Dù nước mắm ngon, 5 nhóm người vẫn nên hạn chế
Nước mắm là một gia vị quen thuộc trong ẩm thực nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.
Do hàm lượng muối (natri) cao, lạm dụng nước mắm có thể ảnh hưởng đến một số người có tình trạng bệnh lý.
Nước mắm là một loại gia vị dạng lỏng được sản xuất từ cá thường là cá cơm và muối ăn, thông qua quá trình lên men tự nhiên. Đây là một loại gia vị truyền thống phổ biến ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.
1. Quá trình sản xuất nước mắm
Quá trình sản xuất nước mắm khá công phu và tốn thời gian, từ khâu chọn nguyên liệu phải là cá cơm tươi hoặc còn có thể sử dụng các loại cá tươi khác như cá trích, cá nục… Muối biển cũng là một thành phần không thể thiếu khi làm nước mắm. Cá sau khi làm sạch được trộn đều với muối thường theo một tỷ lệ nhất định 3 cá – 1 muối và được ủ trong các thùng gỗ hoặc chum sành.
Nước mắm được làm từ cá ủ với muối theo phương pháp lên men tự nhiên.
Quá trình lên men diễn ra trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào phương pháp và loại cá. Trong quá trình này, các enzyme tự nhiên trong cá và vi khuẩn sẽ phâ.n hủ.y protein trong cá thành các acid amin, tạo nên hương vị đặc trưng của nước mắm.
Sau thời gian lên men, nước mắm được chiết rút ra khỏi thùng ủ. Nước mắm cốt (nước mắm nhỉ) là loại nước mắm đầu tiên được chiết rút, có chất lượng cao nhất. Sau đó, người ta có thể cho thêm nước muối vào phần xác cá còn lại để chiết rút thêm các loại nước mắm có chất lượng thấp hơn. Nước mắm sau khi chiết rút sẽ được lọc để loại bỏ cặn và tạp chất, sau đó được đóng chai và đưa ra thị trường.
2. Thành phần dinh dưỡng của nước mắm
Trong 1 thìa nước mắm (18 g) có:
Calo: 6 kcal
Video đang HOT
Carbs 0,66 g
Đường 0,66 g
Chất béo 0,01 g
Protein: 0,91 g
Điều cần lưu ý là 1 thìa nước mắm tích tụ nhiều muối (60% nhu cầu hằng ngày), magie (7,5%). Ngoài ra còn 1 số khoáng chất khác không đáng kể như canxi, đồng, sắt, phốt pho, selen, kẽm.
Nước mắm cũng chứa nhiều loại vitamin nhưng lượng không nhiều gồm choline, vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, D, E, K.
3. Ai nên hạn chế hoặc tránh ăn nước mắm?
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia mặc dù nước mắm là một gia vị thiết yếu nhưng cần lưu ý nước mắm chứa một lượng muối đáng kể, do đó việc sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ cao về việc ăn mặn. Để chế biến nước mắm, cần tới 20-25% lượng muối, khiến cho 10 ml nước mắm tương đương với 2,5g muối. Chính vì vậy, cân nhắc sử dụng nước mắm một cách hợp lý là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Trong đó, một số nhóm người có bệnh lý nên hạn chế ăn nước mắm để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:
Người bị đái tháo đường
Hàm lượng natri cao trong nước mắm là một yếu tố cần đặc biệt lưu ý đối với người bệnh đái tháo đường. Mặc dù natri có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng chất lỏng và huyết áp trong cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp. Người bệnh đái tháo đường vốn đã có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng khả năng mắc các biến chứng tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim và bệnh thận.
Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương thận. Thận có nhiệm vụ lọc má.u và đào thải natri dư thừa. Khi thận bị tổn thương, khả năng này suy giảm, dẫn đến tích tụ natri trong cơ thể, làm tăng huyết áp và gây thêm gánh nặng cho thận.
Natri không ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết nhưng các biến chứng liên quan đến natri (như tăng huyết áp và bệnh thận) có thể làm phức tạp việc kiểm soát đường huyết và làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn nước mắm, tuân thủ chế độ ăn uống và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác động xấu tới sức khỏe.
Cử nhân dinh dưỡng Đỗ Át K – Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai cho biết người bệnh đái tháo đường – suy thận cần ăn nhạt khi có phù: 2 – 3 g muối/ngày; nếu không phù và natri má.u bình thường, có thể ăn khoảng 5 g muối/ ngày (khoảng 20 ml nước mắm).
Người bị suy thận mạn tính
Nước mắm góp phần tạo nên hương vị đặc trưng và đậm đà cho các món ăn nhưng không nên lạm dụng.
Người bị suy thận mạn tính cần hạn chế hoặc tốt nhất là tránh ăn nước mắm. Lý do chính là vì nước mắm chứa hàm lượng natri (muối) rất cao, điều này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận đã suy yếu gánh nặng cho thận. Thận có nhiệm vụ lọc má.u và đào thải các chất thải, bao gồm cả natri. Khi thận bị suy giảm chức năng, khả năng đào thải natri cũng suy yếu, dẫn đến natri tích tụ trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề như tăng huyết áp, phù nề, rối loạn điện giải, làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Vì vậy, khi bị suy thận mạn tính ngoài tránh ăn mắm còn nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều muối như cá khô, nước tương…
Người tăng huyết áp
Người bị tăng huyết áp ( cao huyết áp) nên hạn chế ăn nước mắm. Lý do chính là vì nước mắm là thứ gia vị chứa nhiều muối. Những người bị bệnh tăng huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm khi huyết áp đang tăng cao, vì nó có thể khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Natri cũng có thể gây co thắt các mạch má.u, làm hẹp lòng mạch và tăng sức cản lưu thông má.u, từ đó làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đột quỵ (tai biến mạch má.u não); nhồi má.u cơ tim; suy tim.
Bệnh xương khớp
Việc hạn chế ăn nước mắm và các loại gia vị mặn là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh xương khớp. Ăn nước mắm quá mặn sẽ uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều muối có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ thức ăn vào cơ thể. Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt canxi và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
Người mắc bệnh tim mạch
Bệnh tim nếu không được phòng tránh và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, có thể nguy hiểm tính mạng. Chính vì vậy những bệnh nhân tim cần biết rõ các phương thức để phòng tránh và hạn chế để bệnh tình không phát triển. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tim là một yếu tố rất quan trọng.
Với những người bị bệnh tim, hạn chế ăn mặn là điều rất cần thiết. Hạn chế ăn mặn có thể giúp những người suy tim, tăng huyết áp giữ tình trạng sức khỏe ổn định, vì vậy nên hạn chế ăn các thực phẩm có vị mặn như nước chấm, nước mắm, cá khô, ruốc…
Cấp cứu kịp thời cho nam du khách bị bệnh thận mạn giai đoạn 5
Các bác sĩ Bệnh viện 199, Bộ Công an đã cấp cứu kịp thời cho nam du khách người Kyrgyzstan bị bệnh thận mạn giai đoạn 5.
Trước đó, khi đang đi du lịch tại Đà Nẵng, nam du khách F.P.A (SN 1989, quốc tịch Kyrgyzstan) bị đau đầu, chóng mặt, đi cầu phân lỏng.
Sau đó, anh A. đã đến Bệnh viện 199 để khám và được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng thiết. Các bác sĩ chẩn đoán anh A. bị thiếu má.u mức độ nặng, hội chứng tan má.u urê má.u cao, suy thận cấp, bệnh thận mạn giai đoạn 5.
Ngay lập tức bệnh nhân đã được các bác sĩ Đơn vị Cấp cứu, Bệnh viện 199 tiến hành xử trí các bước ban đầu để ổn định sức khỏe và chuyển sang Đơn vị thận nhân tạo - Khoa Hồi sức tích cực chống độc để tiến hành chạy thận cho bệnh nhân.
Các bác sĩ tiến hành chạy thận cho nam du khách người Kyrgyzstan. (Ảnh: BV)
Bác sĩ Cao Thị Xoan - Đơn vị Cấp cứu, Bệnh viện 199, cho biết, bệnh nhân đi du lịch tại Đà Nẵng. Hai tuần gần đây thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, đi cầu phân lỏng 3-4 lần/ngày, rất may là bệnh nhân đến bệnh viện để khám và được các bác sĩ xử trí nhanh, chạy thận kịp thời.
Tuy nhiên, Bác sĩ khuyến cáo thêm, đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn, biểu hiện bằng hội chứng urê má.u, tình trạng này sẽ dễ gây t.ử von.g nếu bệnh nhân không được điều trị thay thế thận.
Sau khi ổn định sức khỏe, bệnh nhân F.P.A đã xin xuất viện.
Cũng liên quan đến vấn đề đảm bảo y tế du lịch, trước đó một đoàn khách Đài Loan (8 người) đã đến Bệnh viện 199 để chạy thận nhân tạo định kỳ sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Quốc tế Đà Nẵng.
Uống matcha mất ngủ hay giúp ngủ ngon: Điều ít người biết Matcha cung cấp năng lượng, sự tập trung mà không gây lo lắng, bồn chồn và mất ngủ là nhờ sự hiện diện của L-theanine, một loại acid amin làm thay đổi tác động của tác dụng kích thích của caffeine trong matcha. Các hợp chất tự nhiên trong matcha có lợi cho giấc ngủ và khả năng nhận thức. Chúng cũng có...