Đủ loại nông sản giá ưu đãi tại “Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2020″
“Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội” và Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020 là dịp người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm có thế mạnh của các doanh nghiệp, địa phương thuộc Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hôm nay, 19/6, Sở Công Thương Hà Nội và Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp chính thức khai trương Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội và Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020. Đây là một trong những hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, bình ổn thị trường và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội và Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020 tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội)
Chương trình thu hút gần 150 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng Việt, thuộc các nhóm ngành: Hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm làng nghề; các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm an toàn, hữu cơ, sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích và các sản phẩm có thế mạnh của các doanh nghiệp, địa phương thuộc thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tại lễ khai mạc, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, nhấn mạnh, thông qua chương trình Tuần hàng Việt và Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020, các doanh nghiệp có thêm cơ hội đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân và du khách trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với các loại nông sản vùng miền
Người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận, mua sắm các sản phẩm hàng Việt có chất lượng, phù hợp với nhu cầu. Trong đó, một số sản phẩm điểm nhấn tại tuần lễ này là các loại nông sản đặc trưng vùng miền như Vải thiều Lục Ngạn, nhãn Sông Mã, rau bò khai Sơn La…
Các loại nông sản đặc trưng vùng miền được bán với giá ưu đãi
Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội và Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020 kéo dài đến hết ngày 21/6.
Cách ly xã hội tiếp, TPHCM có lo thiếu thực phẩm, khẩu trang?
TPHCM hiện có hơn 1.400 điểm bán khẩu trang và 2.610 điểm bán lương thực, thực phẩm...với nguồn hàng dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ tình huống nào xảy ra.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, thành phố hiện có hơn 1.400 điểm bán khẩu trang và 2.610 điểm bán lương thực, thực phẩm... với nguồn hàng dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ tình huống nào xảy ra. "Chúng tôi đề nghị người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm, bởi TPHCM không thiếu lương thực, thực phẩm cho người dân trong những ngày cách ly xã hội sắp tới"- Ông Liêm nói.
Nguồn thực phẩm trong siêu thị đầy ắp. Ảnh Văn Minh
Liên quan đến các dịch vụ khác như khách sạn, homestay, các cơ sở lưu trú... trên địa bàn TPHCM vẫn tiếp tục ngừng nhận khách cho đến khi có chỉ đạo mới của thành phố.
Theo ông Lê Thanh Liêm, thành phố tiếp tục quán triệt phương châm 5 "tại chỗ", tuyệt đối không chủ quan, không lơ là; vừa chống dịch vừa phải đảm bảo cuộc sống người dân và một số hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TPHCM đề xuất chính sách "kép" kích thích nền kinh tế. Ảnh Văn Minh
Trước đó chiều 15/4, trong cuộc họp trực tuyến với Chính phủ, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã đề xuất 5 nhóm nội dung, trong đó có việc thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là khi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, để đảm bảo thực hiện mục tiêu "kép", TPHCM đề xuất Chính phủ xem xét, mở dần một số hoạt động thiết yếu ít có nguy cơ lây nhiễm, đáp ứng bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ. Bộ tiêu chí này phải được ban hành song song với việc cho phép mở cửa một số hoạt động thiếu yếu, ít nguy cơ và giao cho địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đóng cửa nếu không đạt các tiêu chí về phòng chống dịch.
"Đây là chính sách kép để kích thích kinh tế trong bối cảnh chưa xác định được thời điểm kết thúc dịch bệnh. Việc này tăng cường đạo đức trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, đồng thời tạo ra văn hóa bảo vệ ngành nghề kinh doanh cho từng doanh nghiệp", ông Nguyễn Thành Phong cho biết.
Văn Minh - Huy Thịnh
Siêu thị điều hàng hóa về Hà Nội: Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng Các DN bán lẻ đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3 lần so với trước. Trong ngày hôm nay 7/3, hệ thống các siêu thị sẽ điều nguồn hàng từ bên ngoài Hà Nội về các điểm bán hàng trong thành phố, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. Hiện nay, trước những thông tin về diễn...