Dự kiến ba tiêu chí lựa chọn đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non phải nằm trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nếu không có trong danh mục này, việc lựa chọn đồ chơi, học liệu bắt buộc phải bảo đảm ba tiêu chí: An toàn, thẩm mỹ và đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
Đối với đồ chơi tự tạo, phải được làm từ các nguyên liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không được làm từ nhựa tái chế và hạn chế sử dụng đồ chơi tự làm từ sản phẩm nhựa dùng một lần.
Video đang HOT
Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ trẻ về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong đơn vị mình; có trách nhiệm kiểm tra theo định kỳ các đồ chơi, học liệu đang sử dụng, có biện pháp thay thế, khắc phục nếu cần thiết, nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ.
Trẻ thích thú vào bếp trong Ngày hội dinh dưỡng
'Con được làm đầu bếp, được bán rau. Chiều nay về nhà, con sẽ được ăn món rau sạch tại trường con làm. Con rất thích', bé Ái Nhi thích thú.
Học sinh lớp lá 1 Trường mầm non Bé Ngoan (Q.1, TP.HCM) thích thú vào bếp trong Ngày hội dinh dưỡng - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Ngày 16-10, Trường mầm non Bé Ngoan (Q.1, TP.HCM) tổ chức "Ngày hội dinh dưỡng, cả nhà vào bếp" cho học sinh khối lớp lá. Đây là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển (từ ngày 16 đến 23-10).
Cô Trần Phương Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp lá 1, cho biết để thực hiện chủ đề này, giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ các bé làm giỏ đi chợ bằng giấy, nón vào bếp để nhập vai. Sau đó sẽ có những hoạt động mua bán rau với phụ huynh, rau được đựng trong các túi không làm bằng nhựa.
"Làm như thế để giúp các con hiểu về việc bảo vệ môi trường. Trên sân thượng của trường có vườn rau thủy canh, mỗi tuần các con sẽ được lên quan sát sự phát triển của các loại rau như xà lách, cải ngọt, bó xôi...
Tại ngày hội này, rau sẽ được bán cho phụ huynh dưới hình thức vừa học vừa vui vừa tương tác, để cha mẹ thấy được các kỹ năng của con. Ngược lại, phụ huynh cũng rất thích, ai cũng mong mua được rau của con" - cô Nga nói.
"
Học sinh lớp lá 1 Trường mầm non Bé Ngoan (Q.1, TP.HCM) thích thú vào bếp trong Ngày hội dinh dưỡng - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Hoạt động này mang lại nhiều thích thú cho học trò. Em Ái Nhi, lớp lá 1, nói: "Con được làm đầu bếp, được bán rau cho mẹ. Chiều nay về nhà, con sẽ được ăn món rau sạch tại trường con làm. Con rất thích!".
Nói thêm về những hoạt động giáo dục kỹ năng, cô Nguyễn Thị Mỹ Phương, hiệu trưởng Trường mầm non Bé Ngoan, thông tin: "Để có những chủ đề giáo dục gắn với thực tế, nhà trường luôn có sự chuẩn bị liên hoàn. Trước đó là gieo hạt, chăm sóc cây, quan sát cây; sau đó là cho các bé tập hóa trang vào bếp; tiếp sau nữa là tập làm nội trợ, làm bánh để giáo dục kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ".
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin giúp mở ra những xu hướng mới trong ngành Giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non mang đến nhiều lợi ích thiết thực, là bước đệm cần thiết cho sự phát triển của học sinh trong tương lai. Tại Hà Nội, nhờ giáo viên nhanh nhạy ứng...