Dư luận xung quanh đề thi môn văn TN THPT không nằm trong SGK
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, các thí sinh có thể sẽ phải đối mặt với đề thi mà nội dung không nằm trong sách giáo khoa…
Với quy định thi mới này, Bộ GD – ĐT cho rằng sẽ tránh được sự học vẹt các tác phẩm văn mẫu như trước đây, thí sinh sẽ không còn máy móc và thụ động khi triển khai đề tài và lập dàn ý luận điểm. (Ảnh: Internet)
Đây là hình thức thi mới được Bộ GD-ĐT vừa đưa ra áp dụng trong kỳ thi TN THPT năm nay. Theo đó, hình thức thi này nhằm kiểm tra năng lực, kỹ năng cảm thụ phân tích của thí sinh. Thông qua đó, có thể xác định được năng lực học thật sự của thí sinh chứ không phải kiểu học vẹt hay học gì thi nấy như trước kia…
Quan điểm của Bộ
Theo Bộ GD-ĐT, đề thi môn Ngữ văn năm nay sẽ có 2 phần, đọc – hiểu và viết. Ý kiến của Bộ đưa ra thì đây không phải là thay đổi hình thức thi mà cho thí sinh tiếp xúc với những định hướng về mục tiêu dạy, tiến sát hơn về những điều mà Bộ đã ra hướng dẫn lâu nay. Như vậy, đề thi năm nay sẽ theo hướng kiểm tra năng lực người học, sẽ có năng lực chung và năng lực riêng.
Phần thi đọc – hiểu sẽ là phần đánh giá năng lực riêng của thí sinh. Đây sẽ là phần mà đề thi sẽ không nằm trong sách giáo khoa, có thể sẽ là một tác phẩm văn học hoặc có thể đề thi mở theo dạng nghị luận xã hội. Thông qua đó sẽ đánh giá được sự cảm nhận văn chương, khả năng truyền tải của thí sinh, sự hiểu biết thực tế để trình bày dưới dạng bài văn viết.
Theo Bộ GD – ĐT, những hình thức thi cũ quá nặng về hình thức trả bài và cho điểm. Thí sinh sẽ chỉ cố gắng đọc và nhớ các bài văn mẫu để đưa vào bài thi một cách máy móc và khuôn mẫu. Như vậy sẽ chỉ là một kỳ thi kiểm tra năng lực học vẹt của thí sinh chứ không phải là kỳ thi kiểm tra năng lực học văn, cảm thụ văn trong 12 năm của thí sinh. Đề thi mới sẽ khắc phục những nhược điểm này.
Video đang HOT
Những luồng ý kiến
Với hình thức thi mới, đề văn có thể không nằm trong sách giáo khoa, các thí sinh liệu có bắt kịp với hình thức thi mới này khi mà từ trước đến nay chỉ được đọc và học các tác phẩm trong sách? (Ảnh Internet)
Khi quyết định này được đưa ra, có 2 luồng ý kiến trái chiều khác nhau. Một số ý kiến tỏ ra rất đồng tình với quyết định này của Bộ. Các ý kiến cho rằng, nếu thí sinh có khả năng hiểu, cảm thụ và phân tích được bài văn trong sách giáo khoa thì tất nhiên sẽ phải có khả năng phân tích một bài ngoài sách giáo khoa. Như vậy, cả người làm bài và người chấm thi sẽ thoát khỏi sự nhàm chán, mệt mỏi vì phải viết và phải đọc hàng loạt những bài văn giống nhau. Bởi vì các luận điểm chính của bài văn đã được giáo viên dạy cho các thí sinh. Khi bước vào phòng thi, thí sinh chỉ việc áp dụng và triển khai ra, không thoát được những luận điểm cũ kỹ. “Hơn nữa, những tác phẩm trong sách giáo khoa chỉ nên là mẫu để các em học và định hướng được cách phân tích. Các thí sinh đã trải qua những năm học văn không lẽ chỉ biết phân tích những bài văn đã được đọc và học thuộc lòng, còn những tác phẩm khác, thì không có khả năng cảm thụ và phân tích được sao”?- Chị Anh Ngọc (quận Bình Thạnh) bày tỏ.
Bên cạnh đồng tình, những ý kiến bất bình với quyết định này cũng không ít. Các ý kiến cho rằng, từ trước đến nay, các thí sinh chỉ được học những tác phẩm trong sách giáo khoa, bù đầu vào học tập sẽ không có thời gian để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Các em hoàn toàn không có được sự tiếp xúc với thực tế thì làm sao có thể lấy đó để áp dụng vào bài viết? Học trong sách giáo khoa thôi mà các thí sinh còn chưa đủ năng lực để cảm nhận thì làm sao có thể áp dụng ra ngoài sách? Việc thay đổi đề thi chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng, thì các giáo viên môn văn sẽ không có đủ thời gian để hướng dẫn để thí sinh làm quen theo hướng này. “Đề thi ra không theo sách giáo khoa thì tại sao lại bắt các em học theo sách? Việc thay đổi quy định nhanh như thế này làm sao học sinh chúng em trở mình kịp để thích ứng”? – Quang Huy (học sinh Q.12 TP.HCM) chia sẻ.
Môn văn được nhận xét là một dạng môn học năng khiếu như các môn hội họa và âm nhạc khác. Vì vậy, nếu một học sinh có năng khiếu cảm thụ văn chương thì chỉ cần đọc qua tác phẩm một lần là hiểu và diễn đạt được. Nhưng cũng có những học sinh không có năng khiếu nên năng lực cảm thụ văn chương hơi yếu, đọc một đoạn văn chương mới lạ, chưa từng được học thì sẽ mất rất nhiều thời gian để hiểu. “Với thời gian thi 120 phút, tôi chỉ sợ các thí sinh đọc, hiểu được tác phẩm đang nói gì thì cũng đã hết giờ” – một giáo viên Q.3 bày tỏ. Điều đáng nói nữa là trong tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT, không có những dạng đề này để thí sinh có thể làm quen trước.
Theo VNE
Đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn: Băn khoăn về quỹ thời gian và độ khó của đề thi
Bài thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn thời gian là 120 phút, đề thi sẽ có nội dung mở, nghiêng về đánh giá năng lực, thậm chí nhiều tác phẩm được ra đề sẽ nằm ngoài chương trình sách giáo khoa... Đây là những thay đổi lớn dự kiến sẽ diễn ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, gây băn khoăn cho không ít dư luận.
Môn ngữ văn dự kiến có nhiều thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khiến không ít dư luận băn khoăn. Ảnh: Hải Nguyễn
Hướng đến đánh giá năng lực
Tại hội thảo "Đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục môn ngữ văn" diễn ra sáng 10.4 tại Hà Nội, ông Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GDĐT) - nêu ra những thay đổi đối với đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2014. Theo ông Thống, đề xuất đổi mới đề thi môn ngữ văn theo hướng kiểm tra toàn diện, bước đầu vận dụng cách đánh giá theo năng lực học sinh (HS).
Sự thay đổi này nhằm mục tiêu tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và SGK mới và tổ chức một kỳ thi quốc gia, làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh ĐH. Trước mắt, những thay đổi này sẽ áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp, sau đó sẽ tiến tới áp dụng với đề thi môn ngữ văn kỳ thi ĐH đối với học sinh thi các khối C, D.
Dự kiến, tổng điểm của bài thi ngữ văn được tính là 20 điểm, gồm năng lực đọc hiểu (6/20) và năng lực viết (14/20). Phần kiểm tra năng lực đọc hiểu sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt: Phát hiện những sai sót về chính tả, ngữ pháp, chấm câu, dùng từ, logic... cho một đoạn văn có nhiều sai sót và yêu cầu HS phát hiện những lỗi đó (2 điểm); yêu cầu tóm tắt ý chính của một đoạn văn bản cho trước, có thể là văn học, sử, địa, khoa học tự nhiên... (2 điểm); chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn thơ/văn cho sẵn (2 điểm).
Phần kiểm tra năng lực viết gồm: Viết nghị luận xã hội (7/20 điểm), yêu cầu vận dụng tổng hợp các kiến thức về văn học, lịch sử, địa lý, đạo đức...
Cách viết cũng vận dụng tổng hợp giữa kể, tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận. Ông Đỗ Ngọc Thống cho biết, đây cũng là phần thi yêu cầu phân hóa cao hướng tới tuyển sinh ĐH, yêu cầu vận dụng sáng tạo những hiểu biết về kiến thức và kỹ năng văn học để thực hành, phân tích, đánh giá, bình luận, bác bỏ một vấn đề văn học, một văn bản, trích đoạn chưa được học trong SGK.
"Phải tin người lái đò!"
Tại hội thảo, đa phần ý kiến băn khoăn về sự việc giảm đột ngột thời gian thi từ 150 phút xuống còn 120 phút, bởi từ nay đến lúc thi, HS chưa đủ thời gian để được trang bị kỹ năng trả lời đủ ý của câu hỏi với quỹ thời gian ít đi. Đồng thời, với nhiều yêu cầu trong một bài thi, nhiều giáo viên lo ngại về độ khó của bài thi, với mặt bằng học lực chung của kỳ thi tốt nghiệp hiện nay.
Ông Bùi Mạnh Nhị (Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GDĐT) cho biết: "Với tư cách là phụ huynh có con đang học phổ thông, tôi cho rằng, đề thi theo hướng mở sẽ là quá sức với HS. Ví dụ, để trả lời được câu hỏi bình về một nhân vật văn học mà em yêu thích, tôi nghĩ kể cả 3 tiếng đồng hồ vẫn chưa làm đủ!".
Ông Nhị cũng cho rằng, cách chấm thi của một bài thi mở sẽ gây không ít khó khăn cho người chấm thi, vì thế vẫn bắt buộc có những yêu cầu chung về kỹ năng, phương pháp để làm định hướng cho người chấm thi. Và nếu yêu cầu của bài thi là "mở", thì cách ra đề cũng cần hướng đến kỹ năng hơn là những kiến thức cụ thể.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, sự thay đổi này nằm trong chủ trương chung của bộ về đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng: "Bộ môn ngữ văn vẫn nặng về kiểm tra kiến thức của HS, phụ thuộc quá nhiều vào bài văn mẫu. Trong chương trình dạy tác phẩm nào thì sẽ kiểm tra tác phẩm đó, hay nói cách khác là HS đang học "vẹt".
Đây là những điều cần thay đổi". Trước lo ngại về sự thay đổi quá cập rập, thậm chí là thay đổi thi trước thay đổi dạy và học, ông Hiển cho hay, cải cách dạy, học và thi là mục tiêu mà ngành giáo dục quán triệt trong nhiều năm nay, chứ thực chất không có gì mới. Cấu trúc đề thi không thay đổi, chỉ thay đổi "ma trận" đề thi và yêu cầu vận dụng kỹ năng nhiều hơn, việc giảm thời gian thi cũng sẽ tính đến việc giảm dung lượng bài thi để đảm bảo đúng yêu cầu bài thi. "Đề thi mở thì người chấm thi sẽ vất vả hơn, khó khăn hơn?
Đúng là như thế, thậm chí kết quả thi sẽ phụ thuộc vào chủ quan của người chấm thi. Nhưng đây là khó khăn mà người thầy phải vượt qua. Dù rằng kết quả ban đầu không chính xác nhưng vẫn hướng đến mục tiêu, còn hơn là không đạt được mục tiêu nào. Qua đò thì phải tin người lái đò!" - ông Nguyễn Vinh Hiển nói.
Theo VNE
Muốn đổi mới phải dùng "thuốc đắng" Trước những công bố mới nhất của Bộ GD-ĐT về thay đổi trong cách ra đề thi môn Ngữ văn, đồng thời giảm thời lượng làm bài còn 120 phút, nhiều ý kiến xin hoãn đã được phản ánh với Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định muốn thay đổi thì phải dùng "thuốc đắng". - Đổi...