0,3cm đang nằm bên trong khí quản của bé trai. Chị Trương sợ hãi tái mặt khi bác sĩ đẩy con vào phòng phẫu thuật khẩn cấp.
Video đang HOT
Kết quả chụp X-quang cho thấy có một mẩu xương đang mắc kẹt trong khí quản của con trai chị Trương.
May mắn là một lúc sau, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật thành công. Họ đã lấy được phần mẩu xương ra khỏi cơ thể đứa trẻ.
Nhân câu chuyện của mình, chị Trương cũng muốn chia sẻ lời bác sĩ dặn với các bậc phụ huynh khác. Rằng ngoài việc cẩn thận cất kỹ các vật dụng nhỏ như pin, đồng xu, các loại hạt… thì trong khi cho con ăn, cha mẹ cũng cần lưu ý nên lọc cháo ra ray trước khi cho con ăn nhằm loại bỏ các mẩu xương nhỏ nằm lẫn trong cháo. Đồng thời không nên cho con cho vừa ăn vừa chạy, như vậy cũng rất dễ bị mắc nghẹn vì cháo “đi lạc” sang bộ phận khác.
Các bác sĩ đã phải phẫu thuật khẩn cấp để lấy miếng xương ra ngoài.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên chị Trương không nên nấu cháo cho con bằng nước hầm xương thường xuyên Xương dù có được ninh hầm trong nhiều giờ hay được nấu chậm thì vẫn chứa rất ít chất dinh dưỡng như vitamin, đạm… Đặc biệt tuy nước hầm xương có chứa canxi, nhưng đó lại là canxi vô cơ – cơ thể trẻ không thể hấp thụ được.
Do đó, nếu cha mẹ chỉ dùng nước hầm xương để nấu cháo cho con mà không bổ sung thêm thịt cá, rau củ, trái cây kèm thêm vào bữa ăn, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn.
Bé 2 tuổi tử vong sau 2 ngày nằm viện vì bị hóc nghẹn bởi món xúc xích đứa trẻ nào cũng thích ăn
Nhà trường đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu, nhưng sau 2 ngày nằm viện, cô bé đã từ giã cõi đời.
Hôm 12/11 vừa qua, tại nhà trẻ Mini Learners ở Radlett, Hertfordshire (Anh) đã xảy ra một vụ hóc nghẹn thức ăn khiến một bé gái 2 tuổi tử vong sau đó.
Được biết vào giờ ăn trưa, bé gái Sadie đã bị nghẹn đến mức không thở được bởi một miếng xúc xích. Ngay khi thấy học sinh bị nghẹn, nhà trường đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu và các nhân viên y tế đã đến đưa đứa trẻ đến bệnh viện St Mary. Nhưng đáng tiếc hai ngày sau, Sadie từ giã cõi đời.
Sadie xinh đẹp đã từ giã thế giới sau khi bị mắc nghẹn bởi một miếng xúc xích.
Quá đau buồn về cái chết đột ngột của con gái, cha mẹ Sadie, anh Darren Ruback và chị Claire Nicole, không còn có tâm trạng để gặp mọi người. Tất cả mọi thứ họ đều giao lại cho những người bạn giúp đỡ.
Thay mặt cho gia đình, những người bạn của cha mẹ Sadie "gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ và đội ngũ y tế đã tận tình cứu chữa và chăm sóc Sadie chu đáo trong suốt 2 ngày cô bé nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Mặc dù nỗi đau của gia đình là quá lớn nhưng chúng tôi cũng vui mừng khi Sadie đã có thể giúp ích cho người khác bằng cách hiến các cơ quan quan trọng của mình để họ tiếp tục được sống" .
Nhà trẻ Mini Learners nằm bên trong một nhà thờ Do Thái - nơi Sadie đã theo học.
Những người bạn của gia đình Sadie cũng kêu gọi các trường nhà trẻ, mẫu giáo hãy loại bỏ xúc xích ra khỏi phần ăn dành cho trẻ em. Họ nói: "Xúc xích vốn nổi tiếng bởi hình thù kỳ dị với lớp da dai ở bên ngoài. Điều này khiến trẻ khó nhai hơn nên trẻ sẽ nuốt trọn và dễ bị mắc nghẹn. Chưa hết, quả nho cũng nên được nằm trong danh sách loại khỏi các thực phẩm dành cho trẻ em vì chúng tròn, trơn, trẻ em rất dễ vô tình bị mắc nghẹn khi ăn cả quả. Vì thế, chúng tôi kêu gọi các trường học không nên đưa xúc xích và nho cho trẻ ăn để tránh trường hợp có gia đình khác phải trải qua nỗi đau như của gia đình Sadie".
Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng hóc nghẹn?
Hóc nghẹn dị vật, thức ăn là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ từ 1 - 5 tuổi, chỉ tình trạng có một vật nào đó đang mắc kẹt trong đường thở khiến bé không thể thở được. Nếu dị vật nhỏ, cơ thể của trẻ sẽ cố gắng ho để tống dị vật ra ngoài. Nhưng nếu đường thở bị tắc hoàn toàn và vật bị mắc kẹt không được đẩy ra ngoài thì sẽ khiến trẻ không thở được, dẫn đến tử vong.
Ngoài đồng xu, pin và đồ chơi nhỏ ra, các loại thức ăn có hình dạng tròn như xúc xích, nho, kẹo dẻo, đậu phộng, các loại hạt, bỏng ngô, hạt hướng dương, dưa hấu, kẹo cứng, trái cây khô... cũng là những nguyên nhân gây nghẹt thở phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Do đó, khi cho trẻ ăn, cha mẹ và người chăm sóc cần giám sát không cho con đưa quá nhiều thức ăn vào miệng cùng một lúc. Đối với trẻ dưới 4 tuổi, không nên cho con ănnhững thức ăn có hình tròn, cứng, dính và khó nuốt như đậu phộng nguyên hạt, bỏng ngô, kẹo dẻo, nho khô, kẹo cứng, kẹo cao su và các loại hạt. Riêng nho, cà chua bi, quả mọng lớn như việt quất, xúc xích thì nên được cắt theo chiều dọc thành từng miếng nhỏ. Các loại rau cứng như cà rốt, cần tây thì nên được cắt nhỏ.
Bên cạnh đó, cha mẹ và người chăm sóc cần cho trẻ ngồi một chỗ trong khi ăn uống, Không được chạy nhảy, đi bộ, đi trên xe ô tô xe buýt hoặc xe đẩy trong khi ăn. Nếu con đang cười hoặc khóc thì nên đợi con bình tĩnh lại thì tiếp tục cho ăn. Cha mẹ cần dạy con ăn miếng nhỏ, nhai kỹ từ tốn để tránh nuốt vội vàng rồi bị mắc nghẹn.
Phẫu thuật giải ép hẹp ống sống cho bệnh nhân mắc bệnh hơn 10 năm Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa phẫu thuật giải ép hẹp ống sống thành công cho bệnh nhân P.T.T., 45 tuổi, ngụ H.Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, giúp bệnh nhân khỏi nguy cơ phải ngồi xe lăn. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân T. đã hồi phục gần như hoàn toàn, có thể đi lại bình thường, không còn...