Nhà giàu Trung Quốc trở lại thời đưa con đi nước ngoài
Đại dịch khiến nhiều phụ huynh Trung Quốc phải hoãn kế hoạch đưa con đi du học nước ngoài. Tuy nhiên, việc này bắt đầu thay đổi khi thế giới mở cửa trở lại.
Ngày càng nhiều những gia đình Trung Quốc giàu có bớt đi nỗi lo đại dịch Covid-19 mà tiếp tục lên kế hoạch gửi con ra nước ngoài học tập. Tương tự nhiều người bạn của mình, Annie Fang (Quảng Châu, Trung Quốc) quyết tâm cho con trai – đang theo học năm nhất ở một trường trung học quốc tế tại Quảng Châu – du học.
“Lớp học của con trai tôi có khoảng 20 học sinh và hơn 1/4 lớp sẽ đến Mỹ hoặc Canada để học trung học trong năm nay. Dù khó khăn đến đâu, chúng tôi vẫn sẽ mở đường cho con đi học để có nhiều cơ hội tốt hơn trong tương lai”, Annie Fang nói với tờ South China Morning Post.
Đại dịch khiến nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc phải hoãn kế hoạch du học của con. Nhưng khi các nước phương Tây dần mở cửa trở lại, giấc mơ du học từ những gia đình nhà giàu Trung Quốc lại sống lại.
Ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc cho con đi du học. Ảnh: South China Morning Post.
Bắc Kinh vẫn đóng cửa
Chính sách Zero Covid-19 vẫn được áp dụng ở Trung Quốc, và nước này vẫn chưa từ bỏ quy định kiểm soát biên giới chặt chẽ bậc nhất thế giới. Hàng triệu người Trung Quốc tránh đi du lịch vì các mối lo ngại về sức khỏe, những đợt lockdown đột ngột tại các thành phố lớn dẫn đến việc mắc kẹt lâu dài…
Tuy nhiên, ở chiều hướng ra, điều này đang thay đổi. Khoảng 36,75% các gia đình giàu có tại Trung Quốc có con cái học các chương trình giáo dục quốc tế cho biết họ sẽ đưa con ra nước ngoài ở độ tuổi học trung học hoặc thấp hơn. Khảo sát được Babazhenbang công bố vào tháng 8 với dữ liệu của hơn 400 trường đang chuẩn bị cho học sinh Trung Quốc đi du học. Con số thống kê năm ngoái trong cùng khảo sát là 15,7% phụ huynh được hỏi.
Khoảng 96% phụ huynh quyết định sẽ cho con học ở nước ngoài vào một giai đoạn nào đó, có thể là giáo dục tiểu học hoặc đại học. Các phụ huynh nói học ở nước ngoài đem lại cho con tầm nhìn quốc tế, những nguồn lực tốt hơn và nhiều lựa chọn nghề nghiệp chắc chắn hơn.
Video đang HOT
Năm 2020, khoảng 81% những cha mẹ tham gia khảo sát đã hoãn kế hoạch du học của con vì các lý do hàng đầu như đại dịch và nguy cơ bị phân biệt đối xử do căng thẳng chính trị.
Cuộc khảo sát phỏng vấn 600 gia đình, 67% trong số đó là những người sinh sống ở các thành phố lớn nhất và 63,71% các gia đình có thu nhập hơn 500.000 nhân dân tệ/năm (78.872 USD/năm). Các gia đình có thu nhập ít nhất 1 triệu nhân dân tệ/năm chiếm khoảng 32,35%.
Mỹ và Anh luôn là những nơi du học hàng đầu của học sinh Trung Quốc. Tuy nhiên, theo khảo sát, năm nay mức quan tâm đối với cả hai nước này đều sụt giảm so với năm ngoái. Ở khía cạnh khác, các quốc gia có mối quan hệ thân thiết và ổn định với Trung Quốc như Singapore và Đức đang được nhắm đến. Hong Kong, đặc khu hành chính của Trung Quốc, cũng là một lựa chọn giáo dục được nhiều phụ huynh đại lục quan tâm.
Trong số các phụ huynh bỏ kế hoạch cho con đi du học, 61,5% cha mẹ cho hay họ đang gặp khó khăn trong việc xin visa, chi trả vé máy bay. Việc giảm thu nhập của gia đình là lý do chính của 28% phụ huynh bỏ ý định cho con học ở nước ngoài. Bên cạnh đó, 36% cha mẹ đưa ra lý do rằng họ không còn yêu thích các nước phương Tây.
American Dream, bộ phim Trung Quốc mang màu sắc tinh thần dân tộc nói về giấc mơ đi du học của một nhóm sinh viên Trung Quốc. Ảnh: American Dream.
Lo sợ phong tỏa kiểu Thượng Hải
Ivan Zhang, nhà tư vấn giáo dục tại Thâm Quyến, Trung Quốc nói cuộc khảo sát đã cho thấy sự thay đổi quan điểm của nhiều phụ huynh Trung Quốc. Ông nói thêm kể từ mùa thu năm ngoái, số lượng học sinh ở độ tuổi nhỏ hơn đi du học gia tăng rõ rệt.
Việc Thượng Hải đóng cửa chống dịch khiến nhiều người hơn muốn rời khỏi Trung Quốc. Ivan Zhang lấy ví dụ về một tỷ lệ lớn phụ huynh mong muốn đồng hành cùng con trong thời gian học ở Canada và đồng thời họ bắt đầu các chương trình định cư.
Richard Shen, người có gia đình sở hữu một số bất động sản ở Thượng Hải, cho rằng chính sách chống dịch của chính phủ ảnh hưởng rất lớn đến người dân và đã thay đổi kỳ vọng của ông đối với nền kinh tế và xã hội nói chung.
“Ngoài ra, du lịch quốc tế trở nên cởi mở hơn, vì vậy mọi người không còn quá lo lắng như năm ngoái. Tôi không bao giờ nghĩ đến việc định cư cho đến mùa hè này, tôi phải cố gắng nhất có thể để các thế hệ tiếp theo có thể làm việc và sống ở nước ngoài”, Richard Shen nói.
Giáo viên Trung Quốc phải làm việc quá sức
Một cuộc khảo sát gần đây ở Trung Quốc cho thấy, kỳ vọng của phụ huynh với quá trình học tập của con cái vẫn ở mức cao, bất chấp lệnh cấm gia sư vì lợi nhuận.
Trong khi đó, giáo viên phải làm việc nhiều hơn nhưng không phải ai cũng nhận được thù lao tương xứng.
Trung Quốc tuyên bố mong muốn giảm bớt áp lực cho học sinh và phụ huynh. Ảnh: Supchina
Ảnh hưởng bởi cải cách giáo dục
Các cơ quan quản lý giáo dục của Trung Quốc đã công khai tuyên bố mong muốn giảm bớt áp lực cho học sinh và phụ huynh, mà họ gọi là "chính sách giảm hai lần". Quốc gia này đã cấm dạy thêm vì lợi nhuận trong các môn học của trường vào mùa hè năm ngoái, và không lâu sau đó bắt đầu triển khai chương trình giáo dục bổ sung do chính phủ tài trợ. Nhưng những thay đổi chính sách sâu rộng này đã dẫn đến việc giáo viên phải làm việc nhiều hơn và không thực sự làm giảm kỳ vọng mà phụ huynh dành cho con cái của họ.
Một cuộc khảo sát trên toàn quốc, do Viện Giáo dục và Phát triển Xã hội Trung Quốc mới công bố, đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm của công chúng đối với sáng kiến này và tác động của nó đối với giáo dục Trung Quốc.
Sau khi thăm dò ý kiến của 230 nghìn giáo viên và hơn 1 triệu phụ huynh trên 31 tỉnh, kết quả là mặc dù 90% người được hỏi ủng hộ các thay đổi chính sách, nhưng vẫn còn một bộ phận cho rằng vẫn "khó khăn và thách thức".
Tuy nhiên, vẫn có những thông tin tốt lành cho học sinh ở Trung Quốc khi gần 70% phụ huynh tham gia cuộc khảo sát cho biết, chất lượng giấc ngủ của các con ở độ tuổi đi học đã được cải thiện. Cuộc khảo sát cho thấy học sinh tiểu học ngủ trung bình 9,3 giờ/ngày, nhiều hơn học sinh trung học gần một giờ. Khoảng 83% học sinh được khảo sát cho biết họ đã không tham gia bất kỳ lớp ngoại khóa nào ngoài khuôn viên trường kể từ khi có chính sách quản lý chặt các cơ sở giáo dục bồi dưỡng kiến thức tư nhân.
Cuộc đại tu giáo dục của Trung Quốc đạt được một phần mục tiêu là khiến học sinh làm việc, học tập ít hơn và ngủ nhiều hơn. Ảnh: Englishfirst
"Giảm hai lần" đối với giáo viên
Vì các trường học được yêu cầu giảm bớt bài tập về nhà, khoảng 82% học sinh cho biết họ có thể hoàn thành phần lớn bài tập ở trường. Nhưng điều đó không có nghĩa là giáo viên đang dạy học ít hơn. Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại.
Theo khảo sát, 74% giáo viên cho biết họ phải dành nhiều thời gian để thiết kế giáo án "chất lượng cao" hấp dẫn và hiệu quả cho học sinh hơn trước. 47% đã phải dạy ở trong lớp học hơn 40 giờ một tuần, chưa kể thời gian soạn giáo án. Trong khi, 60% giáo viên phàn nàn khi có thêm quá nhiều công việc ngoài giờ học bình thường. Hơn 70% giáo viên phải thực hiện "nhiệm vụ không liên quan đến giảng dạy". Điều này đã chiếm quá nhiều năng lượng, nhưng họ không nói rõ muốn được cải thiện vấn đề này như thế nào.
Khi nói đến tác động của chính sách "giảm hai lần" đối với giáo viên Trung Quốc, kết quả của cuộc khảo sát không nằm ngoài dự đoán. Sau khi loại bỏ các công ty dạy thêm tư nhân, gánh nặng chăm sóc trẻ sau giờ học và học ngoại khóa đương nhiên đổ lên vai phụ huynh và nhà trường.
74% giáo viên cho biết họ phải dành nhiều thời gian hơn để thiết kế bài giảng "chất lượng cao" hấp dẫn và hiệu quả cho học sinh. Ảnh: Igniterecruitmentcn
Tại các thành phố như Thượng Hải và Bắc Kinh, các chương trình do chính phủ tài trợ đã được thành lập để lấp đầy khoảng trống trong thời gian học sinh ở trường. Trên các nền tảng dạy kèm trực tuyến do các cơ quan giáo dục địa phương xây dựng, học sinh được giáo viên tại trường cấp quyền truy cập vào dịch vụ dạy kèm miễn phí và các video quay trước của các lớp học.
Mặc dù sự tham gia không phải là bắt buộc đối với giáo viên, nhưng những người tham gia nền tảng được hứa hẹn sẽ có lợi ích tài chính và triển vọng thăng tiến tốt hơn dựa trên kết quả hoạt động của họ. Ví dụ, ở Bắc Kinh, giáo viên được thông báo, họ có thể kiếm được khoản thù lao lên tới 50 nghìn tệ (khoảng 173 triệu đồng) mỗi học kỳ cho việc dạy kèm trên các nền tảng đó.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát đã phát hiện ra, phần thưởng tài chính không thành hiện thực đối với tất cả giáo viên. Khoảng 12,7% trường học cho biết, họ không nhận được tài trợ để chi trả hợp lý cho công việc của giáo viên trong các chương trình sau giờ học chính khóa. Gần 20% giáo viên cho biết, họ chưa nhận được tiền bồi dưỡng cho việc giảng dạy trên các nền tảng do ngành giáo dục phát động.
Cuối cùng, nhiều phụ huynh cho rằng, cuộc cải cách của ngành giáo dục mới đạt được mục tiêu một phần, đó là khiến học sinh ít phải học, làm việc hơn và ngủ nhiều hơn. Nó dường như đã không thay đổi cơ bản bản chất cạnh tranh của hệ thống giáo dục Trung Quốc và loại bỏ sự lo lắng của phụ huynh về cường độ học tập của con cái họ. Hơn một nửa số học sinh cho rằng, "kỳ vọng của gia đình" là nguyên nhân chính khiến các em căng thẳng. Thực tế là, hơn 90% phụ huynh cho biết, họ muốn con mình được vào học đại học. Khoảng 30% phụ huynh phản đối mạnh mẽ các chương trình đào tạo nghề nghiệp, mặc dù Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện hệ thống trường này để thu hút người học.
20% dân số Estonia sở hữu bằng thạc sĩ Dữ liệu điều tra dân số năm 2021 tại quốc gia Bắc Âu, Estonia, cho thấy, cứ 5 người dân thì một người có bằng thạc sĩ. Học sinh tiểu học tại Estonia. Tỷ lệ người dân Estonia có trình độ học vấn cao đã tăng đáng kể. Cụ thể, ở nhóm tuổi 25 - 64, 21,4% người dân có bằng thạc sĩ;...