Dự luật cấm phá thai hà khắc nhất nước Mỹ được thông qua: Nạn nhân bị hãm hiếp không được ngoại lệ, bác sĩ bị phạt 99 năm tù nếu tiếp tay
Thượng viện bang Alabama (Mỹ) vừa thông qua dự luật cấm phá thai mới, đẩy khung hình phạt dành cho các bác sĩ thực hiện phá thai lên mức chung thân.
Dự luật hà khắc nhất
Vào ngày 14/5, dự luật chống phá thai gần như hoàn toàn đã được Thượng viện Alabama thông qua, trong đó, những người thực hiện hành vi phá thai ở bang Alabama bị coi là một trọng tội, có thể bị phạt từ 10 – 99 năm tù.
Dự luật chỉ cho phép phá thai đối với các trường hợp đe dọa đến tính mang thai phụ như thai ngoài tử cung và nếu “ thai nhi có dị tật bất thường gây tử vong“. Điều này có nghĩa là các trường mang thai do hiếp dâm và loạn luân cũng không được phép phá bỏ.
Nếu các nạn nhân này phá thai thì cũng sẽ bị cáo buộc tội hình sự. Bất kỳ bác sĩ nào thực hiện thủ thuật phá thai cho nạn nhân sẽ trở thành đồng lõa bị quy kết phạm tội nghiêm trọng giết người cấp độ 1.
Thượng viện Alabama thông qua dự luật cấm phá thai ngày 14/5.
Dự luật hiện đang đợi Thống đốc Kay Ivey ký ban hành và đạo luật mới sẽ có hiệu lực sau 6 tháng tiếp theo. Trước đây, bà Ivey từng công khai ủng hộ việc chống phá thai, và bày tỏ bất bình khi tòa án bãi bỏ một đạo luật phá thai khác của bang Alabama vào năm ngoái.
Tuy nhiên, thông tin này đã khiến dư luận bang Alabama dậy sóng, người biểu tình xuất hiện ở khắp nơi để phản đối dự luật hà khắc này. Theo ý kiến của những người phản đối, phá thai là quyền của người phụ nữ, vì để một đứa trẻ không được mong muốn sinh ra chính là vô đạo đức, gây thiệt thòi cho cả nó và người mẹ. Nhất là trong trường hợp có thai do bị hãm hiếp hoặc loạn luân, đứa con hoàn toàn không được mong muốn hoặc người mẹ còn quá trẻ và không có điều kiện nuôi con.
Phong trào #YouKnowMe
Ngoài biểu tình, trên mạng xã hội Twitter dã xuất hiện phòng trào sử dụng hashtag #YouKnowMe, nơi để những người phụ nữ trải lòng câu chuyện phá thai của họ, với mục đích lên tiếng phản đối dự luật chống phá thai cực đoan, hà khắc của bang Alabama.
Video đang HOT
“ 17 tuổi, tôi đã mang thai khi đang là một học sinh trung học. Tôi quyết định phá thai để có một tương lai tốt đẹp hơn thay vì mắc kẹt trong sự kỳ thị, ngược đãi của mọi người với một đứa bé mà tôi không đủ khả năng nuôi dạy“, một người dùng mạng chia sẻ câu chuyện của mình.
“ Khi 16 tuổi, tôi đã bị một tình nguyện viên của trường hãm hiếp. Khi ấy tôi đã lựa chọn phá thai vì nếu không cả tôi và em bé đều sẽ chết dần chết mòn trong xã hội này“, một người khác chia sẻ.
Nhiều người biểu tình đổ xuống đường phản đối dự luật cấm phá thai của bang Alabama.
Planned Parenthood, một trong những nhà cung cấp dịch vụ phá thai lớn nhất nước Mỹ cho biết, họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý chống lại Alabama sau khi dự luật cấm phá thai được thông qua. Họ cho rằng, đây là thời kỳ đen tốt nhất của phụ nữ Mỹ và việc cấm phá thai là điều khủng khiếp dành cho họ.
Nhiều ý kiến cho rằng sức khỏe và cơ thể của phụ nữ là do họ tự quyết định. Họ có quyền bảo vệ và lựa chọn những gì tốt nhất cho bản thân nên việc cấm phá thai là một điều phi lý, vô nhân đạo. Hiện tại, làn sóng biểu tình vẫn dâng cao tại bang Alabama.
Nguồn: Tổng hợp
Theo Helino
Nữ sinh lớp 8 mang bầu 12 tuần: Giữ hay bỏ thai nhi đều rất thận trọng
Các bác sĩ sản khoa cho rằng cần đánh giá toàn diện về sức khỏe, tâm lý, vấn đề xã hội để đưa ra phương án tốt nhất cho nữ sinh lớp 8 bị thầy giáo dụ dỗ quan hệ dẫn đến mang bầu 12 tuần.
Sự việc nữ sinh H.T.H, (học sinh lớp 8 xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) bị thầy giáo N.V.A, dạy bộ môn Toán - Tin dụ dỗ, quan hệ xác thịt khiến em H. có thai 12 tuần còn nhiều vấn đề vướng mắc. Dưới góc độ y khoa, đặt lên bàn cân những phương án xử lý trường hợp này khiến các bác sĩ (BS) băn khoăn.
Giữ đứa bé sẽ khổ cả mẹ và con
Theo PGS.TS Phạm Bá Nha - Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, có lẽ yếu tố đầu tiên cần cân nhắc tùy thuộc vào quyết định của nữ sinh lớp 8 và gia đình. Việc mang thai ở độ tuổi 14 sẽ ảnh hưởng đến tương lai của cả người mẹ và đứa trẻ được sinh ra.
BS Phạm Bá Nha. Ảnh: Vietnamnet.vn.
BS Bá Nha cho rằng, trong trường hợp này, việc giữ hay bỏ đứa bé đều cần thận trọng, bởi nếu đặt lên bàn cân thì mức độ rủi ro về sức khỏe của hai phương án này ngang nhau.
"Theo quan điểm cá nhân tôi, trong trường hợp nữ sinh lớp 8 bị thầy giáo dụ dỗ quan hệ xác thịt dẫn đến mang bầu, việc giữ lại đứa trẻ là không nên. Bởi đứa trẻ sinh ra không mong muốn, là kết quả của xâm khi người mẹ còn quá trẻ. Nữ sinh chưa hề tính toán được phương án nuôi con, tương lai của người mẹ còn quá dài" - BS Bá Nha nêu quan điểm.
Theo BS Nha, điều lấn cấn duy nhất là thai đã được 12 tuần tuổi. Vì thế, mọi quyết định đều cần dứt điểm khi thai nhi ngày càng lớn lên.
"Việc bỏ đứa bé rất đau lòng. Vì thế trong trường hợp này, dù quyết định thế nào cũng là một quyết định không mong muốn. Tuy nhiên chúng ta cần chấp nhận phương án mà lợi ích của nữ sinh lớn hơn rủi ro" - BS Bá Nha phân tích.
Cần hội đồng tham vấn
BS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng lại cho rằng, BS không thể đưa ra phương án đối với một thai nhi. Việc đứa trẻ được giữ hay không phải cân nhắc về lợi ích và nguy cơ. Nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ thì sẽ cân nhắc giữ lại đứa trẻ và ngược lại. Quyết định tiên quyết phải dựa vào nữ sinh - người mẹ và gia đình.
"Ở góc độ y học, nữ sinh lớp 8 chưa đủ cả thể chất lẫn tinh thần để làm mẹ. Nhưng tôi rất ám ảnh và ân hận nếu như lời khuyên của mình làm ảnh hưởng đến cả cuộc đời của một cô gái. Đã có những bạn phá thai khi tuổi còn nhỏ, về sau mắc bệnh tâm thần, hoặc tự tử vì trầm cảm" - BS Thu Giang nói.
Bs Thu Giang trao đổi với PV Báo Lao Động.
Theo BS Thu Giang, dù giữ hay bỏ thai nhi đều sẽ xảy ra nhiều hệ lụy. Việc bỏ thai ảnh hưởng đầu tiên là sức khỏe của người mẹ. Có thể xảy ra tai biến không mong muốn, băng huyết, nhiễm khuẩn nặng, thậm chí phải cắt tử cung hoặc tử vong nếu không được xử lý an toàn.
Về sức khỏe tinh thần, trải nghiệm không mong muốn trong cuộc đời sẽ ám ảnh cả người mẹ và những BS phải can thiệp giải quyết hậu quả.
Ngược lại, việc giữ thai cũng nguy hiểm không kém. 14 tuổi, em bé sẽ làm mẹ thế nào? Chưa nói đến nguy cơ đẻ non, sẩy thai, chết lưu, hoặc trẻ sinh ra suy dinh dưỡng, khiếm khuyết.
"Đặt lên bàn cân, đúng là giữ không được, bỏ chẳng xong. Dù xử trí thế nào cũng là xử trí không mong muốn" - BS Thu Giang nói.
Hơn nữa, tuổi thai đã 12 tuần đã vượt qua tuần chỉ định về phá thai nên cần có những hỗ trợ phân tích thật cẩn thận để đưa ra quyết định không quá muộn màng.
BS Thu Giang đề xuất, trong những sự vụ phức tạp như vụ việc này, cần thành lập một hội đồng tham vấn bao gồm bác sĩ sản khoa, chuyên gia tâm lý, chuyên gia xã hội và tư vấn pháp lý để nhận định tình huống và đưa ra phán đoán cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
THẢO ANH
Theo Lao động
Trẻ sinh non: Nguyên nhân do đâu? Sinh ra một em bé đủ ngày đủ tháng luôn là một niềm ao ước của cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có những em bé chào đời khi chưa đủ 37 tuần hoặc không đúng với ngày dự sinh. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ sinh non? Trẻ có gặp biến chứng gì không? Thế nào được coi là trẻ sinh non?...