Du lịch Tây Ninh thưởng thức bánh tráng phơi sương Trảng Bàng !
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là món đặc sản đáng tự hào của người dân Tây Ninh, từ lâu đã đi vào lòng du khách như nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực khó lòng trộn lẫn.
Thoạt nhìn qua, thành phần món này khá đơn giản, tuy nhiên, chỉ đến khi nếm thử thì người ta mới có thể cảm nhận hết đượcsự tinh tế, sức hấp dẫn của món ăn ẩn chứa bên trong các nguyên liệu.
Để làm ra chiếc bánh tráng nổi tiếng này, người dân phải trải qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ: Chọn gạo, tráng bánh, nướng sơ qua rồi lại đem phơi cho ngấm sương mai.
Từ những chiếc bánh mềm dẻo đó, người dân Tây Ninh đã chế biến nên món ăn ngon mang hương vị rất riêng cho món cuốn phổ biến ở Nam Bộ.
Thế nhưng do bánh tráng nướng giòn, phơi sương đêm dễ rách nên người ta đã nghĩ ra cách tráng thêm hai lớp bánh chồng khít lên nhau, cho thêm chút muối để bánh dẻo và đậm đà, phơi nắng vừa khô rồi nướng bằng than đậu phộng cho có độ phồng mềm mới đem phơi sương.
Hơi sương sẽ ngấm từ từ vào bánh, giúp bánh mềm, không đổi màu, không cần nhúng nước trước khi ăn. Dù có giải thích về nguồn gốc bánh tráng phơi sương theo cách nào thì vùng Trảng Bàng với ngày nắng, đêm sương cùng với tay nghề kỹ thuật tráng bánh hai lớp, nướng, phơi, được truyền từ đời này qua đời khác đã hình thành một làng nghề truyền thống độc đáo và sản phẩm nức tiếng một vùng.
Món bánh tráng cuốn phơi sương cuốn thịt luộc, ăn kèm với hàng chục loại rau lá như: Đọt xoài, đinh lăng, đọt cóc, tía tô, rau răm, hẹ, xà lách, húng lủi, húng quế, dưa leo, giá đậu rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, lá cóc, lá săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, húng quế, húng lủi, cần nước, lá mặt trăng, lá săng dẻ, quế vị, ngò tàu… Điều đặc biệt là các loại rau trồng ở đây không có loại nào quá cay, quá đắng mà bùi, hơi chát, hơi ngọt, hơi chua.
Tính ra phải đến hơn ba chục thứ rau thơm và lá non các loại, mà dường như chỉ có ở Trảng Bàng mới có đủ các loại rau ấy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điểm nhấn của món bánh tráng lại là nước chấm mắm nêm được làm từ cá lên men pha với dứa, tỏi và ớt, đem lại vị mặn, hơi chua, cay cay, thanh thanh đậm đậm, rất đặc biệt của miền Nam.
Còn với thịt heo để ăn bánh tráng phơi sương nên chọn loại thịt đùi luộc nguyên, khi xắt ra trắng và trông rất ngon, mềm. Đĩa thịt luộc rất khéo, phải chọn lựa thứ thịt tươi ngon, luộc từ nước lạnh đun sôi dần, chín tới vớt ra ngay, lại thả vào thau nước sôi nguội để “trung hoà” rồi xắt lát mỏng bày lên đĩa. Xấp bánh tráng gấp làm đôi, mềm xốp như khăn giấy. Khi ăn mới mở ra gắp, gói, tuỳ theo ý thích mà không cần nhúng nước.
Thịt heo để ăn bánh tráng phơi sương nên chọn loại thịt đùi luộc nguyên.
Khi ăn, người ta bóc ra một tấm bánh tráng, đặt lên chiếc đĩa rồi mới lần lượt xếp vào từng loại rau, dưa, giá mình ưa thích. Thêm vào một hai miếng thịt rồi cuộn tròn lại, vừa với miệng ăn.
Ăn thử một cuốn bánh tráng phơi sương, ta có thể cảm nhận đủ hương vị chua, cay, đắng, chát của rau, của đồ chua và vị thơm, ngon, béo, ngọt, mặn mà của thịt, dai dai của lớp bánh tráng, mới thấy được sự cầu kỳ của món ăn vốn được cho là thôn dã này.
Tất cả đều được cuốn lại bởi bánh tráng phơi sương kết hợp cùng rau, thịt, giá đỗ, dưa leo…
Thức quà của vùng quê thơm ngon, độc đáo này chính là thứ đã hội tụ tinh hoa đất trời qua công lao vất vả, một nắng hai sương của người dân Trảng Bàng. Khách đến Tây Ninh từ xưa đến nay không mấy ai lại chẳng dừng chân ở thị trấn, ghé vào thưởng thức một phần bánh tráng phơi sương cuộn rau, dưa, thịt luộc đã nổi danh trên đất Trảng Bàng.
Theo Iunauan
Thưởng thức đặc sản địa phương ngay trung tâm Sài Gòn
Phở 2 tô Kon Tum, Bánh tráng và bánh canh Trảng Bàng -Tây Ninh, Bún cá đọt mây - lá nhíp Bình Phước và bắp bê nướng cuốn rau rừng..
Tây Ninh... là những đặc sản địa phương được khách sạn Grand Saigon giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.
Món phở 2 tô thu hút thực khách
Ngày 5/10, tại TPHCM, khách sạn Grand Saigon đã phối hợp với nhiều địa phương giới thiệu ẩm thực đặc sản của những địa phương này với du khách trong và ngoài nước. Theo ông Chiêm Thành Long, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam, ẩm thực của Việt Nam rất phong phú, mỗi địa phương đều có ẩm thực đặc sản riêng, việc khách sạn Grand Saigon tìm tòi giới thiệu các đặc sản đến du khách trong và ngoài nước đã góp phần quảng bá cho du khách.
Bún cá đọt mây - lá nhíp Bình Phước
Giới thiệu về món bún cá đọt may- lá nhíp, đặc sản tự nhiên của Bình Phước, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Phước chia sẻ, đọt mây, lá nhíp và cá lăng sông là những thực phẩm chính, là nguồn nguyên liệu làm nên bữa ăn ngon, bổ dưỡng của người S'Tiêng Bình Phước, đã một thời nuôi sống bộ đội khi đóng quân tại nơi này, nơi mà tình quân dân thắm thiết đã đi vào lòng người qua bài hát "Tiếng chày trên Sóc Bom Bo" của cố nhạc sĩ Xuân Hồng.
Mới đầu, người dân chỉ biết nấu các món ăn phục vụ cho cuộc sống hàng ngày khi đi rừng và phục vụ cho các Lễ hội của dân tộc mình, sau này khi có sự giao thoa văn hóa, các thực phẩm này đã trở thành nguyên liệu chính để tạo ra nhiều món ăn độc đáo mà Bún chả cá đọt mây - lá nhíp Bình Phước là một trong những món độc đáo đó.
Đọt mây, lá nhíp là nguồn nguyên liệu chính để tạo thành các món ăn yêu thích của người S'Tiêng ở Bình Phước, điều khác biệt của đọt mây và lá nhíp chỉ mọc tự nhiên trong rừng hoặc được trồng dưới tán cây và chỉ xuất hiện ở khu vực Bù Đăng, Bù Đốp của tỉnh Bình Phước. Một đặc tính đặc biệt nữa là không có một loại sâu, bọ nào có thể ký sinh trên lá hoặc xâm hại chúng được.
Đọt mây có vị đắng (sau chuyển sang ngọt thanh), tính hàn. Lá nhíp có vị ngọt, bùi và tính hàn. Đọt mây và lá nhíp có thể làm nguyên liệu chế biến thành khá nhiều món ăn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ cho thực khách. Trước đây, đọt mây, lá nhíp thường được ăn trong các lễ hội hoặc dùng để tiếp khách quý, có vị đắng thanh và ngọt hậu. Ngày nay, nó đã trở nên phổ biến hơn, được nhiều du khách yêu thích và là món ăn đặc trưng mang thương hiệu "Ẩm thực Bình Phước". Từ đó các đầu bếp đã chế biến ra món bún chả cá đọt mây - lá nhíp mang hương vị và nét đặc trưng vùng miền khi nhắc đến Bình Phước
Bánh tráng & bánh canh Trảng Bàng - Tây Ninh:
Nhắc đến Tây Ninh, chắc hẳn người ta sẽ nghĩ đến một vùng đất đầy nắng và gió với những nét đặc trưng riêng như món ăn đặc sản nổi tiếng khắp cả nước là bánh tráng phơi sương.
Người dân Tây Ninh đã nghĩ ra cách tráng, cho thêm chút muối để bánh dẻo và đậm đà, phơi nắng vừa khô rồi nướng bằng than đậu phộng cho có độ phồng mềm rồi đem phơi sương. Chiếc bánh tráng ngấm hơi sương sẽ giúp bánh mềm, không đổi màu, không cần nhúng nước trước khi ăn. Đây là món ăn luôn tạo không khí vui vẻ gia đình hay xôm tụ bạn bè. Trong khung cảnh thân mật, thực khách tự mình trải bánh, chọn rau, rải thịt rồi cuốn tròn chấm nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt, cùng thưởng thức hương vị đồng quê dân dã khó quên.
Bên cạnh đó, đến với Tây Ninh, thực khách còn được thưởng thức món bánh canh Trảng Bàng - Tây Ninh khá đơn giản, nó chỉ gồm thịt nạc, móng giò, và bánh canh. Tuy nhiên, nét tinh tế và sức hấp dẫn của món ăn lại ẩn chứa bên trong từng nguyên liệu, mà chỉ khi ăn, người thưởng thức mới có thể cảm nhận được. Hương vị ngọt ngào đậm đà của tô bánh canh giò heo hay cái vị ngòn ngọt mằn mặn của nước chấm hòa quyện với cái cay nồng của rau rừng sẽ khiến du khách khó có thể quên được.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn đều phải đảm bảo cả chất lượng lẫn hình thức. Những sợi bánh canh trắng đục (màu đặc trưng của gạo), giòn giòn, cùng với vị ngọt của nước lèo qua bàn tay tài hoa của các đầu bếp khách sạn Grand đã trở nên đậm đà hương vị và ngào ngạt hương thơm. Tô bánh canh nóng hổi nghi ngút khói với vị cay của ớt đỏ, tiêu đen, mùi thơm của hành lá, vị chan chát của rau rừng đã làm nên một sức hút khó cưỡng.
Ngoài ra, món phở 2 tô Kon Tum cũng được thực khách khen ngợi. Theo giới thiệu của ông Huỳnh Đức Tiến, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Kon Tum, Phở khô dùng sợi phở tròn mảnh mềm và không dẹp như phở thông thường. Phở được làm hoàn toàn từ gạo nên khi chần, trộn lên vẫn dai, thơm chứ không dính như sợi hủ tiếu cũng chẳng nhũn nát hay vón cục như nhiều loại mì khô, phở khô khác.
Yếu tố "ngon" của phở 2 tô đặt rất nhiều vào tô thứ hai, nghĩa là tô nước lèo được ninh nấu khá cầu kì, cho thứ nước thanh trong, ngọt ngào mà không kém phần đậm đà. Còn đối với tô phở khô bao gồm các thành phần như thịt lợn bằm nhỏ, loại ba chỉ pha chút mỡ màng mềm mại ăn cùng với tương đen tạo nên hương vị khó quên cho món ăn này.
Theo Haiquanonline
Thưởng thức sữa chua mít mát lạnh, thơm ngon ! Cách làm sữa chua mít mát lạnh, thơm ngon: Sữa chua mít tự làm, tại sao không nhỉ ? Món này là 1 món ăn vặt khoái khẩu dạo trước của mình, ăn thấy ngon lạ, đi chơi cùng bạn bè và thưởng thức cốc sữa chua mít mát lạnh, thật là tuyệt vời, sữa chua vốn dĩ đã rất ngon rùi kết...