Dựa chân vào tường: Bài tập thể dục đang “tạo sóng” khắp thế giới
Động tác dựa chân vào tường đang thu hút một số lượng lớn người tham gia tập theo trên toàn thế giới. Đơn giản mà hiệu quả là lý do nó trở nên nổi tiếng.
Có một động tác thể dục vừa đơn giản, vừa khó gọi thành tên, nhưng đã nổi tiếng khắp toàn thế giới nhờ sự dễ tập và kết quả mang lại cũng vô cùng ấn tượng.
Trong tiếng Anh gọi là Legs Up the Wall chỉ đơn giản là dựa chân vào tường nhưng đang khiến chị em vô cùng háo hức tập luyện mọi lúc, mọi nơi.
Sở dĩ nói nó nổi tiếng khắp thế giới là vì mặc dù xuất phát điểm từ một động tác Asana trong Yoga của Ấn Độ nhưng sau đó đã trở thành một động tác bình dân mà bất kỳ ai cũng có thể làm theo.
Lâu dần động tác này được lan tỏa từ châu Á sang châu Âu rồi trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân, được các bà, các chị rất yêu thích.
Cách thực hiện
Động tác dựa chân vào tường khá đơn giản. Nằm hướng mặt vào tường, giơ chân lên cao giống như trồng cây chuối phần chi dưới, từ mông đến gót chân dựa sát chạm tường.
Người có cơ thể cứng không uốn thẳng chân được thì có thể dùng thêm chiếc gối kê vào mông hoặc để mông cách ra một chút so với chân tường.
Người mềm mại thì cần phải ép sát chân vào tường mới tốt. Bạn có thể xoay chuyển người sao cho đến khi cảm thấy cơ thể có một tư thế thoải mái. Cố gắng giữ chân thẳng đứng.
Khi để chân như vậy, bạn sẽ có cảm giác xương chân và bụng tác động một lực lớn đến vùng xương chậu.
Nằm yên nhắm mắt, dồn mọi sự chú ý và tâm trí vào việc thở chậm. Hít vào thở ra đều đặn, hít thật sâu và thở ra thật hết theo cách nhẹ nhàng nhất, lấy hơi dài.
Thực hiện động tác này trong khoảng 10-15 phút. Bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần hoặc 2 lần, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Người bận rộn có thể tập bất kỳ lúc nào cũng được. Chỉ cần tránh thời điểm sau khi ăn 30 phút.
Khi hạ chân xuống, lưu ý co chân, gập đầu gối, cong người và đầu lên theo tư thế ôm chặt đầu gối, sau đó thả lỏng và nằm nghiêng một lát trước khi ngồi dậy. Người cao tuổi hoặc sức yếu cần nhẹ nhàng để tránh bị thay đổi tư thế quá đột ngột.
Tác dụng của bài tập
Theo nghiên cứu của tài liệu Đông y ghi chép lại, cơ sở khoa học của động tác này thực ra cũng vô cùng đơn giản. Bất kỳ một vận động nào kết hợp với việc tập thở đều mang lại những tác động lớn với các bộ phận trên cơ thể và nội tạng.
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu là ưu điểm nổi bật của động tác này.
Những người bị chứng sưng chân, đùi to, phù nề, khi “dốc ngược” chân lên cao như vậy sẽ giảm chứng phù chân, đây là động tác đặc biệt tốt cho người hay ngồi nhiều.
Video đang HOT
Thông qua việc giơ chân, huyết áp sẽ giảm xuống, thúc đẩy sự lưu thông của dịch cơ thể. Đây cũng là bài tập giúp chân thon gọn, săn chắc thu hút chị em thực hành ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, đối với những người phải đứng nhiều, đi lại quá nhiều trong ngày, giơ chân lên sẽ giúp thư giãn, giảm mệt mỏi vùng chân.
Khi “trồng cây chuối” chân như vậy, nếu tiện thể bạn vươn chân lên cao hơn, tức là phần bụng cũng được “dốc ngược” còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho các dịch thể lưu thông dễ dàng, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Ngoài ra, việc dựa chân vào tường không hề tốn sức, bất kỳ ai cũng có thể làm được, không đổ mồ hôi nhiều và kể cả người không khỏe mạnh cũng có thể thực hành động tác để tăng cường sức khỏe.
Khi làm động tác này, thần kinh có thể thả lỏng và thư giãn, quên đi mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí có thời gian rảnh như vậy còn giúp bạn nghĩ đến những điều tốt đẹp, tích cực.
Không những thế, theo đánh giá ở góc độ Đông y thì động tác này còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh. Khi hít vào thở ra chậm và sâu, không chỉ kích thích tiêu hóa tốt mà còn làm cho thần kinh dãn ra, quên đi phiền muộn.
Người hay nóng nảy, dễ bức xúc, nổi giận khó kiềm chế cũng được khuyến khích nên thực hành động tác này. Khi giơ chân lên cao và nhắm mắt, bạn sẽ lấy lại được sự bình tĩnh, trau dồi tâm trí.
Khi dồn tâm trí tập trung vào hơi thở, bạn sẽ tiết giảm cơn nóng giận một cách nhanh chóng. Giống như bạn đang thực hành động tác thiền, nhanh chóng quên đi những chuyện phiền phức.
Nở rộ loại hình làm ghế dựa chân nơi công cộng
Gần đây nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn… cũng đang có xu hướng thiết kế những chiếc ghế đa năng để ở những nơi công cộng tạo điều kiện cho người dân có thể rèn luyện sức khỏe mọi lúc mọi nơi.
Ghế “kéo cơ” ở đây là ví dụ đang được xem là xu thế mới để người dân vừa đi dạo công viên, vừa có thể tập thể dục, thư giãn.
Ghế kéo cơ này hiện cũng đã được sản xuất thành một sản phẩm bán sẵn để người dân có thể mua và tự lắp sử dụng tại nhà.
Theo phunugiadinh
Bạn có thể kiểm soát tình trạng suy giãn tĩnh mạch nhờ những phương pháp đơn giản này
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây kích thích và tạo ra những cơn đau khó chịu. Bạn cần giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.
Suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ những cục máu đông trong cơ thể. Ngoài tạo nên những cơn đau khó chịu, tình trạng này còn có thể gián tiếp gây tử vong. Viêm tĩnh mạch sâu sẽ làm các cục máu đông di chuyển tới phổi, từ đó đe dọa tính mạng của người bệnh.
Do chưa xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa khi thấy bất kì hiện tượng liên quan tới suy giãn tĩnh mạch. Việc làm này sẽ giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các bác sĩ có thể kê thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa những cục máu đông di chuyển vào sâu trong tĩnh mạch. Thuốc giảm đau và kem bôi cũng cần được sử dụng thường xuyên để giảm sưng và hạn chế những cơn đau.
Viêm tĩnh mạch bắt nguồn từ những cục máu đông trong cơ thể.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát những triệu chứng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch:
Sử dụng tất y khoa (compression stocking)
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, cánh tay hoặc nhũ hoa. Tình trạng này gây đau, sưng và ngứa rát ở những khu vực bị ảnh hưởng.
Theo tiến sĩ Randy Simon, nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế Montclair Summit, New Jersey, những loại tất y khoa được thiết kế đặc biệt sẽ giúp duy trì quá trình lưu thông máu, giảm đau và tiêu sưng. Chúng thường được mặc trong ngày và cởi ra vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng loại tất đặc biệt này.
Chườm nước ấm
Chườm nước ấm là cách hiệu quả giúp giảm đau do suy giãn tĩnh mạch gây nên. Một nghiên cứu đến từ Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) đã chỉ ra, các triệu chứng đã giảm đáng kể khi bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp tĩnh mạch chất lỏng (intravenous fluid therapy) chườm nước ấp thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, đây là biện pháp vừa rẻ tiền vừa hiệu quả để trị suy giãn tĩnh mạch.
Chườm nước ấm là cách hiệu quả giúp giảm đau do viêm tĩnh mạch gây nên.
Để bắt đầu, bạn cần ngâm khăn mặt với nước ấm rồi vắt kiệt chúng. Chườm lên khu vực bị đau 10-20 phút trước khi bỏ ra và thực hiện 3-4 lần mỗi ngày. Bạn có thể bọc khăn tắm với bao nhựa để giữ nhiệt lâu hơn.
Điều chỉnh tư thế
Nếu mắc phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bạn cần chú ý tới tư thế ngồi và đi lại. Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Santa Monica, California cho biết, hạn chế đứng lâu và giữ chân cao khi ngồi cũng là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa hiện tượng này.
Bất kì tác động mạnh nào tới khu vực này cũng có thể gia tăng cơn đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sử dụng nha đam
Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, nha đam thường được sử dụng để kiểm soát những triệu chứng như sưng đỏ, giảm đau ở những người bị giãn tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp điều trị tĩnh mạch. Hợp chất glucomannan, axit gibberellic, axit salicylic trong loại cây này có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
Nha đam thường được sử dụng để kiểm soát những triệu chứng như sưng đỏ, giảm đau ở những người mắc viêm tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp điều trị tĩnh mạch.
Bạn chỉ cần lấy chất keo trong lá nha đam rồi bôi lên khu vực bị viêm trong 20 phút trước khi bỏ ra. Đồng thời, thực hiện điều này hai lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.
Bôi tinh dầu bạch đàn chanh
Tinh dầu bạch đàn chanh cũng có khả năng ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm như viêm tĩnh mạch. Các chuyên gia đến từ Trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) khuyên, mọi người nên pha tinh dầu này kèm với các loại dầu khác rồi thoa hỗn hợp này lên khu vực bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa tan 15-20 giọt tinh dầu bạch đàn chanh với nước tắm hàng ngày.
Tỏi và hành
Tỏi và hành sở hữu nhiều hợp chất lưu huỳnh có khả năng pha loãng máu như polysulfid parafin, adenosine và allicin. Các hợp chất này sẽ ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu, từ đó giảm khả năng hình thành những cục máu đông.
Do tác dụng đặc biệt của hai loại thực phẩm này, mọi người nên bổ sung chúng thường xuyên vào chế dinh dưỡng hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm tĩnh mạch.
Tỏi và hành sở hữu nhiều hợp chất lưu huỳnh có khả năng pha loãng máu như polysulfid parafin, adenosine và allicin.
Tuy nhiên, tỏi và hành không có khả năng thay thế thuốc được các bác sĩ kê đơn. Do đó, Elizabeth Halprin, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc tại trung tâm Joslin, Boston khuyến cáo, mọi người không nên lạm dụng hai loại thực phẩm này.
Uống nước dứa
Dứa chứa một nhóm các enzym mang tên bromelain. Các nghiên cứu tới từ Trường Y Zucker ở Manhasset, New York đã chỉ ra, thành phần này rất giúp ích trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bromelain có khả năng giảm sưng và hạn chế viêm nhiễm.
Ngoài ra, chúng cũng làm loãng máu, từ đó ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu. Hơn nữa, uống nước dứa không chỉ chống viêm nhiễm mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Gừng
Gừng cũng là một loại gia vị có khả năng chống viêm và làm loãng máu. Một nghiên cứu tại Trung tâm sức khỏe Denver Health (Mỹ) đã chỉ ra, những người tiêu thụ 5 gram gừng mỗi ngày đã giảm đáng kể triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại gia vị này thường xuyên trong nấu nướng. Gừng cũng có giúp hạn chế hình thành cục máu đông, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tĩnh mạch.
Nguồn: Curejoy
Theo Helino
Một phút đứng 1 chân mỗi ngày, tác động kỳ diệu đến sức khỏe thế nào? Từ cố chỉ kim, động tác đứng một chân vẫn được nhiều người đánh giá cao và tin tưởng tập luyện. Dù là yoga hay thái cực quyền, khí công đều chú trọng đến việc giữ thăng bằng. Vì sao "đứng một chân" lại là động tác thể dục phổ biến xưa nay? Có những động tác thể dục đơn giản đến nỗi,...