Du học vì đam mê Triết học chàng trai Hưng Yên chia sẻ lần đầu đón Tết xa quê
Nguyễn Hồng Phúc, xuất thân là Cử nhân Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện đang theo học chương trình Thạc sĩ nghiên cứu Triết học tại Đại học Nottingham Trent, Vương Quốc Anh.
Khóa học của mình bắt đầu từ tháng 9/2020 và mình bắt đầu cuộc sống mới tại Nottingham đến nay đã được 4 tháng rồi.
Do là người thích đi sâu tìm hiểu về ngọn ngành, bản chất của những vấn đề trong cuộc sống nên cá nhân mình thấy Triết học là một ngành học rất phù hợp với bản thân. Đối với nhiều người, Triết học dường như là một lĩnh vực còn khá trừu tượng và có phần vô bổ, nhưng nếu đi sâu tìm hiểu, ta sẽ thấy đây là thứ tri thức tạo ra những chuyển hóa hết sức thiết thực và có mặt ngay trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta.
Triết học là một sản phẩm của người Hy Lạp cổ đại với tên gọi ban đầu là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Hiểu một cách đơn giản, Triết học là một hoạt động tìm về bản chất, một thứ tri thức dạy chúng ta cách đặt câu hỏi và trả lời cho tất cả những vấn đề về thế giới một cách triệt để và sâu sắc nhất, hay nói theo sách Đại học của Nho giáo là ‘cách vật, trí tri’ - tức xem xét sự vật để biết đến tận cùng. Vì các vấn đề của con người và thế giới rất đa dạng nên Triết học cũng được chia thành những phân ngành riêng phụ trách một số câu hỏi nhất định.
Chẳng hạn, Siêu hình học hay Bản thể luận phụ trách những câu hỏi về bản chất của con người và thế giới; Nhận thức luận trả lời những câu hỏi về việc con người có thể biết được gì về thế giới không? Và nếu có thì biết được gì? Đạo đức học xem xét về bản chất của phải trái, đúng sai và những điều con người nên làm trong những tình huống nhất định,…
Nhìn chung, có bao nhiêu lĩnh vực trong cuộc sống thì cũng có từng ấy phân ngành Triết học đi sâu vào bản chất của từng lĩnh vực cụ thể, như Triết học Toán học, Triết học Khoa học, Triết học Kinh doanh… và trong thời đại 4.0 hiện nay chúng ta cũng có Triết học số.
Video đang HOT
Ở Việt Nam hiện nay, độc giả tiếp cận với Triết học chủ yếu thông qua Triết học Marx-Lenin, nên dễ sinh hiểu nhầm Marx-Lenin là toàn bộ Triết học. Chúng ta biết rằng Triết học của Karl Marx và Lenin mới chỉ ra đời ở phương Tây vào thế kỷ 19-20, nên đây chỉ là một bộ phận nhỏ trong diễn trình lịch sử nhiều ngàn năm của Triết học thôi.
Đối với mình, Triết học là một sự kiện xảy ra hằng ngày ở tất cả mọi người nên trong mỗi chúng ta đều có một con người Triết gia và nếu để tâm nuôi dưỡng, nó sẽ đưa ta đến những khai vực tinh thần đầy thi vị và ngạc nhiên của đời sống con người.
Du học ở nước ngoài là một cơ hội tốt giúp mình tiếp cận được với những môi trường văn hóa mới đồng thời khám phá thêm nhiều điều về bản thân. Vì tình hình dịch bệnh tại Anh Quốc hiện nay vẫn không ngừng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp nên 70% chương trình của chúng mình là học online.
Nottingham nơi mình sống cũng thường xuyên bị áp dụng cách ly xã hội, do vậy, hầu hết các sự kiện lớn trong năm đều bị hủy bỏ và chúng mình cũng không có cơ hội để du lịch nhiều. Tuy nhiên, việc du học ngay cả trong mùa dịch này với mình vẫn là một quyết định đúng đắn.
Đây là lần đầu tiên mình đón Tết xa nhà nên chắc chắn sẽ có những trải nghiệm rất khác lạ, dù có lẽ sẽ không được vui như ở quê hương. Do các bạn cùng nhà với mình đều là người Việt nên chúng mình dự định sẽ qua chợ người Việt mua bánh chưng và các món ăn truyền thống khác để đón giao thừa cùng nhau.
Năm mới Tân Sửu đến, mình xin thay mặt những du học sinh xa quê gửi tới gia đình và mọi người ở Việt Nam lời chúc sức khỏe và may mắn.
Nhắn gửi tới các bạn học sinh-sinh viên: Dù có nhắm đến thành công hay danh vọng tới đâu cũng không nên quên rằng cần lấy tu thân làm gốc. Hãy cố hoàn thiện bản thân trong từng suy nghĩ, hành động hằng ngày để cuộc sống của chính mình và những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. Tương lai đất nước đang nằm trong tay các bạn!
Giáo viên "học" cách nhận xét tích cực
Thông tư 27 giúp giáo viên (GV) nắm chắc mục đích, đặc điểm, sự khác biệt giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ.
GV sát sao từng hoạt động học tập của HS.
Với triết lý vì sự phát triển của người học, đánh giá thường xuyên có tác dụng tốt hơn. Vấn đề là GV sẽ phải "học" để có cách nhận xét tích cực khi đánh giá thường xuyên sự tiến bộ của học sinh (HS) mỗi ngày.
Học sinh ảnh hưởng nhiều từ nhận xét của giáo viên
Chị Nguyễn Thu Trang, có con học lớp 1 Trường Tiểu học Đồng Quang (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: Con nhút nhát nên khi đọc bài thường không tự tin. Biết đặc điểm của con, cô giáo hay gọi con đọc bài để khích lệ, đồng thời phê vào bài: "Con đọc tình cảm nhưng cần đọc to, rõ ràng hơn". Dần dần, cháu tự tin hơn và đến hết học kỳ I đã đọc to, rõ ràng, thường được cô tặng bông hoa đỏ vào bài nên không còn sợ học đọc, mà còn thích đọc mọi nơi, mọi lúc...
Trong khi đó, chị Vũ Thị Hồng, có con học lớp 1 ở trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: Con chưa quen với việc làm các phép toán tìm số lớn, nhỏ nên rất sợ mỗi khi học môn Toán. Phải mất một thời gian phối hợp với GV kèm con, cháu đã khắc phục điểm yếu, được cô giáo khen: "Con học tiến bộ, biết cách làm bài". Cháu phấn khởi và thích đi học hơn, không còn lo lắng mỗi khi làm các bài tập Toán...
GS.TS Hoàng Công Khanh - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trao đổi: Kết quả học tập của HS tiểu học bị ảnh hưởng sâu sắc bởi không khí lớp học, đặc biệt từ những lời nhận xét của GV. Vì vậy, ngoài việc đánh giá thường xuyên, với đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ, GV cũng cần cân nhắc để có những nhận xét, phù hợp, thỏa đáng.
Theo GS Khanh, yêu cầu mới đòi hỏi GV phải học cách nhận xét tích cực người học; sử dụng công cụ đánh giá đa dạng (câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi...), đặc biệt là đánh giá thường xuyên, chú ý phân hóa từng HS. Nếu không sẽ không tạo ra sự công bằng, không vì sự tiến bộ của người học. Việc đánh giá thường xuyên nhằm mục đích phát hiện lỗi, sai sót, thiếu hụt... cả sự tiến bộ, sáng tạo của mỗi HS nhằm cải tiến, điều chỉnh các hoạt động, kế hoạch dạy học, không nhằm phân loại, xếp hạng HS.
GV có thể đánh giá HS qua các hoạt động trải nghiệm.
Giáo viên phải quan tâm, sát sao từng học sinh
Thầy Nguyễn Xuân Trường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Bình (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) nhận định: Thông tư 27 mới triển khai nên để đánh giá đúng tinh thần Thông tư cần thận trọng để đánh giá khách quan, phản ánh đúng năng lực, khả năng tiếp thu chương trình mới của HS lớp 1.
GV tiểu học đã có nền nếp đánh giá thường xuyên, kết hợp với động viên, khích lệ HS nên không quá khó khăn. Vấn đề là làm sao có được những nhận xét tích cực, tạo hứng thú học tập cho HS, đồng thời phải bảo đảm đúng năng lực, sự tiến bộ của các em. Thay vì điểm số, nhận xét, đánh giá phải thể hiện được trình độ của HS theo từng thời điểm, qua đó có phương pháp dạy phù hợp, hiệu quả hơn với HS, nhất là HS tiếp thu kiến thức còn chậm...
Theo thầy Trường, GV "học" cách nhận xét tích cực qua thực tiễn dạy học hằng ngày, trao đổi với đồng nghiệp trong khối, dự các chương trình tập huấn... Tuy nhiên, quan trọng nhất là từ sự sát sao, gần gũi với HS trong mỗi giờ học, đánh giá thường xuyên sẽ khách quan và chính xác nhất.
Cô Trần Thị Huyền Trang - GV Trường Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) cho rằng: Đánh giá theo Thông tư 27 có nhiều điểm hay so với cách đánh giá cũ. Bởi thực tế, một HS có thể kém môn này nhưng lại giỏi lĩnh vực khác. Theo Thông tư mới, các em được đánh giá đúng theo năng lực của mình.
Cô Trang xác định, để đánh giá đúng, GV phải quan tâm, sát sao từng HS mới phát hiện ra năng lực của từng em. Vì có những HS không phải lúc nào cũng thể hiện năng lực, nhận thức của mình qua tiết học mà có thể qua các hoạt động khác... GV sẽ phải linh hoạt để đưa ra nhận xét tích cực và phù hợp với sự phát triển của trò.
Với HS lớp 1 thực hiện Chương trình GDPT 2018 được đánh giá theo qui định tại Thông tư 27 dựa trên nguyên tắc: Đánh giá HS thông qua mức độ cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS...; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; bảo đảm kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh HS này với HS khác; không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS. - Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội
Bước chuyển mới trong công tác dạy và học Sau học kỳ đầu tiên triển khai, chương trình, SGK mới đã bước đầu "thổi làn gió" tích cực vào công tác dạy-học của các nhà trường. Hiện nay, Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) đã được thực hiện đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản,...