Du học tại chỗ: Mô hình được săn đón tại châu Á
Học trường quốc tế trong nước và nhận bằng chuẩn hóa quốc tế là lợi ích mà mô hình giáo dục tại chỗ mang lại cho học sinh châu Á.
Trường Quốc tế Harrow tại Hồng Kông.
Tuy nhiên, mô hình này đang ngày một khoét sâu khoảng cách giáo dục trong nước.
Làm mới khái niệm học phổ thông
Hơn 40 năm trước, chị Lyn Khaw rời Malaysia đến Anh học tập. Trải nghiệm quý giá từ năm 15 tuổi giúp chị học cách sống tự lập và trau dồi kiến thức, văn hóa quốc tế. Giờ đây, con trai chị Lyn cũng có cơ hội học tập tương tự nhưng không phải xa gia đình.
Con trai chị Lyn đang theo học tại Trường Quốc tế Marlborough, Anh, cơ sở Malaysia. Trường Marlborough, trụ sở tại hạt Wiltshire, Anh, là nơi nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới từng theo học như Công nương Kate, vợ của Hoàng tử Anh William.
Năm 2012, trường thành lập cơ sở nước ngoài đầu tiên tại thành phố Iskandar Puteri, Malaysia. Trong khuôn viên trường có trang trại hữu cơ, sân chơi golf, hồ dành cho các môn thể thao dưới nước – hạ tầng thường không tìm thấy ở các trường công lập địa phương.
Tuy nhiên, học phí tại Marlborough không hề rẻ. Gia đình chị Lyn phải trả hơn 47 nghìn USD một năm (khoảng 1,1 tỷ đồng) cho việc học tập của con trai. Con số này cao gấp 5 lần mức lương trung bình năm của người dân Malaysia. Nhưng khoảng 1/4 học sinh nhà trường là trẻ em địa phương.
Dù học phí tương đối cao, bà mẹ vẫn cảm thấy hài lòng khi cho con trai theo học tại Marlborough. Theo chị Lyn, một trong những lợi thế của trường quốc tế là học sinh không phải di chuyển đến sống tại một quốc gia xa xôi nhưng vẫn được trải nghiệm phong cách học tập tiêu chuẩn quốc tế.
Trường Marlborough ở thành phố Iskandar Puteri chỉ cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 3 giờ lái xe. Vì vậy, con trai chị Lyn có thể về thăm gia đình vào những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần.
Tương tự chị Lyn, phụ huynh Malaysia cho con theo học trường quốc tế trong nước với mong muốn con được trau dồi khả năng tiếng Anh, phương pháp học tập phương Tây và nhận bằng tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, khái niệm “ du học tại chỗ”, hình thức học và nhận bằng quốc tế hoặc chất lượng tương đương từ các trường nước ngoài đặt trong nước, ra đời.
Trong khi đó, tại Singapore, cơ sở của Cao đẳng Dulwich cũng đang vươn mình và thu hút sự quan tâm của người dân “đảo quốc sư tử”. Với trụ sở ở phía Nam London, Anh, Cao đẳng Dulwich đã mở hơn 10 cơ sở giáo dục tại các nước châu Á như Singapore, Malaysia…
Riêng cơ sở tại Singapore được đầu tư các sân thể thao, ba hồ bơi, một trung tâm biểu diễn nghệ thuật cùng ba nhà hát. Học sinh có thể tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật tùy thuộc theo sở thích và năng lực cá nhân.
Malaysia, Singapore nổi tiếng là những thị trường “du học tại chỗ” mạnh ở châu Á nhưng các trường quốc tế ở Thái Lan cũng tăng đều đặn trong những năm qua.
Theo nghiên cứu của Bộ Giáo dục Thái Lan, năm 2019, gần 60 nghìn học sinh theo học tại 175 trường quốc tế trên cả nước. Trong khi 10 năm trước đó, số trường quốc tế tại Thái Lan chưa đến 100. Ước tính, 46% học sinh theo học tại các trường quốc tế là công dân Thái Lan.
Hiện nay, mức học phí trung bình tại các trường quốc tế dao động từ 5.000 đến 9.000 USD (khoảng 110 – 210 triệu đồng) với bậc tiểu học và 7.200 đến 15.000 USD (khoảng 168 đến 350 triệu đồng) cho bậc trung học.
Video đang HOT
Học sinh tại trường quốc tế được trau dồi khả năng tiếng Anh.
Thuận lợi song hành khó khăn
Ngược lại lịch sử cách đây vài thập kỷ, trong điều kiện của các gia đình châu Á, giáo dục được nhìn nhận là lĩnh vực quan trọng nhưng hình thức tương đối đơn giản. Phụ huynh gửi con em vào các trường công lập với điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy được đánh giá bằng các quy định và tiêu chuẩn quốc gia. Những ngôi trường tốt nhất là trường chuyên, trường trọng điểm hoặc trường chất lượng cao.
Còn lại, hầu hết các trường công lập là giống nhau. Trong khi đó, trường tư thục thường gắn liền với quan niệm “trường dành cho con nhà giàu, trường xa xỉ”. Dần dần, tại một số quốc gia, chương trình giáo dục phổ thông trở nên nặng tính hàn lâm, tập trung vào học thuộc, học vẹt và áp lực thi cử là đặc biệt lớn.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Về chủ quan, các quốc gia châu Á đang ngày một phát triển, dẫn đến nhiều gia đình trở nên giàu có, kinh tế ổn định. Họ không còn phải lo lắng quá nhiều đến “cơm áo” nên chuyển hướng quan tâm sang giáo dục cho con cái.
Cha mẹ có thể dành hàng giờ xem qua các tài liệu quảng cáo của các trường phổ thông khác nhau, tham dự các buổi tư vấn tuyển sinh hay trao đổi với những phụ huynh khác. Họ bắt đầu mở rộng mối quan tâm dành cho trường học từ chất lượng giảng dạy, học phí đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng đội ngũ giáo viên…
Nhìn từ góc độ khách quan, trong thời đại du lịch hàng không giá rẻ và dễ tiếp cận như hiện nay, các gia đình có cơ hội du lịch nước ngoài và trải nghiệm văn hóa quốc tế, trong đó có giáo dục. Họ bắt đầu mong muốn con cái được theo học các trường phương Tây – nơi chất lượng giáo dục vẫn luôn là số một thế giới.
Họ tìm hiểu các phương pháp giáo dục hiện đại, đổi mới, khác biệt, chuẩn hóa quốc tế và có sự so sánh với phương pháp giáo dục truyền thống. Sẵn nguồn lực, cộng với hiểu biết phong phú, nhu cầu giáo dục của con cái các gia đình châu Á ngày một lớn dần.
Đó cũng là cơ hội để các trường quốc tế hình thành và phát triển, từ đó, sinh ra khái niệm “du học tại chỗ”. Trên thực tế, đầu tư cho giáo dục không phải một nhu cầu mới mẻ nhưng nhu cầu này chưa bao giờ phổ biến và lan rộng trong các gia đình châu Á như hiện nay.
Mô hình này tiếp tục lớn mạnh trong 2 năm dịch Covid-19 khiến việc đi lại giữa các nước bị hạn chế, cùng những vấn đề như phân biệt chủng tộc, địa chính trị… Tuy nhiên, du học tại chỗ cũng làm gia tăng khoảng cách giáo dục, khoảng cách giàu – nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội châu Á.
Giờ học ở một trường quốc tế tại Nhật Bản.
Nâng cao tiêu chuẩn giáo dục phổ thông
Tương tự Malaysia hay Singapore, các gia đình Thái Lan ngày càng dư dả, đủ khả năng gửi con cái theo học trường quốc tế. Nhiều phụ huynh mong muốn đây sẽ là tiền đề để con làm việc hoặc định cư ở nước ngoài. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm tại nhiều trường quốc tế cũng được đánh giá cao hơn phương pháp giảng dạy truyền thống tại Thái Lan.
Trái ngược với các quốc gia châu Á phát triển rầm rộ mô hình “du học tại chỗ”, hình thái này tại Trung Quốc ngày một ảm đạm. Trước dịch Covid-19, Trung Quốc có gần 900 trường quốc tế nhưng con số đang giảm dần. Năm 2021, Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách “giảm kép” nhằm loại bỏ áp lực học tập cho trẻ em. Trong đó, ngoài cấm dạy thêm tư nhân, các trường quốc tế tại nước này cũng bị kiểm soát gắt gao và hạn chế hoạt động.
Từ năm ngoái, Trung Quốc yêu cầu dừng giảng dạy chương trình nước ngoài tại các trường mầm non cho đến lớp 9. Theo đó, thành viên ban quản trị hay ban giám hiệu của các trường từ mầm non đến THCS phải là công dân Trung Quốc, có đại diện của giới chức quản lý. Trước đó, hầu hết các trường tư thục tại nước này giảng dạy cả chương trình trong nước lẫn nước ngoài. Các trường quốc tế chỉ giảng dạy chương trình nước ngoài.
Ngoài ra, sau hơn 2 năm Trung Quốc áp dụng chính sách “không Covid”, ngày càng nhiều giáo viên nước ngoài tại các trường quốc tế muốn rời khỏi nước này. Tháng 5 vừa qua, Michael, giáo viên tại một trường quốc tế ở thành phố Thượng Hải, đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và rời Trung Quốc. “Mọi chuyện đã lên đến đỉnh điểm. Lợi ích kinh tế không thể bù đắp được sự mất tự do”, Michael cho biết.
Michael là một trong số hàng trăm giáo viên tại các trường quốc tế đang rời khỏi Trung Quốc vì các chính sách kiểm soát dịch nghiêm ngặt; từ đó, đẩy các trường quốc tế vào tình thế nguy hiểm. Chưa kể, số lượng học sinh tại các trường cũng sụt giảm vì nhiều phụ huynh cho con du học nhằm thoát khỏi sự kìm hãm trong nước.
Xu hướng ảm đạm tại Trung Quốc được cho là cơ hội để “du học tại chỗ” nở rộ tại Nhật Bản. Ban đầu, các trường quốc tế tại Nhật Bản được thành lập cho học sinh các nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, để các em không phải rời gia đình quá xa.
Hơn nữa, học sinh không phải lo lắng khác biệt văn hóa, khí hậu, địa chính trị hay các vấn đề phân biệt chủng tộc. Nhưng các trường quốc tế đang dần thu hút phụ huynh Nhật Bản.
Khác với các trường phổ thông công lập Nhật Bản thường tựu trường vào tháng 3 hàng năm, tháng 8 vừa qua, Học viện Harrow, Anh, cơ sở tại “xứ Phù Tang” mới chính thức khai giảng.
Cơ sở này được thành lập từ năm 2018 với học phí trung bình hàng năm là 8,5 triệu yên. Học viện Harrow, Anh, nổi tiếng là một trong những cái nôi đào tạo các gia đình hoàng gia thế giới.
Ngôi trường nằm tại thị trấn Appi, tỉnh Iwate – nơi sở hữu những khu trượt tuyết nổi tiếng hàng đầu Nhật Bản. Bên cạnh chương trình học tập quốc tế, học sinh nhà trường được tham gia các lớp học trượt tuyết, golf và phục vụ ba bữa ăn mỗi ngày. Năm học 2022 – 2023, nhà trường đón 180 tân học sinh.
Tại Nhật Bản, số lượng trường quốc tế sử dụng chương trình học bằng tiếng Anh đang tăng lên hàng năm. Là chi nhánh của các cơ sở giáo dục phổ thông hàng đầu thế giới như Học viện Harrow, Trường Rugby, Trường Malvern (Anh), các trường quốc tế Nhật Bản đang tìm cách thu hút con cái đến từ gia đình giàu có châu Á, đặc biệt từ Trung Quốc.
Với học phí hàng năm có thể lên tới 9,3 triệu yên (khoảng 1,5 tỷ đồng), các trường quốc tế sở hữu khuôn viên xanh tươi, yên tĩnh, cách biệt với thế giới bên ngoài. Chương trình giảng dạy quốc tế với các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa phong phú.
Nhìn chung, bí quyết thành công của mô hình “du học tại chỗ” không chỉ nằm ở việc phát triển kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, mà còn kết hợp nhiều phương pháp, triết lý giáo dục vào giảng dạy như giáo dục Montessori, Reggio Emilia, giáo dục nhiều lứa tuổi… trong một môi trường học tập. Từ đó, học sinh có thể trải nghiệm đa dạng phương pháp và văn hóa khác nhau.
Nữ sinh Quảng Trị chia sẻ kinh nghiệm xây dựng dự án cộng đồng
Việt Anh sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình trước vấn đề xây dựng dự án cộng đồng đối với học sinh ở tỉnh lẻ.
Nữ sinh Lê Thị Việt Anh
"Học sinh tỉnh lẻ không biết tham gia hoạt động ngoại khóa gì?", "Có dự án cộng đồng nào phù hợp với học sinh các tỉnh không", "Muốn lập CLB/dự án riêng nhưng không biết bắt đầu từ đâu"... là những thắc mắc của nhiều học sinh đến từ các tỉnh nhỏ, cách xa trung tâm thành phố lớn.
Bên cạnh đó, học sinh còn băn khoăn, mất phương hướng khi mỗi ngày có hàng trăm dự án cùng những CLB ra đời. Rất khó để kiểm tra, đánh giá được chất lượng, giá trị mang đến cho cộng đồng. Không ít các tổ chức, CLB kém chất lượng, uy tín thấp gây ra hàng loạt vấn đề: Mâu thuẫn giữa các thành viên, ban điều hành trục trặc, người thành lập không làm tròn trách nhiệm...
Chính vì vậy, nhiều học sinh có ý định "làm đẹp" hồ sơ để đi du học hay để tăng kỹ năng mềm đã quyết định xây dựng dự án cộng đồng riêng. Tuy nhiên, đa số các bạn đều gặp vướng mắc bởi chưa có kinh nghiệm thực hiện hoạt động ngoại khóa. Vậy học sinh ở các tỉnh lẻ - nơi ít cơ hội tiếp cận các dự án, các workshop phát triển kỹ năng phải làm cách nào? Hãy nghe em Lê Thị Việt Anh, học sinh lớp 12 trường THPT thị xã Quảng Trị chia sẻ phương thức xây dựng dự án cộng đồng.
Hiện Việt Anh là nhà sáng lập tổ chức VANG - dự án phi lợi nhuận cung cấp cơ hội hoạt động ngoại khóa và đồng hành cùng học sinh Việt Nam trong việc phát triển kỹ năng lãnh đạo. Dự án đã thu hút hơn 1.300 lượt nộp đơn trở thành thành viên sau 2 năm hoạt động. Mỗi sự kiện trung bình khoảng 400 - 500 học sinh đăng ký tham gia. Fanpage Facebook thu hút hơn 14.000 lượt theo dõi. Ngoài ra, Việt Anh còn là nhà đồng sáng lập của Tiệm tạp hóa kỹ năng du học với hơn 14.000 thành viên.
Nữ sinh lớp 12 cho biết, để xây dựng một dự án cộng đồng mang lại nhiều giá trị tích cực là điều không hề dễ dàng. Việt Anh cùng các thành viên khác gặp nhiều khó khăn khi ở tỉnh lẻ bởi cơ hội tiếp cận nhà tài trợ, KOL/Influencer (người có ảnh hưởng) gặp hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều thời điểm do việc học tập bận rộn cùng với những thách thức gặp phải khiến Việt Anh muốn bỏ cuộc. Điều này khiến dự án hoạt động chậm lại. Nhưng sau đó, bằng động lực và quyết tâm, em đã điều hành thành công, không chỉ mang lại cơ hội cho bản thân mà còn cho nhiều bạn học sinh khác.
01. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, BTC VÀ ĐIỀU HÀNH
Trước khi thành lập một tổ chức, Việt Anh chú trọng tìm người đồng hành, cùng chung định hướng và phong cách làm việc rất quan trọng. Điều này nhằm tránh trường hợp có thành viên rời bỏ giữa chừng vì trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi việc xảy ra tranh cãi.
Ngoài ra, tìm các mảnh ghép đa sắc sẽ giúp tổ chức trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Khi làm viêc, có thành viên hướng ngoại nên khá năng động, cởi mở trong giao tiếp và giúp khuấy động phong trào. Nhưng cũng có thành viên hướng nội, là người trầm tính, điềm đạm, luôn bình tĩnh giải quyết sự cố hay phân tích vấn đề một cách sâu sắc.
Để kiểm soát chất lượng công việc cũng như đánh giá thành viên một cách công tâm nhất, các tổ chức nên có nội quy, bảng tính điểm, bảng đánh giá bản thân và báo cáo tiến độ hàng tháng. Điều này giúp ban điều hành nắm được cụ thể công việc của từng thành viên.
Khi xây dựng dự án cộng đồng, các bạn học sinh nói chung và học sinh ở tỉnh lẻ nói riêng cần chú trọng đến những vấn đề sau:
02. VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG
Trong quá trình diễn ra sự kiện, công tác truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có nhiều dự án tập trung chạy seeding và thậm chí là seeding vô tội vạ. Theo kinh nghiệm cũng như quan điểm của nữ sinh, seeding thôi là chưa đủ mà cần áp dụng những cách sau đây:
- Mời KOL/Influencer (người có ảnh hưởng) để đăng bài, đăng thông tin về sự kiện/dự án.
- Xin hỗ trợ truyền thông từ các CLB/dự án uy tín như: YBOX, Tiệm tạp hóa kỹ năng du học... Tuy nhiên, bạn không nên xin hỗ trợ vô tội vạ, tràn lan. Hãy xác định đúng đối tượng hướng đến để gửi thư mời. Chẳng hạn tổ chức Việt Anh sáng lập hướng đến phát triển kỹ năng mềm cho học sinh tỉnh lẻ nên sẽ xin hỗ trợ truyền thông ở các page confession (trang thông tin riêng), CLB thuộc các trường thay vì các dự án online.
- Đăng thông tin vào các group (hội nhóm) học sinh bằng cách viết bài chia sẻ nội dung hữu ích và cuối bài thêm thông tin của sự kiện/dự án.
Việt Anh đang là nhà sáng lập tổ chức VANG - 1 dự án phi lợi nhuận
03. VẤN ĐỀ ĐỐI NGOẠI
- Bảo trợ pháp lý: Các bạn có thể xin phía đoàn đội địa phương, hoặc các tổ chức uy tín như CSDS, VEO... và các doanh nghiệp: MiYork Education, Student Life Care, VSPACE...
- Kinh phí hoạt động: Việt Anh cùng các thành viên thuộc dự án thường có kinh phí thông qua 3 hình thức. Đầu tiên, nữ sinh xin tài trợ ở các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp như: Student Life Care, VSPACE, DOL Đình Lực, IELTS Tutor và các doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra, các bạn có thể tận dụng mối quan hệ gia đình của các thành viên trong dự án để gây quỹ. Thứ hai, Việt Anh cùng các thành viên gây quỹ cộng đồng. Cuối cùngg, dự án sẽ tổ chức bán một số mặt hàng như đồ ăn, đồ dùng học tập, phụ kiện... để gây quỹ.
04. VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH SỰ KIỆN
Tùy vào tính chất, quy mô của sự kiện mà các bạn lập kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, sự kiện cơ bản gồm những việc sau: Lên kế hoạch tổng quan - master plan, kế hoạch truyền thông, dự trù kinh phí, xin tài trợ và mời khách mời phù hợp. Đối với việc lập kế hoạch, bạn cần chia theo giai đoạn, vai trò và deadline (thời hạn) cũng như KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả công việc) cho từng thành viên.
Phụ huynh Trung Quốc đổ xô cho con học ở Malaysia, Thái Lan, vì sao? Học phí rẻ hơn, có các trường đại học phương Tây danh tiếng liên kết với trường quốc tế trong khu vực... là những yếu tố thu hút phụ huynh Trung Quốc. Học sinh Trung Quốc trong lớp học - Ảnh: XINHUA Hiện nay, nhiều gia đình trung lưu ở Trung Quốc đã chuyển ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội giáo...